Cập nhật: Thứ 2, 05/12/2016 | 06:24 GMT+7

Sử dụng nguồn hỗ trợ đền bù thiệt hại sự cố môi trường biển đúng mục đích

( QT) - Anh NGUYỄN XUÂN MẪU, thôn 6 (Triệu Lăng, Triệu Phong, Quảng Trị): TIẾP THÊM ĐỘNG LỰC VƯƠN KHƠI BÁM BIỂN

Cuộc sống gia đình tôi phụ thuộc hoàn toàn vào biển. Khó khăn chồng chất khó khăn đối với gia đình tôi khi sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra. Không thể vươn khơi bám biển nên vợ chồng tôi phải chạy vạy khắp nơi để vay mượn tiền lo toan sinh hoạt gia đình và việc học hành cho 4 con nhỏ. Ngày ngày đứng trước biển, tôi luôn hy vọng môi trường biển an toàn trở lại, cá, tôm, ghẹ… phát triển nhiều trở lại để sớm điều khiển con thuyền có công suất 10 CV ra khơi đánh bắt thật nhiều hải sản, ổn định cuộc sống. Khi biết tin gia đình thuộc diện được nhận tiền bồi thường, tôi chỉ mong sớm được nhận tiền để giải quyết những khó khăn trước mắt. Có tiền bồi thường hơn 64 triệu đồng, tôi tiến hành sửa chữa thuyền bị hư hỏng nhiều sau một thời gian không ra khơi, mua sắm thêm ngư lưới cụ; trả tiền vay mượn bà con làng xóm; mua sắm áo quần, dụng cụ học tập cho các con và tiếp tục mua thêm lợn, gà, vịt về phát triển chăn nuôi. Được sự động viên, hỗ trợ của các cấp chính quyền trong thời gian qua và con thuyền được tu sửa lại, ngư lưới cụ mua mới đầy đủ đã tiếp thêm động lực để gia đình tôi vươn khơi bám biển. Gia đình tôi đã sẵn sàng cho những chuyến đánh bắt hải sản. Khi thời tiết thuận lợi trong một vài ngày tới, gia đình đưa thuyền ra khơi đánh bắt hải sản. Mong muốn của gia đình tôi là các cấp, ngành tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và đưa ra kết luận chính xác, khoa học về độ an toàn của môi trường biển; về danh mục cụ thể những hải sản đạt độ an toàn để ngư dân tập trung đánh bắt từng loại hải sản; đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giúp người dân tin tưởng, sử dụng các loại hải sản được công bố là an toàn, qua đó, ổn định tâm lý, mạnh dạn sử dụng của người dân. Khi người tiêu dùng tin tưởng, sử dụng hải sản trở lại sẽ giúp ngư dân thêm vững vàng trong mỗi chuyến ra khơi. Ông NGUYỄN VĂN KHÔI, thôn Trung An (Hải Khê, Hải Lăng): CỦNG CỐ NIỀM TIN ĐỂ VƯỢT QUA KHÓ KHĂN
Sau sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra, cuộc sống gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân tôi không thể ra khơi đánh bắt hải sản. Vợ tôi làm nghề thu mua hải sản cũng bị ảnh hưởng theo. Khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 về định mức bồi thường thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển cho các tỉnh Bắc miền Trung, tôi rất vui mừng. Đảng, Nhà nước luôn sáng suốt, quyết tâm cao trong công tác chỉ đạo tìm ra nguyên nhân và triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả giúp người dân vùng biển. Số tiền bồi thường thiệt hại hơn 34 triệu đồng là một phần bù đắp so với nhiều thiệt hại do gia đình tôi không thể vươn khơi bám biển. Từ khi nhận số tiền này về, tôi đã dùng vào việc trả nợ vay mượn trước đó để lo toan cho cuộc sống gia đình lúc khó khăn, đồng thời tu sửa lại thuyền nan, sắm sửa ngư lưới cụ và đầu tư thêm vào phát triển chăn nuôi gà, lợn. Tôi mong muốn Đảng, Nhà nước và các cấp, ngành có thêm nhiều sự quan tâm, giúp đỡ để củng cố niềm tin vượt qua khó khăn, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân vùng biển. Tôi tin tưởng với sự đồng hành, quan tâm, hỗ trợ về nhiều mặt của Đảng, Nhà nước cùng sự nỗ lực của bản thân trong việc vươn khơi, bám biển và phát triển sinh kế, cuộc sống sẽ có nhiều đổi thay theo hướng tốt đẹp hơn. Anh HOÀNG VĂN NAM, thôn 8 (Triệu Vân, Triệu Phong): TUYÊN TRUYỀN ĐỂ NGƯỜI DÂN YÊN TÂM SỬ DỤNG HẢI SẢN
Số tiền bồi thường thiệt hại hơn 35 triệu đồng đã giúp cho gia đình tôi giải quyết được một số khó khăn trước mắt, có điều kiện sửa chữa thuyền, mua ngư lưới cụ, đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi… Nhìn thuyền được tu sửa lại, ngư lưới cụ được mua mới, tôi cảm thấy rất vui. Chỉ chờ thời tiết thuận lợi trong vài ngày tới là có thể đưa thuyền ra khơi, đánh bắt hải sản. Gia đình tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đã hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân trong những lúc khó khăn nhất. Tôi mong muốn Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách, giải pháp kiên quyết không để xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển thêm lần nào nữa. Đồng thời triển khai thêm nhiều chính sách, biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ và khuyến khích người dân yên tâm bám biển; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tin tưởng, yên tâm sử dụng hải sản đảm bảo chất lượng, an toàn để giúp người dân phấn khởi và nỗ lực trong mỗi chuyến ra khơi đánh bắt hải sản, có thị trường tiêu thụ, giá cả ổn định, nâng cao thu nhập; giúp các cơ sở kinh doanh dịch vụ biển phát triển trở lại để tiêu thụ sản phẩm của ngư dân. Tăng cường công tác hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm trong phát triển trồng trọt, chăn nuôi và tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp. Ông PHAN VĂN CỪU, thôn Tây Tân An (Hải An, Hải Lăng): TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THÊM NHIỀU GIẢI PHÁP THIẾT THỰC VÀ HIỆU QUẢ CHO NGƯ DÂN
Khi nhận được thông báo nằm trong diện được bồi thường do sự cố ô nhiễm môi trường biển, tôi dự định sẽ dùng số tiền này để khôi phục lại sản xuất. Số tiền bồi thường hơn 64 triệu đồng đã giúp gia đình tôi khắc phục một số khó khăn trước mắt, và sử dụng vào việc sửa chữa lại thuyền, mua sắm lại ngư lưới cụ; dùng vào phát triển trồng ném, nuôi lợn, gà. Gia đình tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ đưa thuyền ra khơi đánh bắt được nhiều hải sản. Dù giá bán thấp nhưng đó cũng là nguồn động viên bởi tiếp tục duy trì nghề biển. Tin rằng, trong thời gian tới, khi môi trường biển sạch, an toàn với nhiều hải sản quý hiếm xuất hiện trở lại, việc đánh bắt hiệu quả và phát triển ổn định mô hình kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, cuộc sống của gia đình tôi sẽ khấm khá lên. Gia đình tôi mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục triển khai thêm nhiều chính sách, giải pháp thiết thực và hiệu quả cho người dân vùng biển. Nhờ đó, ngư dân vừa gắn bó với nghề biển, đánh bắt hải sản đạt kết quả cao, hải sản có nơi tiêu thụ ổn định, giá thành hợp lý và phát triển sinh kế với các mô hình kinh tế trồng trọt, chăn nuôi. Hiệu quả đem lại sẽ từng bước giúp người dân vượt qua khó khăn, cải thiện đời sống. HOÀI NHUNG (thực hiện)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Dòng họ bám biển xa
22:25 31/12/2023

Bây giờ đang là mùa biển động với từng đợt sóng bạc đầu căng ngang cửa lạch Cửa Việt trong sầm sập mưa gió, rét buốt. Vậy nhưng, thời tiết đó vẫn không ngăn ...

Niềm vui từ mùa biển mới
22:34 07/02/2023

Do trời rét đậm nên đến ngày 31/1/2023 (10/1 âm lịch) ngư dân vùng biển bãi ngang như thôn Thâm Khê (xã Hải Khê, huyện Hải Lăng), Thôn 6 (xã Triệu Lăng, huyện ...

Những chuyến ra biển đầy ắp cá tôm
00:25 01/02/2025

Từng đợt gió mùa đông bắc lạnh giá cứ liên tiếp quần thảo trên biển khiến ngư dân vùng biển bãi ngang không thể ra khơi. Khác hẳn với không khí tĩnh lặng của ...

Người “sát cá” ở làng biển Nam Sơn
00:02 25/01/2023

Làng Nam Sơn, xã Trung Giang, huyện Gio Linh, bao đời nay nổi danh với nghề đi biển. Nghề biển nhọc nhằn, lắm hiểm nguy vậy nên ở Nam Sơn luôn có nhiều ngư phủ ...

Ngư dân rộn ràng “mở biển” đầu năm
22:10 05/02/2023

Những ngày đầu năm mới Quý Mão 2023, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhiều tàu cá xa bờ của ngư dân trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt vươn khơi bám biển và trở về ...

Đường ra biển mùa này...

Đường ra biển mùa này...
10:15 tối qua

QTO - Ở Đồng Hới mùa này mà rủ nhau ra bờ kè biển Nhật Lệ, vừa thưởng thức thiên nhiên không mất tiền, vừa nhấm nháp hải sản tươi ngon thì hết “nước chấm”....

Thắp sáng ước mơ khởi nghiệp

Thắp sáng ước mơ khởi nghiệp
10:25 tối Thứ 5

QTO - Sau ba mùa tổ chức, cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo do Tỉnh đoàn Quảng Trị tổ chức đã thực sự trở thành một phong trào lan tỏa trong giới trẻ, vượt ra...

Những nông dân biết cách làm giàu

Những nông dân biết cách làm giàu
02:52 04/12/2016

(QT) - Làm giàu từ chăn nuôi lợn rừng   Trang trại lợn rừng của bà Tâm Chăn nuôi lợn rừng không phải là mô hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, nhưng từ trước tới nay nông dân...

Thời tiết

28°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 29°C - 35°C
    Có mây, không mưa
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long