Cập nhật:  GMT+7

Nỗ lực đưa điện về vùng sâu, vùng xa

(QT) - Có lẽ chỉ người dân vùng sâu, vùng xa bấy lâu quen dùng đèn dầu tù mù mới thấu hiểu, cảm nhận được ánh nguồn điện sáng làm thay đổi tích cực cuộc sống của mình như thế nào. Và cũng chỉ có người cán bộ, công nhân trực tiếp mang ánh sáng điện đến vùng sâu, vùng xa mới chia sẻ hết niềm vui của đồng bào khi có điện. Ông Trần Hữu Chiến, Giám đốc Điện lực Đakrông (Quảng Trị) cho biết: “Chúng tôi thật sự xúc động giây phút đóng cầu dao đưa điện đến với đồng bào. Khi ấy tất cả bà con thôn bản tập trung đông đủ chờ đón nguồn sáng đầu tiên. Trong ánh điện bừng lên một góc rừng, họ vui mừng mở nhạc múa hát suốt đêm”.

Điện về làng bản Đakrông

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các địa phương vùng sâu, vùng xa bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, nhưng trên địa bàn huyện Đakrông vẫn còn 15 thôn, bản với trên 700 hộ dân, chủ yếu đồng bào Vân Kiều, Pa Kô sống rải rác trên dãy Trường Sơn chưa có điện sinh hoạt. Thế nên cuộc sống của họ còn lạc hậu, thiếu thốn mọi bề. Việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn. Đáp ứng nguyện vọng người dân, tiểu dự án nâng cấp và mở rộng lưới điện phân phối nông thôn - phần mở rộng tỉnh Quảng Trị do Tổng Công ty Điện lực miền Trung đầu tư với tổng số tiền trên 71 tỷ đồng lắp đặt hệ thống đường dây, công tơ điện và bóng điện trong nhà cho đồng bào dân tộc thuộc các xã Tà Long, A Vao, Đakrông, Hướng Hiệp của huyện Đakrông. Dự án đã tạo nên bước đột phá tích cực trong việc đưa điện đến địa bàn vùng sâu, vùng xa đồng bào dân tộc ít người trên toàn tỉnh. Dòng điện băng qua núi đồi, sông suối mang ánh sáng văn minh về từng mái ấm khắp vùng cao xa xôi heo hút. Có điện, cuộc sống người dân bước sang một trang mới. Hầu hết đồng bào đều tiết kiệm chi tiêu mua sắm phương tiện nghe nhìn. “Hộ nghèo nhất cũng có cái máy nghe nhạc, hay cái đài sạc điện để theo dõi thông tin thời sự”, một già làng cho biết. Một người dân khác tâm sự: “ Chứng kiến các em học sinh ê a học bài dưới ánh điện, chúng tôi đều tin tưởng một cuộc sống tươi sáng đang chờ ở phía trước. Đặc biệt, lớp thanh niên trước đây chỉ biết vào rừng, đốt lửa, tụ tập uống rượu, nay đến giờ là rủ nhau xem các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam, đài địa phương hay chương trình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nhận thức về pháp luật, kiến thức về xã hội của đồng bào được nâng cao. Đồng bào biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để thay đổi tập quán canh tác lạc hậu”. Câu chuyện bản làng vùng xa có điện không dừng lại ở đó. Có điện rồi, làm sao đồng bào dùng điện an toàn cũng là điều đáng quan tâm. Nhiệm vụ này được Điện lực Đakrông nỗ lực triển khai hiệu quả. Ông Trần Hữu Chiến, Giám đốc Điện lực Đakrông cho biết: “Theo quy định, sau khi Điện lực Đakrông tiếp nhận lưới điện hạ áp mới triển khai làm thủ tục sau công tơ điện. Người dân phải đến trụ sở điện lực để làm thủ tục đăng ký hộ sử dụng điện. Nhưng chia sẻ với đồng bào vùng sâu, vùng xa cách trở, chúng tôi cử cán bộ mang hồ sơ đăng ký sử dụng điện đến tận từng thôn, bản, tận tình giúp đỡ người dân hoàn thành thủ tục để được dùng điện kịp thời. Đồng thời tập huấn cho đồng bào cách dùng điện an toàn, tiết kiệm, một số kỹ năng ứng phó khi xảy ra sự cố điện. Đây là công việc hết sức nặng nhọc phải một thời gian dài mới hoàn thành”. Có một thực tế, đặc thù của Điện lực Đakrông là cấp điện tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số nên công tác quản lý, thu tiền điện gặp rất nhiều khó khăn. Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đồng bào, Điện lực Đakrông triển khai nhiều hình thức thu phù hợp với thực tế địa bàn như thu tại nhà, điểm thu gần nơi cư trú của khách hàng, thu tại quầy giao dịch khách hàng. Kết quả nhiều năm liền hệ số thu tiền điện vượt kế hoạch, năm 2015 thực hiện đạt 100,2%, tăng 2,2% so với kế hoạch. Ngoài ra đơn vị chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong việc ngăn ngừa, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm sử dụng điện. Tuyên truyền vận động người dân không vi phạm trong sử dụng điện. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng điện. Bên cạnh đẩy mạnh sản xuất- kinh doanh hiệu quả, Điện lực Đakrông chú trọng các phong trào an sinh xã hội, nhân đạo trên địa bàn. Các phong trào từ thiện như xây dựng quỹ khuyến học, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, thăm hỏi tặng quà gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... luôn được cán bộ, công nhân viên chức ngành điện tự giác tham gia. Hiện nay theo chương trình “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, Điện lực Đakrông đang bảo trợ cháu Hồ Văn Đang ở thôn Phú An, xã Hướng Hiệp từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2016 với số tiền 150.000 đồng/tháng. Hình thức bảo trợ này sẽ được nhân rộng trong thời gian tới. Để tiếp tục hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2016, Điện lực Đakrông tiếp tục công tác củng cố hoàn thiện lưới điện, đảm bảo cung ứng điện ổn định và an toàn cho khách hàng, bố trí phương thức vận hành và kế hoạch công tác trên lưới điện hợp lý, hạn chế thấp nhất thời gian ngừng cấp điện để tăng doanh thu. Đồng thời cải tiến công tác quản lý, khắc phục những tồn tại để ngày càng nâng cao chất lượng công tác dịch vụ và giao tiếp khách hàng. Tiếp tục ổn định tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý để hoạt động theo mô hình mới. Xây dựng đội ngũ đủ năng lực phù hợp với mô hình mới để hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2016. Bài, ảnh: MINH TUẤN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cựu chiến binh thi đua phát triển kinh tế

Cựu chiến binh thi đua phát triển kinh tế
2016-07-04 06:05:14

(QT) - Những năm qua, phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp của Cựu chiến binh (CCB) thành phố Đông Hà (Quảng Trị) đạt được nhiều...

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Gio Sơn

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Gio Sơn
2016-07-04 06:04:15

(QT) - Mặc dù không phải là xã điểm chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011- 2015 của huyện, tỉnh, nhưng xã Gio Sơn là đơn vị đầu tiên của...

Liên kết cùng nông dân trồng rừng gỗ lớn

Liên kết cùng nông dân trồng rừng gỗ lớn
2016-07-03 05:52:43

(QT) - Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị là đơn vị đầu tiên được cấp chứng chỉ CoC (chuỗi hành trình sản phẩm) của Hiệp Hội quản lý rừng quốc tế (FSC) ban hành,...

Tâm nguyện và hiện thực sống động

Tâm nguyện và hiện thực sống động
2016-07-01 08:36:15

(QT) - 27 năm trước, đúng 15 giờ ngày 22/7/1989, tại hội trường UBND thị xã Đông Hà đã diễn ra cuộc gặp mặt cảm động mừng sự kiện lập lại tỉnh Quảng Trị (1/7/1989). Diễn văn...

Doanh nghiệp đang cần gì?

Doanh nghiệp đang cần gì?
2016-07-01 08:21:49

(QT) - Thời gian qua, trong điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự vào cuộc và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của UBND tỉnh và...

Triệu Phước, vùng quê khởi sắc

Triệu Phước, vùng quê khởi sắc
2016-06-30 13:30:45

(QT) - Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Triệu Phước là một trong 4 xã được tỉnh Quảng Trị cũng như huyện Triệu Phong chọn làm điểm...

“Kỹ sư nuôi ong” ở Cam Thủy

“Kỹ sư nuôi ong” ở Cam Thủy
2016-06-30 10:23:29

(QT) - Dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng anh đã được người nuôi ong ở địa phương xem là “kỹ sư nuôi ong” thực thụ vì những kiến thức, kỹ thuật hữu ích mà anh truyền thụ cho họ. Anh...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết