Cập nhật:  GMT+7

Đakrông thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nghèo

Những năm qua, huyện Đakrông đã phát huy hiệu quả nguồn lực từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững hỗ trợ người dân nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo.

Đakrông thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nghèo

Mô hình trồng đậu xanh cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông -Ảnh: L.M

Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông Nguyễn Đăng Sơn cho biết: Trong giai đoạn 2021 - 2024, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn huyện duy trì mức giảm trên 5%/năm, đạt mục tiêu quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, năm 2021, Đakrông có 5.713 hộ nghèo, chiếm 49,40% (theo chuẩn nghèo mới); năm 2022, số hộ nghèo giảm xuống còn 5.175 hộ, chiếm 43,69%, giảm 5,71% so với cuối năm 2021; năm 2023 số hộ nghèo giảm còn 4.602 hộ, chiếm 38,04%, giảm 5,65% so với năm 2022. Đạt kết quả trên là nhờ địa phương đã phát huy hiệu quả các nguồn lực của Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững.

Trong đó, từ nguồn lực đầu tư, địa phương đã hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp 8 mô hình với 136 hộ tham gia, bao gồm: 7 mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm với 119 hộ tham gia, 1 mô hình trồng trọt với 17 hộ tham gia. Bước đầu các mô hình đã phát huy hiệu quả như: mô hình nuôi bò sinh sản, mô hình nuôi lợn, mô hình trồng rừng... Các mô hình này đang từng bước được nhân rộng.

Cùng với đó, huyện đã tiến hành đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động. Trong giai đoạn 2021 - 2024, đã tổ chức đào tạo nghề cho 1.464 lao động nông thôn, trong đó đào tạo nghề nông nghiệp 1.073 lao động, đào tạo nghề phi nông nghiệp 391 lao động. Dự kiến tỉ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn nghề đến cuối năm 2024 là 79%; tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề có bằng cấp, chứng chỉ đạt 37%. Tạo việc làm mới cho 4.321 lao động, trong đó, tham gia xuất khẩu lao động 211 người, tự đi lao động tại Lào 12 người.

Chính sách tín dụng ưu đãi đã tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng nhà ở, cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững. Trong giai đoạn 2021 - 2024, tổng dư nợ cho vay 481,868 tỉ đồng, với 10.020 hộ được vay vốn theo 17 chương trình tín dụng cho vay. Đáng chú ý là dư nợ cho vay giải quyết việc làm gần 63 tỉ đồng; cho vay xuất khẩu lao động 5,5 tỉ đồng; 2.642 hộ vay 129,860 tỉ đồng phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Các chính sách hỗ trợ đời sống, y tế, giáo dục cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng được thực hiện triệt để, góp phần giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên. Toàn huyện có 1.595 hộ được hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở với kinh phí 61,1 tỉ đồng; 65.439 lượt hộ hộ nghèo, hộ chính sách được hỗ trợ tiền điện, với kinh phí hơn 10,5 tỉ đồng; 103.788 đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân sinh sống vùng đặc biệt khó khăn được cấp thẻ BHYT.

Lĩnh vực hỗ trợ giáo dục, có 32.390 học sinh được hỗ trợ miễn giảm học phí 100%, 8.735 học sinh được giảm 70% học phí, 238 học sinh được giảm 50% , 85.432 học sinh được hỗ trợ chi phí học tập. Chính sách hỗ trợ học sinh, trường ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP có 16.109 lượt học sinh được hỗ trợ gạo; 17.641 lượt học sinh được hỗ trợ tiền ăn; 14.464 lượt học sinh được hỗ trợ tiền nhà ở.

Chủ tịch UBND xã Hướng Hiệp Hồ Văn Sinh cho biết, bằng nhiều nguồn lực, trên địa bàn được đầu tư khá đồng bộ về hạ tầng giao thông, thủy lợi nhằm phục vụ nhu cầu đi lại và phát triển sản xuất cho người dân. Bên cạnh đó, Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững đã đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, xây dựng các mô hình sản xuất giúp người dân dần thay đổi tập quán canh tác, biết lựa chọn mô hình hiệu quả trong nông nghiệp. Đặc biệt, chương trình tín dụng ưu đãi được xem là bệ đỡ cho người dân. Toàn xã hiện nay dư nợ vay vốn phát triển sản xuất là 70 tỉ đồng, đã góp phần nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, trồng rừng, trồng sắn và chăn nuôi nhốt gia súc đang là thế mạnh của địa phương, giúp người dân thoát nghèo bền vững. Năm 2024, toàn xã đã phát triển được 1.000 ha rừng trồng, giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng trên 70 triệu đồng/ ha với chu kỳ 5 - 6 năm; 500 ha sắn với giá trị từ 15 - 20 triệu đồng/ha. Ngoài ra, các mô hình nuôi nhốt dê, bò, lợn cũng ngày càng được người dân lựa chọn vì hiệu quả kinh tế cao. Đến cuối năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo trên địa là 43%, giảm 5% so với cuối năm 2022.

Đánh giá về hiệu quả của công tác giảm nghèo bền vững, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông Nguyễn Đăng Sơn cho biết, Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững đã góp phần lớn vào việc cải thiện đời sống và sản xuất; hạ tầng được tăng cường, hệ thống trường lớp dần được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, học sinh vùng sâu, vùng xa có điều kiện được tham gia học tập nâng cao dân trí. Chương trình được chính quyền và Nhân dân địa phương tích cực hưởng ứng trong triển khai thực hiện. Đặc biệt, chủ thể của chương trình là các hộ nghèo, hộ cận nghèo sẵn sàng tham gia thực hiện các dự án, tích cực nhân rộng các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, nỗ lực nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Lê Minh

Tin liên quan:
  • Đakrông thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nghèo
    Tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo

    Những năm qua, Đakrông huy động cả hệ thống chính trị tập trung đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo thông qua các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, nhiều người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện sống tốt hơn, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.

  • Đakrông thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nghèo
    Hiệu quả sau 2 năm thực hiện mô hình “3 quản” ở Đakrông

    Ngày 31/3/2020, UBND huyện Đakrông ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND về xây dựng mô hình “3 quản” đối với người sử dụng, có nguy cơ sử dụng trái phép các chất ma túy trên địa bàn huyện. Sau 2 năm triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước kéo giảm số đối tượng liên quan đến ma túy, đồng thời kiềm chế và đẩy lùi tệ nạn ma túy trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã, thị trấn lành mạnh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.


Lê Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cán bộ hội nhiều năm liền sản xuất giỏi

Cán bộ hội nhiều năm liền sản xuất giỏi
2024-10-29 05:10:00

QTO - Với quan niệm là đảng viên, cán bộ hội thì phải năng nổ đi đầu trong mọi việc, anh Hồ Văn Vỹ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hướng Sơn, huyện Hướng...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long