
{title}
{publish}
{head}
QTO - Bản tin dự báo thời tiết trong những ngày sắp tới, các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm, rét hại và có khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết ở một số địa phương. Thông tin đó khiến nhiều bạn trẻ hào hứng lên kế hoạch cho một chuyến du lịch ngắm tuyết. Sự hào hứng đó không có gì lạ khi đợt tuyết rơi vừa qua tại Sa Pa đã đem đến cho nhiều người, đặc biệt là giới trẻ những trải nghiệm khó quên. Cũng sẽ không có điều gì để tranh cãi nếu như ai cũng nhìn hiện tượng này theo một hướng tích cực.
Vậy nhưng, trước sự hào hứng của nhiều bạn trẻ, một số người lại chê trách, cho rằng những người đó chỉ vì sở thích cá nhân mà quên đi sự khó khăn của người dân là ích kỷ, hẹp hòi. Không thể phủ nhận rằng khi đọc những dòng chia sẻ như: “Những người ở xa chỉ mong lạnh để ngắm tuyết rơi mà không biết rằng thời tiết như vậy, các em bé ở các địa phương đó không có áo ấm để mặc, người dân khốn đốn vì hoa màu thất thu, trâu bò chết...", hay "Làm ơn đừng ai mong có tuyết nữa. Tuyết rơi là thảm cảnh ở nhiều bản làng. Người dân vất vả quanh năm rồi. Hãy để họ có Tết được ấm cúng đi”..., ai cũng chạnh lòng khi nghĩ đến người nông dân phải gồng mình trong băng tuyết và giá lạnh để mưu sinh, để duy trì các hoạt động sản xuất. Bởi lẽ, đợt rét đậm, rét hại, băng tuyết vừa qua tại một số tỉnh miền núi phía Bắc đã làm hàng trăm gia súc chết rét, nhiều diện tích rau, hoa màu héo úa, hư hỏng. Thiệt hại và ảnh hưởng sẽ còn tiếp diễn lâu dài khiến cuộc sống của người dân ở các địa phương đó thực sự khó khăn, vất vả. Chia sẻ với nỗi vất vả đó của bà con không có gì sai. Nhưng ở một khía cạnh khác, việc chỉ trích giới trẻ vì sở thích của bản thân mà vô cảm với nỗi cực khổ của người dân thì không hoàn toàn đúng.
Ở Việt Nam, tuyết rơi là một hiện tượng hiếm gặp. Việc ao ước một lần trong đời được ngắm tuyết rơi, với nhiều bạn trẻ vốn sinh ra ở những vùng miền có khí hậu quanh năm nóng không có gì khó hiểu, vì vậy cũng không đáng chê trách, cho rằng họ hứng khởi và chờ đợi tuyết rơi là vô tâm và ích kỷ. Việc rủ nhau đi phượt “săn” tuyết đã xuất hiện cách đây khoảng 10 năm, rộ lên nhất là bắt đầu từ năm 2015. Năm nay, tuyết rơi nhiều và kéo dài ở nhiều nơi trên các tỉnh miền núi phía Bắc như Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai), đèo Ô Quý Hồ (Lai Châu), Mèo Vạc (Hà Giang)… nên nhiều người rủ nhau đi du lịch cũng không phải là một trào lưu mới. Chúng ta thử đặt câu hỏi rằng, nếu nhiều người không ao ước, nếu khách du lịch không đổ về ngắm tuyết ở một số tỉnh phía Bắc thì liệu tuyết có ngừng rơi? Đặc điểm của băng tuyết ở miền núi phía Bắc nước ta không quá dày, nên đã biến cảnh vật ở những nơi nó xuất hiện trở thành bức tranh thiên nhiên hết sức lãng mạn, nên thơ. Vì thế, việc xuất hiện băng tuyết tại những địa điểm trên đã thu hút một lượng du khách lớn đến trải nghiệm. Khái niệm du lịch trải nghiệm thời tiết được nhắc nhiều trong những ngày này.
Lấy ví dụ ở Sa Pa, đây vốn là một địa điểm du lịch nổi tiếng của cả nước nhưng vào mùa đông thường vắng khách vì thời tiết giá lạnh. Vậy mà thời điểm có tuyết rơi, du khách cả nước đổ về Sa Pa, lượng phòng nghỉ tại khách sạn, nhà trọ luôn trong tình trạng quá tải. Chỉ sau một đêm, phố xá tấp nập hơn rất nhiều. Khách đông, người dân bán hàng chạy, kiếm được thêm tiền. Đây là một trong những cơ hội giúp Sa Pa thu hút khách du lịch. Vì vậy, nếu biết phát huy được lợi thế cực đoan của thời tiết thì hoàn toàn có thể biến yếu tố cực đoan đó thành cơ hội để phát du lịch, từ đó góp phần giúp người dân vơi bớt khó khăn do thiệt hại về chăn nuôi, trồng trọt bởi yếu tố thời tiết. Nếu được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản, vừa bảo đảm an toàn cho người đi du lịch, vừa dùng nguồn thu từ du lịch góp vào quỹ an sinh xã hội hay hỗ trợ thiết thực cho những người dân bị thiệt hại sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, giảm thiểu thiệt hại đồng thời xóa được định kiến trong dư luận.
Thời tiết ngày một diễn biến cực đoan nhưng dẫu có khắc nghiệt thế nào thì con người cũng cần thích nghi để tồn tại. Tuyết dẫu có rơi, thời tiết dẫu có lạnh bao nhiêu chăng nữa, con người vẫn có thể sưởi ấm lòng nhau bằng những việc làm có ý nghĩa. Nếu muốn chia sẻ yêu thương, chúng ta có thể gom những chiếc áo ấm cho người vùng cao trong tiết trời rét buốt; xa hơn có thể nghiên cứu một hệ thống nông trại ấm áp để mùa đông thì nền nông nghiệp không bị thiệt hại nặng nề... Hay mỗi người có thể đóng góp những giải pháp thiết thực để chung tay vì sự phát triển bền vững trong đời sống của người dân những vùng, địa phương bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Và thật không khó để bắt gặp những hành động san sẻ yêu thương đó trong những ngày Tết cận kề này. Lòng chợt ấm hơn khi đọc được chia sẻ của một bạn trẻ: “Các bạn ơi, nhân chuyến đi tới Sa Pa, mọi người xem ai có quần áo không mặc tới gom tặng mọi người ở vùng này nhé. Vừa đi chơi, vừa giúp đỡ người khác sẽ ý nghĩa hơn”. Đồng quan điểm trên, một nhóm bạn ngắm tuyết khác cũng kêu gọi trên mạng xã hội và quyên góp hơn 400 phần quà cùng hàng trăm chiếc áo rét gửi đến bà con vùng cao trong chuyến du lịch của mình.
Thay vì đi trách móc, chúng ta có thể sưởi ấm lòng nhau bằng những việc làm tử tế như nhiều bạn trẻ đã và đang làm.
Hoài Nam
Hàng triệu người dân Mỹ đã trải qua đợt băng tuyết dữ dội vào ngày 25/12, với ít nhất 34 người thiệt mạng.
Các khu vực phía Bắc và Đông Bắc của Trung Quốc đã trải qua đợt lạnh kỷ lục kể từ tuần trước, với việc nhiệt độ ở một số nơi chạm -40 độ C, khi không khí lạnh ...
Khi cái rét cuối đông dần tan là lúc sắc xuân mang theo sự đủ đầy hiển hiện trên nhiều bản làng ở phía Tây Quảng Trị. Sự đổi thay mang theo khát vọng của người ...
(Chinhphu.vn) - Ngày 13/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có công điện số 39/CĐ-QG gửi các Bộ, ngành và Ban Chỉ huy ...
Cũng như nhiều cô bé, từ nhỏ, Nguyễn Thị Ánh Tuyết (sinh năm 2005), một người con Quảng Trị đang sống, học tập tại TP. Hồ Chí Minh từng ước mơ một lần được đội ...
Trong chiến tranh gian khổ và ác liệt, từ lòng địa đạo Vịnh Mốc (xã Vĩnh Thạch cũ), nay thuộc xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã có 17 đứa trẻ ...
Giữa những ngày rét buốt, sự có mặt của gia đình chị Phạm Thị Thanh Hằng (sinh năm 1971), trú tại TP. Hồ Chí Minh như một tia nắng ấm áp, sưởi ấm giáo viên, ...
Má hay nói nhà mình quy tụ cả ba miền về đây. Anh rể miền Bắc, chị dâu miền Trung, tụ về làm con của bà già Nam Bộ. Mấy bận giỗ quảy, lễ, Tết thì căn bếp của ...
QTO - Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống, đôi khi chỉ một hành động nhỏ bé, xuất phát từ trái tim nhân ái cũng đủ sức tạo nên những điều phi thường. Ở...
Giới chuyên môn nhận định, hành động của quốc gia về khắc phục ô nhiễm môi trường và quản lý chất lượng môi trường không khí nói chung và Chỉ thị 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ...
Tình trạng lừa đảo công nghệ ngày càng diễn biến phức tạp và gây thiệt hại cho người dân. Hiện có một số công cụ công nghệ trợ giúp việc cảnh báo, phát hiện sớm các nguy cơ lừa...
QTO - Từ đầu tháng 7/2025, hơn 1.500 cán bộ, công chức, viên chức từ Quảng Trị (cũ) chuyển ra trung tâm của tỉnh Quảng Trị mới để phục vụ công việc sau khi...
QTO - Tại hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến,...
Vội - Đó là nhận xét của nhiều du khách nước ngoài khi tham gia giao thông ở Việt Nam. Cứ ra đường là ai cũng muốn đi nhanh, vượt lên trước. Chính vì vậy mà tình hình giao...
QTO - Mấy chục năm trước, mỗi lần có công chuyện phải đi ô tô ra Hà Nội, nhiều người ngán nhất cảnh phải ngồi chờ xe qua phà Gianh. Quãng thời gian chờ đợi...
QTO - Chỉ còn đúng 20 ngày nữa là đến tết Nguyên đán Tân Sửu, cũng là một năm COVID-19 gieo rắc nỗi kinh hoàng lên đời sống kinh tế, xã hội toàn cầu. Việt...