Cập nhật: Thứ 2, 11/01/2021 | 05:01 GMT+7

Nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội

QTO - Giám sát, phản biện xã hội là một hoạt động cơ bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và các tổ chức chính trị - xã hội, có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ thể chế chính trị, góp phần vào thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đề ra giải pháp về phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, của Nhân dân, của báo chí trong giám sát, phản biện xã hội (GSPBXH), tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.

Thực hiện nhiệm vụ GSPBXH theo Quyết định 217, 218-QĐ/ TW của Bộ Chính trị, trong những năm qua, MTTQVN tỉnh Quảng Trị và các đoàn thể đã chủ động xây dựng, tổ chức kế hoạch GSPBXH của từng năm, từng bước đem lại hiệu quả xã hội tích cực. Chỉ tính riêng năm 2020, UBMT các cấp tỉnh Quảng Trị đã xây dựng kế hoạch và tổ chức 252 cuộc giám sát (cấp tỉnh 3 cuộc, cấp huyện 115 cuộc, cấp xã 134 cuộc), nội dung tập trung chủ yếu như giám sát tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân do đại dịch COVID-19; về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; việc thu chi ngân sách; công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng đầu tư xây dựng; thực hiện văn minh đô thị; chính sách người có công, người nghèo; việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở theo Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ; việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình…

UBMTTQVN tỉnh triển khai giám sát việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại 3 xã (UBND xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng; UBND xã Thanh An, huyện Cam Lộ và UBND thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong). Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức 2 cuộc giám sát tại Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh về nội dung quản lý nhà nước và lao động ở các khu công nghiệp và công tác thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2019 đến hết năm 2020. Hội Nông dân tỉnh phối hợp giám sát việc thực hiện Luật Đất đai năm 2013, quản lý, sử dụng đất trồng hằng năm tại 6 xã, phường và UBND các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh và thành phố Đông Hà. Hội LHPN tỉnh tổ chức giám sát việc thực hiện Luật Trẻ em tại xã Triệu Hòa (huyện Triệu Phong), xã Hải Trường (huyện Hải Lăng), xã Đakrông (huyện Đakrông); Hội Cựu chiến binh tỉnh triển khai giám sát việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 23/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 63/2017/ NQ-CP của Chính phủ. Tỉnh đoàn tổ chức giám sát đối với UBND huyện Đakrông trong việc triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên…

Cùng với công tác giám sát, công tác phản biện xã hội của MTTQ và các thành viên được triển khai, tham gia có trọng tâm, trọng điểm, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân. UBMT tỉnh tham gia ý kiến vào 6 dự thảo luật, 77 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch trên các lĩnh vực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của Nhân dân; tham gia thẩm định 10 đề án, dự án về chủ trương đầu tư phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh…

Trong các cuộc giám sát của UBMT các cấp trong năm qua, có thể thấy cuộc giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tại các huyện, thị xã, thành phố và một số xã phường (từ ngày 1/6- 16/6/2020) theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 15/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mang lại kết quả thiết thực. Qua đó, UBMT các địa phương đã quán triệt, xây dựng kế hoạch giám sát và phân công các thành viên trực tiếp giám sát việc thực hiện từ khâu lập danh sách cho đến chi trả hỗ trợ các đối tượng theo nội dung hướng dẫn. Đã tiến hành 134 cuộc giám sát và tổ chức 13 đoàn kiểm tra, giám sát tất cả các đối tượng đảm bảo thụ hưởng chính sách, được Nhân dân tin tưởng, đồng hành với chính quyền các cấp trong thực hiện chính sách hỗ trợ phòng chống dịch. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân tại các địa phương được triển khai thận trọng, đúng đối tượng, đảm bảo quy định, chưa có tình trạng khiếu nại, tố cáo xảy ra.

Nhìn chung, kết quả việc thực hiện GSPBXH đã phản ánh tâm tư, thái độ, nguyện vọng của Nhân dân về những chủ trương, đường lối của Đảng; về hành động, thái độ ứng xử của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị. Qua giám sát, phát hiện những sai sót, kiến nghị sửa đổi, khắc phục giúp chấn chỉnh thái độ làm việc, ý thức tuân thủ các quy định, hướng dẫn cũng như nâng cao thái độ, ý thức phục vụ người dân của đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời, người dân qua đó hiểu được quyền giám sát của mình nên chủ động đấu tranh với những hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, góp phần thực hiện dân chủ ở cơ sở cũng như chấn chỉnh thái độ, trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức. Thông qua hoạt động GSPBXH tạo ra sự tiếp xúc, đối thoại với cấp ủy, chính quyền, cá nhân người có trách nhiệm, thẩm quyền đã trực tiếp trả lời, tiếp thu và giải quyết những vấn đề liên quan đến từng tổ chức, đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân.

Bởi tác dụng rất lớn của công tác GSPBXH cho nên trong thời gian tới MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định 217, 218 QĐ/TW của Bộ Chính trị. Trong đó cần khắc phục những hạn chế như tình trạng nể nang, né tránh, hình thức trong GSPBXH…, từ đó nâng cao bản lĩnh dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dựa vào chính sách và pháp luật về công tác GSPBXH để thực hiện. MTTQ các cấp cần bảo đảm các điều kiện cho hoạt động GSPBXH thực sự đạt kết quả như mong muốn; tập trung vào các lĩnh vực có tác động, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của người dân; các chủ trương, dự án phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Mặt khác kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, những vướng mắc do cơ chế, chính sách, pháp luật để phán ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước. Quan tâm thực hiện các quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên. Phát huy vai trò của Mặt trận và sức mạnh của Nhân dân trong xây dựng Đảng, chính quyền; tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Phương Minh



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khi người đứng đầu tiếp tay cho sai phạm

Khi người đứng đầu tiếp tay cho sai phạm
10:05 tối qua

QTO - Chiến dịch đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được phát động đồng loạt...

Nghĩ từ việc “nấu cháo” cho bò ăn

Nghĩ từ việc “nấu cháo” cho bò ăn
22:15 08/01/2021

QTO - Những đợt mưa lũ lịch sử tháng 10 vừa qua làm thiệt hại rất lớn về người và tài sản của Nhân dân. Hầu hết trên tất cả các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng...

Thời tiết

27°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 26°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 25°C - 33°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long