Cập nhật:  GMT+7

“Quả ngọt” từ đam mê nông nghiệp

Mô hình kinh tế trồng trọt kết hợp chăn nuôi đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao chính là “quả ngọt” mà anh Trần Văn Hạnh (sinh năm 1977), hiện đang sống tại thôn Lan Đình, xã Phong Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị gặt hái được sau nhiều năm kiên trì và nỗ lực. “Tôi dành phần lớn thời gian của mình để nghiên cứu về các loại cây, con cũng như kỹ thuật nuôi, trồng chúng. Với tôi, làm nông nghiệp không chỉ để phát triển kinh tế mà còn là một niềm đam mê”, anh Hạnh chia sẻ.

“Quả ngọt” từ đam mê nông nghiệp

Anh Hạnh chăm sóc đàn gà siêu trứng - Ảnh: T.P

Từng có thời gian làm việc ở miền Nam, tuy nhiên, niềm đam mê với nông nghiệp cứ thôi thúc, khiến anh quyết định quay về lập nghiệp trên mảnh đất quê hương. Khi được hỏi về khoảng thời gian đầu khởi nghiệp, anh cho biết mình đã gặp không ít khó khăn. “Làm bất cứ việc gì tôi cũng nghiên cứu kỹ lưỡng, thế nên tôi mất khá nhiều thời gian, công sức để nuôi, trồng thử nghiệm một số loại cây, con trước khi quyết định xem có nên chăn nuôi, trồng trọt lâu dài hay không”, anh Hạnh nói.

Cách đây 10 năm, anh bắt tay vào nuôi gà thịt song không đạt hiệu quả như mong đợi bởi thời điểm bấy giờ, số lượng người nuôi gà thịt trên địa bàn tương đối nhiều nên thị trường tiêu thụ khó khăn. Giữa lúc chưa biết làm thế nào, anh Hạnh may mắn biết đến mô hình nuôi gà siêu trứng của một hộ dân duy nhất trong vùng. Thế là anh đến học hỏi kinh nghiệm rồi đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi thử nghiệm 200 con gà siêu trứng.

Theo anh Hạnh, so với gà thịt, nuôi gà siêu trứng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn bởi loại gà này có sức đề kháng yếu, nếu không nuôi đúng kỹ thuật, gà dễ mắc bệnh, tỉ lệ đẻ trứng thấp, rất dễ thua lỗ. Sau khoảng 4,5 tháng chăm sóc, gà mới bắt đầu đẻ lứa trứng đầu tiên; tỉ lệ đẻ trứng đạt 100% vào tháng thứ 5 trở đi.

Sau 1,5 năm nuôi lấy trứng phải tái nuôi lứa mới thì mới đảm bảo trứng có chất lượng và hiệu quả nhất. Từ 200 con gà ban đầu, đến nay trại gà của gia đình anh có 500 con. Trung bình đàn gà này đẻ 300 trứng/ ngày, cao điểm đạt 400 trứng/ngày. Với giá bán 35.000 đồng/10 trứng, mô hình này mang lại cho gia đình anh doanh thu gần 400 triệu đồng/ năm, trừ chi phí lãi 150-170 triệu đồng/ năm. Bên cạnh trại gà, vợ chồng anh còn nuôi thêm lợn rừng, một số loại cá nước ngọt như rô đầu vuông, cá trê...

Là một người có niềm đam mê với nông nghiệp, anh Hạnh gần như không để mình có thời gian rảnh rỗi. Năm 2018, tận dụng diện tích 3 sào đất vườn, anh học hỏi mô hình trồng trọt từ Nam ra Bắc, mua 50 gốc bưởi da xanh từ nhà vườn uy tín về trồng.

Tuy nhiên, bưởi thường phải mất từ 3,5 - 4 năm mới ra trái nên anh quyết định trồng xen vài chục gốc ổi. Nhờ đó mà chỉ trong thời gian ngắn, khu vườn này đã mang lại nguồn thu nhập cho gia đình anh.

Anh Hạnh cho hay: “Trồng bưởi tuy không khó nhưng người trồng phải có kiến thức về loại cây trồng này thì cây mới cho năng suất và chất lượng cao. Đó là cây phải đảm bảo có đủ nước và dưỡng chất, đặc biệt, để tỉ lệ đậu trái cao người trồng phải chăm bón kỹ từ lúc cây chuẩn bị ra hoa, thường xuyên vun gốc, bón phân, tỉa cành, tỉa trái, đảm bảo sức cho cây phát triển vào vụ sau. Ngoài bưởi, anh còn trồng 100 gốc tiêu, 50 gốc sapoche, đu đủ... Mới đây, anh còn trồng thử nghiệm 30 gốc mít nghệ miền Tây.

Anh Hạnh cho hay: “Khu vườn này được xây dựng sau nhiều năm nỗ lực vun trồng nên tôi luôn tự hào về “gia tài” của mình. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục học hỏi, nghiên cứu và áp dụng những phương thức, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt mới nhằm mang lại hiệu quả kinh tế hơn cho gia đình, góp một phần nhỏ công sức xây dựng quê hương”.

Trúc Phương

Tin liên quan:
  • “Quả ngọt” từ đam mê nông nghiệp
    Nuôi lớn đam mê từ sân bóng quê nhà

    Không qua bất kỳ trường lớp nào, cũng không được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp nhưng anh Lê Phong Phú (sinh năm 1985) ở Khu phố 5, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, vẫn ghi dấu ấn trong sân chơi bóng đá phủi, phong trào trên toàn tỉnh. Anh chơi bóng giản dị, nuôi lớn đam mê từ những sân bóng đá của khu phố và tỏa sáng theo cách của riêng mình bằng nhiều thành tích tập thể cùng danh hiệu cá nhân tại các giải đấu uy tín. Ngoài ra, anh Phú còn có nhiều cống hiến cho bóng đá phong trào, góp sức đào tạo lứa cầu thủ trẻ cho quê hương...

  • “Quả ngọt” từ đam mê nông nghiệp
    Thành công từ đam mê sản xuất dược liệu

    Trong chuyến công tác đến các tỉnh phía Bắc mới đây, đoàn cán bộ và nông dân huyện Cam Lộ có dịp thăm chi nhánh sản xuất dược liệu của anh Lê Thanh Huệ (Giám đốc HTX Dược liệu Trường Sơn, ở Cụm Công nghiệp Cam Thành, Cam Lộ) đặt tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nhìn quy mô, thiết bị, không khí lao động sản xuất, sản phẩm làm ra ở đây mới thấy được ý chí, nghị lực của một thanh niên trẻ dám nghĩ, dám làm, có nhiều ý tưởng trong sản xuất, kinh doanh để cho ra thị trường hàng chục ...

  • “Quả ngọt” từ đam mê nông nghiệp
    “Quả ngọt” từ bộ môn Hóa

    Cùng với các tổ chuyên môn khác, từ khi thành lập đến nay, tổ Hóa đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của Trường THPT Cam Lộ nói riêng và ngành Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh nhà nói chung. Chất lượng dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi... tăng đều qua các năm chính là “quả ngọt”, là minh chứng rõ ràng nhất cho sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên bộ môn Hóa trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nhà trường.


Trúc Phương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học

Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học
2024-08-09 05:20:00

QTO - Nhận thức rõ vai trò của đa dạng sinh học đối với bảo vệ môi trường sinh thái, thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long