Cập nhật: Thứ 3, 06/11/2018 | 06:20 GMT+7

Tìm giải pháp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở Hải Dương

(QT) - Để khai thác tối đa tiềm năng đất đai trên địa bàn, HĐND xã Hải Dương (huyện Hải Lăng) đã thông qua Nghị quyết số 10/2017/NQ - HĐND, ngày 27/4/2017 của HĐND xã về phát triển một số cây trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương giai đoạn năm 2017 - 2020 và những năm tiếp theo.

Cây ném trồng trên cát mang lại thu nhập khá cho người dân xã Hải Dương, Hải Lăng

Nghị quyết số 10/2017/NQ - HĐND xã Hải Dương đưa ra mục tiêu như tập trung mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao trên 1.000 ha; phấn đấu đến năm 2020 có 5 cánh đồng lớn của 5 HTX; xây dựng 2 mô hình sản xuất lúa theo phương thức canh tác hữu cơ; mở rộng diện tích vùng sản xuất rau màu chuyên canh tập trung vùng cát với việc xây dựng ít nhất 5 vùng sản xuất rau màu quy mô lớn. Đối với chăn nuôi, phấn đấu đến năm 2020 tổng đàn bò toàn xã đạt 650 con, trong đó bò lai chiếm 70% tổng đàn; đàn trâu 310 con; đàn dê 450 con; đàn lợn 15.000 con (có trên 10 mô hình chăn nuôi 100 con lợn thịt/hộ; 30 mô hình chăn nuôi từ 30 - 50 con lợn thịt/ hộ); tập trung phát triển đàn gia cầm…

Để thực hiện tốt các mục tiêu mà Nghị quyết số 10/2017/NQ - HĐND xã Hải Dương đề ra, xã đã chỉ đạo các HTX tiến hành xây dựng ít nhất là 1 cánh đồng lớn với quy mô diện tích tập trung từ 20 ha trở lên; đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch đạt 100% diện tích; chỉ đạo các HTX vận động người dân, nhóm hộ thuê đất, đổi đất để tích tụ ruộng đất và tiếp tục dồn điền đổi thửa nhằm thực hiện xây dựng cánh đồng lớn, vùng sản xuất lúa đặc sản… từng bước tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường; tìm hướng xây dựng mối liên kết “4 nhà” kết hợp với thu hút đầu tư trong chế biến, bảo quản nông sản và xây dựng thương hiệu gạo đặc sản, chất lượng cao gắn với thị trường tiêu thụ… Bên cạnh đó, xã có chính sách “tiếp sức” bằng việc hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn với diện tích tập trung từ 20 ha trở lên (sản xuất lúa chất lượng cao) là 8 triệu đồng/mô hình (ngoài chính sách hỗ trợ của huyện Hải Lăng, mỗi năm xã Hải Dương hỗ trợ 1 mô hình) áp dụng cho mô hình mới; hỗ trợ 1 triệu đồng/ha sản xuất lúa theo phương thức hữu cơ…

Đối với cây rau màu, xã chú trọng đầu tư thâm canh diện tích rau màu hiện có và khai thác mở rộng thêm diện tích trồng rau ở những vùng có điều kiện; tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật xây dựng vùng sản xuất rau màu tập trung, áp dụng công nghệ mới, quy trình sản xuất an toàn gắn với xây dựng thương hiệu; cải tạo những vùng đất thuận lợi về giao thông, thủy lợi, điện… để đưa vào trồng rau màu chuyên canh tại các thôn; mở rộng diện tích trồng cây ném, mướp đắng theo hướng thâm canh; bám sát thị trường để đưa vào trồng thử nghiệm các loại giống rau màu có triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao; chú trọng áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn; tập trung ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng đối với các HTX xây dựng vùng sản xuất rau màu chuyên canh đạt diện tích tập trung 1.000 m2 trở lên (hỗ trợ 2 triệu đồng/mô hình).

Trong lĩnh vực chăn nuôi, xã tập trung phát triển tổng đàn bò theo hướng mở rộng quy mô (ưu tiên phát triển giống bò Brahman); áp dụng quy trình chăn nuôi thâm canh (chú trọng hệ thống chuồng trại sạch sẽ và tiêm phòng vệ sinh đạt 100%); tăng cường tuyển chọn bò cái để thụ tinh nhân tạo bằng các giống bò có chất lượng cao; vận động người dân thiến bò cóc và thụ tinh nhân tạo bò lai để nâng cao chất lượng đàn bò; trồng cỏ VA06 để làm thức ăn cho bò; tích lũy, bảo quản thức ăn từ các phụ phẩm nông nghiệp như rơm khô, thân cây ngô, lạc… đảm bảo nhu cầu phát triển chăn nuôi; theo dõi, đánh giá các mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả cao để nhân rộng trên địa bàn xã; hỗ trợ 1 triệu đồng/mô hình đối với các mô hình chăn nuôi bò lai (70% máu ngoại) từ 5 con trở lên (bình quân 2 mô hình/năm); hỗ trợ 50% cho mỗi lần thụ tinh nhân tạo đối với giống bò lai.

Đối với chăn nuôi lợn, xã Hải Dương tăng cường mở rộng quy mô chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; áp dụng quy trình chăn nuôi lợn thâm canh; tăng cường công tác thú y; chú trọng công tác bảo vệ môi trường; khuyến khích các hộ chăn nuôi sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như cám, ngô, sắn… để giảm chi phí mua thức ăn và nâng cao hiệu quả kinh tế; không ngừng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi lợn; tiếp tục đưa vào sử dụng các hầm ủ khí sinh học, chế phẩm, đệm lót sinh học trong chăn nuôi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường; thực hiện việc hỗ trợ 3 triệu đồng/mô hình (mỗi năm hỗ trợ 2 mô hình) đối với những hộ chăn nuôi từ 100 con lợn thịt trở lên và từ 10 con lợn nái máu ngoại trở lên; các mô hình được hỗ trợ phải có hệ thống chuồng trại đảm bảo vệ sinh, cách xa khu dân cư và phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã; hỗ trợ 2 triệu đồng/mô hình chăn nuôi lợn rừng áp dụng cho mô hình xây dựng mới. Đối với đàn gia cầm, xã sẽ chú trọng phát triển đàn vịt chạy đồng theo hướng thâm canh; tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi; chú trọng tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng nhằm đảm bảo đàn vịt phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Với những giải pháp cụ thể, thiết thực, đồng bộ từ Nghị quyết số 10/2017/ NQ - HĐND xã Hải Dương đã và đang góp phần từng bước khắc phục khó khăn trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trong thời gian qua như quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, phân tán; trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản còn thiếu sự liên kết; cơ sở hạ tầng vùng cát chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp; nông dân chưa mạnh dạn liên kết với doanh nghiệp để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp…

An Phong



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Quả ngọt” trên vùng cát xã Hải Ba
23:00 01/11/2022

Xã Hải Ba, huyện Hải Lăng là địa phương thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào “chân đồng, chân cát” nên đời sống của bà con nhìn chung còn nhiều ...

Khởi sắc Tà Rụt

Khởi sắc Tà Rụt
10:45 tối qua

QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...

Chung tay xây dựng nông thôn mới bền vững

Chung tay xây dựng nông thôn mới bền vững
10:35 tối qua

QTO - Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn liền với gian bếp, thửa...

Thu ngân sách ở huyện Đakrông gặp nhiều khó khăn

Thu ngân sách ở huyện Đakrông gặp nhiều khó khăn
22:24 04/11/2018

(QT) - Thời gian qua, mặc dù huyện Đakrông đã có nhiều nỗ lực trong việc thu ngân sách nhà nước (NSNN) nhưng với đặc thù là địa bàn miền núi, kinh tế - xã hội chậm phát triển...

Theo chân những người giữ rừng

Theo chân những người giữ rừng
23:53 02/11/2018

(QT) - Ưu tiên hàng đầu để trở thành “quân” của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông là phải am hiểu từng góc cây, ngọn cỏ cũng như muông thú...

Hướng đi mới từ trồng chanh leo liên kết

Hướng đi mới từ trồng chanh leo liên kết
23:35 02/11/2018

(QT) - Để đa dạng hóa các loại cây trồng và nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, từ đầu năm 2018, huyện Hướng Hóa đã thực hiện hình thức liên kết, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư...

POWERED BY
Việt Long