Cập nhật: Thứ 4, 07/11/2018 | 06:14 GMT+7

Phát triển du lịch biển, thực trạng và giải pháp. Bài 1: Giàu tiềm năng và nhiều cơ chế, chính sách

(QT) - Giàu tiềm năng, có cơ chế và chính sách để phát triển nhưng khai thác chưa bài bản, thiếu nguồn lực đầu tư, tính liên kết, đơn điệu về sản phẩm và dịch vụ bổ trợ là bức tranh tổng thể của du lịch biển tỉnh Quảng Trị hiện nay. Thực tế này đang đòi hỏi sự vào cuộc tích cực và hiệu quả hơn của các cấp, ngành để du lịch biển địa phương phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Biển Cửa Tùng từng được mệnh danh là “Nữ hoàng của các bãi biển”

Tài nguyên biển phong phú, cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo về mọi mặt, chính quyền tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách để phát triển du lịch biển là điểm sáng cơ bản trong bức tranh tổng thể của du lịch biển tỉnh Quảng Trị.

Quảng Trị có bờ biển dài khoảng 75 km với nhiều bãi biển đẹp, cát trắng, nước trong xanh và hệ sinh thái đa số còn nguyên sơ, môi trường trong lành, có khả năng khai thác du lịch cao, có những bãi biển nổi tiếng trong cả nước. Đó là bãi biển Cửa Tùng dù có quy mô không lớn nhưng từng được mệnh danh là “Nữ hoàng của các bãi biển” bởi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp nằm liền kề với Địa đạo Vịnh Mốc, một trong những điểm đến không thể thiếu của tuyến du lịch nổi tiếng DMZ (khu vực phi quân sự) và Mũi Trèo, một điểm du lịch biển mới nhưng rất hấp dẫn đối với nhiều du khách gần xa. Bên cạnh đó là bãi biển Cửa Việt với diện tích lớn, cách thành phố Đông Hà khoảng 14 km, có hệ thống giao thông kết nối rất thuận lợi. Cách hai bãi biển này không xa là đảo Cồn Cỏ với diện tích khoảng 230 ha, một địa danh nổi tiếng từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi có hệ sinh thái rừng và biển đa dạng, phong phú còn tương đối nguyên vẹn. Cùng với những điểm nhấn cơ bản này, du lịch biển Quảng Trị còn có các bãi biển Mỹ Thủy ở huyện Hải Lăng, bãi biển Triệu Lăng ở huyện Triệu Phong, các bãi biển Vĩnh Thái, Vĩnh Kim ở huyện Vĩnh Linh…

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nguyễn Văn Chiến, tài nguyên biển, đảo của tỉnh cùng với vị trí địa lý Quảng Trị nằm ở điểm giao cắt của các tuyến giao thông quan trọng nhất của Việt Nam với Hành lang kinh tế Đông - Tây nên hội đủ các điều kiện để phát triển mạnh các loại hình du lịch biển, nhất là nghỉ dưỡng, khám phá các hệ sinh thái. “Khi du lịch biển, đảo phát triển và liên kết, bổ trợ với tiềm năng du lịch khác của tỉnh như du lịch nhân văn gắn với lịch sử chiến tranh cách mạng với nhiều di tích mang tầm vóc thời đại, có giá trị lịch sử đặc biệt biểu hiện cho khát vọng hòa bình của nhân loại và ý chí, tinh thần chiến đấu anh dũng, hy sinh vì độc lập, thống nhất Tổ quốc của dân tộc Việt Nam như: Thành Cổ Quảng Trị, Hàng rào điện tử Mc.Namara, Đường 9 - Khe Sanh, Sân bay Tà Cơn, Đường Hồ Chí Minh huyền thoại, Cầu Hiền Lương - Đôi bờ sông Bến Hải, Địa đạo Vịnh Mốc, các Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9, Trường Sơn, Khu di tích Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam… Du lịch tìm về với văn hóa của các dân tộc ít người và tôn giáo, trong đó có nhà thờ La Vang, một trung tâm hành hương quan trọng của đồng bào công giáo toàn quốc với Đại hội hành hương La Vang, một lễ hội tôn giáo có truyền thống hơn 100 năm được Giáo hội Công giáo Việt Nam tổ chức định kỳ 3 năm một lần thu hút ngàn giáo dân trong cả nước tham gia sẽ tạo các sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn, mang bản sắc riêng của Quảng Trị, đủ sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước”, ông Chiến cho biết thêm.

Để khai thác tiềm năng du lịch, thời gian qua tỉnh đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phù hợp, hiệu quả; huy động được nhiều nguồn lực đầu tư để phát triển hạ tầng giao thông, kỹ thuật, các công trình công cộng; làm tốt công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương trong thực hiện các công việc liên quan và tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Từ năm 2002 đã triển khai xây dựng Khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt với diện tích vùng trung tâm 141 ha, bao gồm các khu dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng, khu đô thị mới cùng hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch biển. Hiện nay Khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt đã có một số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng cũng như đang trong quá trình đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng. Khu du lịch Cửa Tùng có diện tích 135 ha được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch vào năm 2004; năm 2007, UBND tỉnh có quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết. Đến thời điểm này, nơi đây đã và đang được các ngành, cơ quan chức năng, doanh nghiệp đầu tư từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hệ thống khách sạn, nhà hàng và các công trình phụ trợ; tu bổ, chỉnh trang lại bãi tắm do ảnh hưởng bởi yếu tố dòng chảy và thiên tai. Đối với đảo Cồn Cỏ, được sự quan tâm đầu tư kịp thời, hiệu quả của Trung ương, địa phương, đang từng bước trở thành một địa chỉ du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao. Trong chiến lược phát triển, Cồn Cỏ đã được quy hoạch trở thành đảo du lịch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, gắn với củng cố quốc phòng - an ninh. Huy động được nhiều nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông, kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ phát triển du lịch biển gắn với tổ chức thành công nhiều sự kiện, hoạt động xúc tiến, quảng bá và kêu gọi đầu tư về lĩnh vực này...

Gần đây, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 cũng xác định xây dựng và phát triển Khu du lịch biển Cửa Tùng - Cửa Việt - đảo Cồn Cỏ là một trong những chương trình, đề án, lĩnh vực mang tính đột phá về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngày 25/7/2017, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 83 - CTHĐ/TU thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/ TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, tiếp tục khẳng định quan điểm kinh tế du lịch có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiếm tỷ trọng 7 - 8% tổng GRDP của tỉnh; hình thành khu du lịch quốc gia Cửa Việt - Cửa Tùng - Địa đạo Vịnh Mốc - Đôi bờ Hiền Lương - Cồn Cỏ. Ngày 29/3/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 103/NQ - CP của Chính phủ và Chương trình hành động số 83 - CTHĐ/TU của Tỉnh ủy với nhiều mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế du lịch. Trước đó, ngày 14/12/2017, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 35/2017/NQ- HĐND thông qua Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...

Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL cho biết: “Những chủ trương, chính sách trên là nền tảng cơ bản để “làm mới” du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng. Trong đó, việc HĐND tỉnh thông qua Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị với những mục tiêu, định hướng phát triển và giải pháp rất cụ thể như đến năm 2020 hình thành khu du lịch quốc gia Cửa Việt - Cửa Tùng - Địa đạo Vịnh Mốc - Đôi bờ Hiền Lương - Cồn Cỏ với trọng tâm là tam giác Cửa Việt, Cửa Tùng, đảo Cồn Cỏ. Đến năm 2025 hoàn thành cơ bản đầu tư hạ tầng kỹ thuật du lịch, nhất là tại các khu, điểm du lịch trọng điểm và đến năm 2030 hoàn thành cơ bản về đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch. Xác định không gian phát triển cụm du lịch phía bắc thuộc địa bàn các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh là cụm du lịch đặc biệt quan trọng, tập trung hầu hết tài nguyên du lịch quan trọng nhất của tỉnh... cùng tổng nguồn lực đầu tư 19.316 tỷ đồng gồm vốn trung ương, địa phương, vốn ODA, xã hội hóa và đầu tư nước ngoài. Trong đó, riêng vùng trọng điểm phát triển du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ - Vịnh Mốc được bố trí 7.700 tỷ đồng, cao nhất trong các trọng điểm du lịch để đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất là động lực rất lớn để du lịch biển, đảo phát triển trong thời gian tới, thúc đẩy kinh tế - xã hội các địa phương ven biển phát triển gắn với củng cố quốc phòng - an ninh” .

Huy Nam

Kỳ sau - Bài 2: Phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch biển
02:53 17/04/2023

Tỉnh Quảng Trị được đánh giá là có lợi thế, tiềm năng phát triển kinh tế biển, trong đó có du lịch biển. Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã và đang tập trung ...

Khẳng định thế mạnh tam giác du lịch biển
22:05 30/04/2024

Với lợi thế đường bờ biển dài, đẹp, phong cảnh thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú nên Cửa Tùng, Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ hội đủ các yếu tố để trở thành ...

Kinh tế du lịch sẽ tạo đột phá lớn
00:25 01/01/2025

Năm 2024, Quảng Trị đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 168 nghìn lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến nay và dự báo sẽ tăng mạnh trong thời ...

Khai thác tiềm năng để giàu lên từ biển
10:57 04/03/2023

Trong lộ trình phát triển, các nhà chiến lược đã khẳng định, thế kỷ XXI là “thế kỷ của đại dương”. Hướng ra biển và làm chủ đại dương đang trở thành xu hướng ...

Nông dân vùng Cùa thu nhập khá từ cây riềng

Nông dân vùng Cùa thu nhập khá từ cây riềng
10:35 tối Thứ 6

QTO - Với chất đất phù hợp, cây sinh trưởng và kháng bệnh tốt, trong những năm gần đây, cây riềng được nông dân ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ đầu tư phát triển...

Quyết tâm làm giàu từ vườn cây ăn quả VietGap

Quyết tâm làm giàu từ vườn cây ăn quả VietGap
23:09 06/11/2018

(QT) - Sở hữu trang trại tổng hợp trên vùng đồi Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh) với nguồn thu nhập ổn định hằng năm gần 200 triệu đồng nhưng ông Dương Văn Minh vẫn chưa muốn...

Phát triển hồ tiêu sạch

Phát triển hồ tiêu sạch
23:23 05/11/2018

(QT) - Những năm gần đây, thực hiện liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với cây hồ tiêu có sự vào cuộc của các cấp, ngành trong việc quyết tâm thay đổi...

POWERED BY
Việt Long