Cập nhật:  GMT+7

Sách và 10 năm chấn hưng văn hóa đọc

Vì lý do công việc, tôi thường di chuyển bằng tàu hỏa trên những chặng đường khá dài. Trên những chuyến tàu xuyên đêm, khi khách đi tàu không còn mãi mê ngắm nhìn cảnh vật lướt qua ngoài ô cửa như ban ngày, đèn trong khoang bật lên, nhiều hành khách lại chăm chú bên trang sách.

Vốn có thói quen hay quan sát, ấn tượng trong tôi là trên chuyến tàu xuyên đêm lắc lư ấy, trong khi các hành khách Việt sử dụng điện thoại để xem You Tube, lướt mạng xã hội thì trên tay những hành khách nước ngoài luôn là những cuốn sách. Không chỉ trên những chuyến tàu mới chứng kiến cảnh đó. Ngay ở các phòng đợi của ga xe lửa, phòng chờ sân bay, hình ảnh những du khách nước ngoài với cuốn sách trên tay là hình ảnh không quá hiếm.

Sách và 10 năm chấn hưng văn hóa đọc

Sự phát triển như vũ bão về văn hóa nghe nhìn, mạng xã hội... là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đọc sách. Nhưng rõ ràng sự phát triển ấy là trào lưu chung của cả thế giới, không riêng quốc gia nào. Vậy vì sao việc đọc sách ở nước ta phải cần một cuộc vận động quy mô và hệ thống đến năm nay, vừa chẵn 10 năm?

Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định lấy ngày 21/4 hằng năm là ngày Sách Việt Nam. Sau đó, để văn hóa đọc phổ biến rộng rãi hơn, ngày 4/11/2021, Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức “Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam”, thay thế cho “Ngày sách Việt Nam” trước đó. Sự kiện này vẫn được tổ chức vào ngày 21/4 hằng năm nhằm thúc đẩy và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Nếu tính từ năm đầu tiên, 21/4/2014 đến nay vừa tròn 10 năm và mỗi năm chúng ta có một chủ đề để tuyên truyền về sách và văn hóa đọc. Như “Sách - sự giao thoa văn hóa”, “Sách - hội nhập, đổi mới, phát triển”, “Sách - tri thức và phát triển xã hội”, “Sách - kết nối tri thức và phát triển”.

Đặc biệt giai đoạn COVID-19, chủ đề sách cũng được kết nối với thời sự, như năm 2020 với chủ đề: “Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh”.

Năm 2021 là “Sách - sứ mệnh phát triển văn hóa đọc”. Các năm gần đây là “Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc” (2022), “Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo”; “Sách cho tôi, cho bạn” (2023) và chủ đề năm nay, 2024 là “Sách và khát vọng phát triển”.

Chỉ cần đọc lại chủ đề của Ngày sách và văn hóa đọc của từng năm đủ cho ta hình dung về vai trò quan trọng của sách và sự phát triển của xã hội.

Rõ ràng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam là một dịp quan trọng nhằm khẳng định vai trò của sách trong việc nâng cao tri thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục, đồng thời rèn luyện nhân cách, thúc đẩy phong trào đọc sách trong cộng đồng, góp phần xây dựng một môi trường học tập tích cực, từ gia đình đến cơ quan, tổ chức và trường học.

Nhìn những ngày hội sách hằng năm được tổ chức rầm rộ vào dịp này trên khắp cả nước, chúng ta có thể thấy được nỗ lực chấn hưng văn hóa đọc của các ban, ngành với cộng đồng xã hội. Nhưng cũng đừng quên đọc sách là một thói quen được hình thành bởi sự ảnh hưởng trong môi trường gia đình và nhà trường hơn là từ những phong trào được phát động rộng rãi.

Một nhà nghiên cứu xã hội học khi tìm hiểu về việc đọc sách trong các gia đình trung lưu đã nhận xét rằng rất nhiều gia đình hiện nay dường như quan tâm đến tủ... rượu trong gia đình hơn là tủ sách. Người ta định giá những chai rượu quý trong tủ, bày biện nó ở vị trí quan trọng để xác định đẳng cấp hơn là bày biện một tủ sách trong căn nhà của mình.

Nhận xét ấy có thể chưa bao quát hết vấn đề nhưng có thể cho ta một suy nghĩ khác: chừng nào những giá trị tinh thần được đặt đúng chỗ, chừng nào vật chất không còn là thước đo thành công, thì khi đó sách chắc chắn được người đọc tìm đến, sách được nâng niu trân trọng và tôn vinh.

Nhưng để có được điều ấy, tất nhiên đó phải là một cộng đồng mà việc đọc sách phải được bắt đầu như một thói quen tích cực cho những em bé trong mỗi gia đình, cho mỗi đứa trẻ khi bắt đầu bước chân đến trường học. Những hành khách tôi đã chứng kiến trên những cung đường xê dịch với cuốn sách trong tay chắc họ cũng đã đến với sách từ những điều như thế chứ không chỉ từ những hội hè sân khấu hóa.

Lê Đức Dục

Tin liên quan:
  • Sách và 10 năm chấn hưng văn hóa đọc
    Ươm mầm “đại sứ văn hóa đọc”

    Qua 5 năm tổ chức, Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” Quảng Trị đã trở thành một sân chơi trí tuệ bổ ích, được cán bộ, giáo viên, phụ huynh và đông đảo học sinh trong tỉnh quan tâm, hưởng ứng. Từ sự lan tỏa của cuộc thi, nhiều học sinh đã trở thành những “đại sứ văn hóa đọc” thực thụ.

  • Sách và 10 năm chấn hưng văn hóa đọc
    Niềm vui của “đại sứ văn hóa đọc”

    Vượt qua hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên cả nước, em Nguyễn Thái Hoàng Quân, sinh năm 2012, học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Đông Hà đã xuất sắc đoạt giải Nhì cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” năm 2021 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Đây là niềm vui lớn đối với cậu học trò đam mê sách.


Lê Đức Dục

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và năm 2025

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và năm 2025
2025-01-11 05:05:00

QTO - Một ngày trước khi bước qua năm mới 2025, UBND huyện Triệu Phong công bố quy hoạch các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558 - 1626) vào sáng...

Hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường

Hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường
2024-04-12 05:10:00

QTO - Gia nhập thị trường là một trong 10 chỉ số thành phần của bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long