{title}
{publish}
{head}
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Đặc biệt, thực hiện Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 1/7/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) triển khai có hiệu quả các đề tài, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ nhằm hỗ trợ nông dân trong tỉnh, đồng bào DTTS và miền núi sản xuất, canh tác để tạo ra hàng hóa sản phẩm chất lượng tốt, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhiều giống hoa quý đã được ươm trồng, phát triển tốt trên địa bàn huyện Hướng Hóa -Ảnh: Đ.T
Thực hiện Quyết định số 1625/QĐUBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị phân công địa bàn đỡ đầu xây dựng NTM giai đoạn 2022-2025, Sở KH&CN được phân công địa bàn đỡ đầu xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 là xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. Thời gian qua, Sở KH&CN đã phát huy hiệu quả hoạt động của Trạm Nghiên cứu KH&CN Bắc Hướng Hóa tại 2 cơ sở.
Đến nay, sở đã làm chủ và sẵn sàng chuyển giao các quy trình công nghệ như: sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và sản xuất thương mại lan hồ điệp, lan nghinh xuân, dâu tây, hoa đồng tiền lùn, hoa hồng môn, cát tường và một số loại cây lá cảnh khác; sản xuất cà chua cherry; sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và trồng khảo nghiệm lan kim tuyến, khảo nghiệm cây dược liệu thất diệp nhất chi hoa; xây dựng mô hình chăn nuôi bò thâm canh, chăn nuôi gà bản (gà Cu roang) an toàn sinh học và phát triển giống gà bản địa; sử dụng các loại chế phẩm vi sinh vật sản xuất phân hữu cơ tại chỗ phục vụ sản xuất.
Đã tổ chức đào tạo cho người dân về kỹ thuật trồng hoa, sản xuất nấm đông trùng hạ thảo, chăn nuôi gà bản, chuyển giao quy trình trồng hoa lyli thương phẩm cho một số hộ dân ở xã Hướng Phùng, Tân Lập và thị trấn Khe Sanh.
Đặc biệt, từ nguồn vỏ cà phê sau chế biến bị vứt bỏ gây ô nhiễm môi trường, Sở KH&CN đã tiến hành phân lập, tuyển chọn các loại vi sinh vật bản địa sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý vỏ cà phê thành phân hữu cơ và xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ từ vỏ cà phê với hệ thống dây chuyền, nhà xưởng sản xuất phân tại Hợp tác xã Công Bằng Sa Mù, xã Hướng Phùng phục vụ người dân trồng cà phê.
Năm 2021, đã triển khai dự án KH&CN cấp cơ sở “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh chuối tiêu hồng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị”. Kết quả đã xây dựng thành công mô hình thử nghiệm trồng thuần 1 ha chuối tiêu hồng bằng giống nuôi cấy mô tại xã A Ngo, huyện Đakrông. Mô hình cây chuối tiêu hồng nuôi cấy mô phát triển tốt, rút ngắn thời gian thu hoạch, thời gian từ trồng đến thu hoạch từ 11-12 tháng, năng suất trung bình 40 tấn/ha, cho lợi nhuận trung bình từ 80 đến gần 100 triệu đồng/ha.
Đề tài “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình canh tác theo hướng hữu cơ và chế biến đậu đen xanh lòng nhằm nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa” tại xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông với năng suất đạt 11,28 tạ/ha (vụ hè thu) và 15,06 tạ/ha (vụ đông xuân); hoàn thiện quy trình và sản xuất thành công sản phẩm chế biến sâu trà mầm đậu đen xanh lòng và bột dinh dưỡng đậu đen xanh lòng; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng như hoàn thiện bộ nhận diện sản phẩm và tổ chức thương mại sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, bao bì nhãn mác và thương mại rượu men lá Ba Nang...
Sở KH&CN cũng đã triển khai nhiệm vụ “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý phế phụ phẩm trong sản xuất, chế biến chanh dây thành phân hữu cơ tại huyện Hướng Hóa”, thời gian thực hiện từ tháng 10 - 12/2023. Qua triển khai đã góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường sống do chất thải, phế phụ phẩm nông nghiệp; tận dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ tại chỗ với chi phí sản xuất phù hợp, đảm bảo chất lượng; góp phần trang bị kiến thức cho người dân về ứng dụng chế phẩm vi sinh để sản xuất phân hữu cơ từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp.
Năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành và giao Sở KH&CN chủ trì thực hiện Đề án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Thực hiện đề án, sở đã tổ chức 60 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh vật vào sản xuất và đời sống cho 1.800 lượt người tham dự; tổ chức sản xuất và cung ứng trên 56,5 tấn chế phẩm vi sinh vật các loại cho các tổ chức, cá nhân ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, đề án đã hỗ trợ chế phẩm Pro-QTMIC và BioQTMIC cho người dân chăn nuôi ở các xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa), xã Mò Ó, Ba Lòng (huyện Đakrông) ứng dụng vào xử lý môi trường chăn nuôi, cải thiện hệ tiêu hóa vật nuôi giúp giảm chi phí thức ăn do tăng được tỉ lệ tiêu hoá hấp thu thức ăn. Bên cạnh đó, sử dụng chế phẩm Bio-QTMIC trong xử lý chất thải chăn nuôi giúp tăng cường quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn lên men gây mùi thối, góp phần bảo vệ môi trường.
Triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở “Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý chất thải trong chế biến chuối sấy kết hợp vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ sinh học tại huyện Hướng Hóa” với mục tiêu ứng dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý nguồn phế phụ phẩm hữu cơ trong chế biến nông sản (vỏ chuối, quả chuối dập nát hư hỏng, vỏ hạt cà phê) thành nguồn phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Kết quả của nhiệm vụ là xây dựng được 1 mô hình xử lý chất thải trong chế biến chuối sấy kết hợp vỏ cà phê thành phân hữu cơ, từ đó nhân rộng mô hình ra trong vùng.
Bên cạnh đó, Sở KH&CN còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng và người dân các DTTS ứng dụng tiến bộ KH&CN, xây dựng, nhân rộng các điển hình tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Đan Tâm
QTO - Quảng Trị là một trong 6 tỉnh được lựa chọn tham gia thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ các-bon) và quản lý tài chính thỏa...
QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...
QTO - Dù chăm chỉ lao động nhưng thời gian qua, cuộc sống người dân ở thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ sự hỗ trợ của các...
QTO - Tình dịch bệnh gia súc trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến phức tạp, do đó, ngoài việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc,...
QTO - Bằng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đakrông đã tiếp sức cho các hội viên vượt qua...
QTO - Công trình đường tránh phía Đông TP. Đông Hà có tổng chiều dài 17,5 km, trong đó đoạn từ Dốc Miếu - Quốc lộ 9 có chiều dài gần 13,3 km; đoạn từ nút...
QTO - Cuộc sống của nhiều hội viên phụ nữ vùng cao Đakrông đã đổi thay tích cực kể từ khi tham gia mô hình tiết kiệm vốn vay thôn, bản (TKVVTB). Chị em...
QTO - Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024, thời gian qua,...
QTO - Quảng Trị là tỉnh có địa hình chiều ngang hẹp, ngắn, dốc; có bờ biển dài 75km, hệ thống sông ngòi khá dày đặc và khí hậu phức tạp. Do đó, Quảng Trị...
QTO - Với những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được sau 10 năm đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng tại các nông trại trồng rau thủy canh hiện đại ở...
QTO - Vùng miền núi Quảng Trị có lượng mưa hằng năm khá lớn, trong khi dân cư phân bố ở hầu khắp các khu vực có địa hình đồi núi cao, nhiều sông suối. Vì...
QTO - Hiện nay, nhiều hạng mục hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, đặc biệt khi mùa mưa bão đến. Để bảo...