{title}
{publish}
{head}
Khi nhắc đến đảo Cồn Cỏ, ngay từ thuở “khai thiên lập địa” cho đến tận bây giờ, trong tâm khảm người dân vùng Đông Vĩnh Linh, đảo Cồn Cỏ như một “khúc ruột” giữa trùng dương luôn cần được đất liền Vĩnh Linh bảo bọc, chăm chút, lo toan. Trong chiến tranh, những mệnh lệnh hành động đã vang lên kiêu hãnh làm cho Cồn Cỏ vững vàng hơn và cũng khiến kẻ thù phải run sợ: “Vĩnh Linh còn, Cồn Cỏ còn”, “Còn đất liền, còn đảo”, “Tất cả vì đảo nhỏ thân yêu”... Trong công cuộc đổi mới hôm nay, những tình cảm sâu nặng đó đã biến thành sự cộng hưởng, hỗ trợ, liên kết bền chặt để phát triển. Vĩnh Linh mạnh, Quảng Trị mạnh thì huyện đảo Cồn Cỏ cũng sẽ mau chóng đẹp giàu hơn...
Một đơn vị dân quân Vĩnh Linh chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ -Ảnh: T.L
Từ xa xưa, trong truyền thuyết, Vĩnh Linh-đảo Cồn Cỏ đã có sự sắp đặt để không thể tách rời dù dáng núi, hình biển cách xa nhau nhiều dặm: “Ông Trời gánh đất đắp bền chắc đất Minh Linh (tên cổ của miền Vĩnh Linh, Gio Linh). Đất đá gánh về nặng quá. Đòn triêng gãy. Đất đá tụt xuống. Một đầu gánh đất thành đồi 74 ở mé ga Sa Lung bây giờ. Đầu kia văng mạnh ra ngoài biển. Nổi giữa trùng khơi một cồn xanh đảo đá...”.
Đảo Cồn Cỏ có tên chữ là hòn Châu Hổ, tên nôm là đảo Con Cọp. Do đó, khi người Pháp lập bản đồ, ghi tên đảo là Le Tigre (Con Cọp). Trên đảo có thảm thực vật xanh tốt nên ngư dân đi biển gọi đảo với tên thông dụng là đảo Cồn Cỏ. Trước đây đảo được chọn làm nơi nghỉ ngơi mỗi khi ra khơi đánh cá, trú bão khi biển động của ngư dân các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Thạch, Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Gio Việt... Vì vậy, Nhân dân các xã này còn gọi đảo Cồn Cỏ là Hòn Mệ.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đảo Cồn Cỏ là “đảo thép”, đảo tiền tiêu của miền Bắc XHCN, là tiền đồn của khu vực Vĩnh Linh. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) miền Bắc được giải phóng, vĩ tuyến 17 trở thành ranh giới tạm thời chia cắt hai miền Nam-Bắc. Cồn Cỏ nằm trên vĩ tuyến 17 là đảo thuộc Vĩnh Linh chưa có người cư trú. Là điểm nhạy cảm về quân sự nên đế quốc Mỹ và tay sai âm mưu đánh chiếm đảo hòng làm bàn đạp đánh phá miền Bắc XHCN.
Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ tiếp quản, xây dựng đảo thành pháo đài chiến đấu cho lực lượng quân sự. Mùa thu năm 1959, lực lượng bộ đội của ta đã đặt chân lên đảo, đúng vào ngày 8/8/1959, đó là Trung đội 127, Trung đoàn 270, Sư đoàn 341, do Thiếu úy Dương Đức Thiện làm Trung đội trưởng chỉ huy. Đúng 11giờ ngày 8/8/1959, bộ đội ta cắm lá cờ trên đảo, khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Tổ quốc. Từ đó, ngày 8/8 hằng năm trở thành ngày truyền thống của lực lượng vũ trang đảo Cồn Cỏ.
Một góc đảo Cồn Cỏ -Ảnh: Đ.T
Cũng trong những năm tháng cam go, ác liệt nhưng cũng rất hào hùng này, với các khẩu hiệu hành động “Tất cả vì đảo nhỏ thân yêu”, “Còn đất liền còn đảo”, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng ủy Khu vực Vĩnh Linh, một phong trào thi đua sẵn sàng chi viện, tiếp tế cho đảo được phát động mạnh mẽ. Hàng trăm lá đơn tình nguyện xin tham gia tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ, nhiều lá đơn được viết bằng máu của Nhân dân các xã ven biển: Vĩnh Quang, Vĩnh Thái, Vĩnh Thạch, Vĩnh Giang gửi lên Khu ủy Vĩnh Linh xin được tham gia làm nhiệm vụ tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ.
Toàn khu vực Vĩnh Linh dấy lên phong trào sâu rộng bằng những việc làm thiết thực “Ngày Cồn Cỏ”, “Làng Cồn Cỏ”, “Việc làm Cồn Cỏ”... Nơi nào cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt nhất nơi đó được đặt tên là Cồn Cỏ.
Từ năm 1964-1966, Mỹ tăng cường đánh phá hủy diệt đảo Cồn Cỏ. Nhu cầu chi viện cho đảo ngày càng lớn, quân và dân Vĩnh Linh không ngại gian khổ, hy sinh, quyết tâm mở “con đường máu” tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ với tinh thần “Còn một người dân, Vĩnh Linh còn đi tiếp tế cho Cồn Cỏ”. Để tránh kẻ thù, quân và dân Vĩnh Linh sử dụng thuyền nan, thuyền ván chèo tay để dễ luồn lách, cơ động tiếp tế cho đảo.
Một bộ phận hỏa lực của pháo binh, phòng không được điều ra sát bờ biển, hiệp đồng chặt chẽ với hỏa lực trên đảo và thông tin từ các đài quan sát để tổ chức tác chiến vượt biển; đồng thời cũng sẵn sàng chấp nhận mọi tình huống khi không tránh được địch thì quyết tử với kẻ thù. Vì thế, mỗi chuyến thuyền chở lương thực, vũ khí, đạn dược chi viện cho đảo được trang bị vũ khí cá nhân để chiến đấu; các thuyền hộ tống trang bị hỏa lực mạnh như súng cối, ĐKZ, B40, B41, CKC, lựu đạn.
Với quyết tâm giữ đảo đến cùng, từ năm 1965-1972, bằng những chiếc thuyền ván, thuyền nan, chèo tay, chạy buồm, xã Vĩnh Quang đã huy động 720 lượt thuyền, vận tải 2.308 chuyến, 10.850 ngày công, xã Vĩnh Thái huy động 110 lượt thuyền, vận tải 2.100 chuyến, hơn 10.000 ngày công, xã Vĩnh Giang huy động 4.800 ngày công, xã Vĩnh Thạch huy động 3.530 ngày công...vận chuyển hàng hóa, đạn dược tiếp tế cho đảo, để Cồn Cỏ có thêm sức mạnh đánh trả và chiến thắng quân xâm lược...
Bia tưởng niệm liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ tại xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh -Ảnh: Đ.T
Hãy đọc những lời tự sự của nhân vật Giang trong tiểu thuyết “Ra đảo” của nhà văn Nguyễn Khải để biết được phần nào công tác chuẩn bị và những trăn trở, lo toan của người Vĩnh Linh khi chuyển hàng hóa, đạn dược ra đảo Cồn Cỏ: “Đêm ni sẽ đi ba thuyền, nếu trót lọt, đêm mai sẽ đi năm thuyền - Giang thầm tính toán. Mấy bữa ni đang có gió Tây, cập đảo dễ. Bọn nó đã đi chưa nhỉ? Chắc đi rồi, đi lâu rồi, họ chia tay với gia đình có nhẹ hơn miềng. Trong ba thằng thuyền trưởng chỉ có một thằng còn để vợ con ở nhà. Vợ nó khỏe, mới một con, có bề chi cũng dễ xoay xở...Họp xong nếu quyết định đi ngay, lại phải cho người chạy lộn về chèo thuyền xuống nhận hàng. Mỗi thuyền bốc ba tấn hàng, bốc thật gọn cũng tám, chín giờ tối mới kéo buồm cho đi. Đi được gió, được nước, không gặp tàu địch, phải nửa đêm mới cập đảo. Hoặc ở lại hoặc về ngay để đêm sau đi chuyến nữa... Ấy là trong những điều kiện rất thuận lợi. Không có bom tọa độ ném khi bốc hàng, không phải đánh nhau khi ra đảo, không có thuyền đắm, không có người chết, không có chuyện chi xảy ra hết, cũng đã rất lắm việc. Chiến tranh là rất lắm việc, vô vàn công việc, những việc chưa từng làm, nhưng hò hét nhau làm cũng bằng xong... Quen cả, rồi quen cả”...
Trong “Ký sự miền đất lửa” của đồng tác giả Vũ Kỳ Lân và Nguyễn Sinh viết từ những ngày khói lửa, gian nan đó cũng đã khắc họa rõ nét về “hành trình máu” Vịnh Mốc - Cồn Cỏ, Cửa Tùng - Cồn Cỏ... “Hàng ngàn tấn vũ khí, kể cả pháo 75, cao xạ 37 ly, lương thực, vật dụng đã được những chiếc thuyền gỗ chạy bằng buồm, chèo tay đơn sơ chở từ đất liền ra, đủ cho các chiến sĩ ngoài đảo sống không đến nỗi thiếu thốn và chiến đấu liên tục hàng hai, ba năm. Nhưng cái giá của mỗi viên đạn, mỗi hạt gạo đều phải tính bằng máu...”.
Trong kháng chiến chống Mỹ, suốt 1.440 ngày đêm, Cồn Cỏ đã đánh 841 trận, bắn rơi 48 máy bay, bắn chìm và cháy 17 tàu chiến. Với những thành tích vẻ vang, đảo Cồn Cỏ đã vinh dự 2 lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (tháng 1/1967 và tháng 8/1970); có 5 cá nhân được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 3 lần được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Trong chiến công chung này, quân và dân Vĩnh Linh có những đóng góp xứng đáng.
Ngày 19/3/1975, tỉnh Quảng Trị phần phía Nam sông Bến Hải được giải phóng. Hai vùng Bắc, Nam của tỉnh được thống nhất. Ngày 20/9/1975 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245/NQ/TW về việc hợp nhất ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và đặc khu Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên. Đảo Cồn Cỏ lúc này trực thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh.
Ngày 23/3/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 91/ HĐBT chia huyện Bến Hải thành hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh, đảo Cồn Cỏ lúc này trực thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh. Ngày 1/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 174/2004/NĐ-CP về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ-đơn vị hành chính thứ 10 của tỉnh Quảng Trị.
Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập huyện 1/10 (2004 - 2024), 65 năm Ngày truyền thống lực lượng vũ trang đảo Cồn Cỏ 8/8 (1959 - 2024), Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện đảo Cồn Cỏ tự hào vì đã khơi dậy nội lực, tận dụng thời cơ, từng bước vượt qua khó khăn và đã đạt những thành tựu đáng ghi nhận: kinh tế - xã hội có bước phát triển; công tác xây dựng Đảng đạt những kết quả tích cực; hệ thống chính trị được củng cố và hoạt động hiệu lực, hiệu quả; quốc phòng-an ninh tiếp tục được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng lên; xứng đáng với niềm tin yêu và hy vọng của Nhân dân Vĩnh Linh, Nhân dân Quảng Trị về đảo nhỏ anh hùng, “hòn ngọc giữa Biển Đông” của Tổ quốc.
Đào Tâm Thanh
Chỉ ra nhiều vi phạm trong quá trình công tác của một số nguyên lãnh đạo cấp cao, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nguyên Phó Thủ...
QTO - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động...
QTO - Những năm qua, huyện Vĩnh Linh luôn chú trọng thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng cơ sở vững mạnh, cụm an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu, giữ gìn an...
QTO - Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết ngày 21/7/1954, đế quốc Mỹ đã dựng chính quyền tay sai ở miền Nam, ngang nhiên bội ước hiệp định và rắp tâm xâm...
QTO - Ngày 22/11/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 63-SL. Theo đó, nước Việt Nam đặt hai thứ cơ quan: Hội...
QTO - Kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống lực lượng vũ trang Quảng Trị 23/8 (1945 - 2024): Phát huy tinh thần sáng tạo, vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
QTO - Thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Vĩnh Linh phối hợp chặt chẽ với đoàn thể chính trị -xã hội trong huyện triển khai đồng bộ các giải pháp xây...
QTO - Xác định cải cách hành chính là chủ trương lớn của Nhà nước, nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị - xã hội, thời gian qua, huyện Vĩnh Linh...
Sáng 20/8, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân đã khai trương Trang thông tin đặc biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo có tâm, có tầm của Đảng và Triển...
QTO - Đảng bộ xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh gồm 12 chi bộ trực thuộc với 148 đảng viên. Vượt qua những khó khăn của một xã miền núi, năm 2023 Vĩnh Ô là 1...
QTO - Mùa thu tháng Tám năm 1945, tại đình Tân Trào, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Quốc dân Đại hội thông qua chủ trương tổng khởi nghĩa...
(QĐND) - Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đưa lịch sử dân tộc sang trang mới, đánh dấu bước nhảy vọt vĩ đại trong quá trình phát...