
{title}
{publish}
{head}
QTO - Vướng vào tín dụng đen, nhiều người vay tiền bị mờ mắt bởi những lời quảng cáo về thủ tục, phương thức đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện. Chính điều đó làm người dân quên đi khoảng tối đằng sau nó. Để đòi nợ, những kẻ liên quan đến tín dụng đen thường gây mất an ninh, trật tự, sẵn sàng vi phạm pháp luật.
Hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc cho vay tín dụng đen của đối tượng Bùi Đức Thái - Ảnh: Q.H
Sử dụng “biện pháp mạnh” để đòi nợ
Dù mới xuất hiện phổ biến trong vài năm gần đây nhưng tín dụng đen đã phát triển nhanh chóng trên địa bàn tỉnh. Các đối tượng liên quan đến tín dụng đen hình thành tổ chức, đường dây, hoạt động có sự phân cấp, thường núp bóng dưới dạng công ty tài chính. Để dễ làm ăn, các đối tượng phân chia địa bàn khá rõ ràng. Thông thường, hoạt động tín dụng đen có sự cấu kết với các băng, nhóm tội phạm. Tín dụng đen là nguồn cung cấp tài chính cho các đối tượng trong các băng, nhóm này. Vì thế, đi cùng với sự phát triển của tín dụng đen, những vụ việc gây mất an ninh, trật tự trong
tỉnh cũng ngày một tăng.
Đến giờ, nhiều người dân ở xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh vẫn nhớ vụ việc gây mất an ninh, trật tự ở địa phương liên quan đến tín dụng đen. Cách đây không lâu, do mâu thuẫn trong việc vay nợ, Nguyễn Thị Sinh (sinh năm 1971), trú tại TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã gọi nhóm đối tượng ở TP. Huế vào nhà của T.Q.T. (sinh năm 1983), trú tại thôn Huỳnh Công Đông, xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh để đòi nợ. Tại đây, không chỉ đe dọa, các đối tượng này còn có hành vi đánh đập anh T. bất chấp mọi sự ngăn cản. Mọi việc chỉ kết thúc khi lực lượng chức năng xuất hiện.
Trước đó, đêm 2/4/2019, nhóm 4 thanh niên quê ở xã Tam Đông, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội ập đến đòi nợ tại nhà bà N.T.T., trú tại phường Đông Lương, TP. Đông Hà. Chỉ ít phút sau khi có mặt, nhóm đối tượng đã làm xáo trộn tình hình an ninh, trật tự của cả khu vực. Khi lực lượng chức năng xuất hiện, các đối tượng mới dừng tay. Tại cơ quan chức năng, các đối tượng trên khai nhận thuê nhà ở Phường 2, TP. Đông Hà hoạt động cho vay nặng lãi. Khi bị phát hiện, yêu cầu làm việc, nhóm đối tượng này đã có 70 con nợ.
Năm ngoái, tại TP. Đông Hà, một vụ việc đòi nợ gây mất an ninh, trật tự cũng diễn ra. Cụ thể, ngày 6/12/2022, Nguyễn Thành Linh (sinh năm 1994), trú tại Khu phố 5, phường Đông Giang, TP. Đông Hà đến nhà bà N.T.T.H. (sinh năm 1982), trú tại Khu phố 8, Phường 1, TP. Đông Hà để đòi nợ, khiến những người liên quan và bà con, hàng xóm hoảng sợ, lo lắng. Theo bà H., trước đó bà và gia đình đã nhận được nhiều cuộc gọi đe dọa.
Những vụ việc trên chỉ là những phần nổi, phản ánh hệ lụy của tín dụng đen. Đa số những người vay mượn của các tổ chức, cá nhân “bắt tay” với tín dụng đen đều cố che giấu mọi việc. Vì xấu hổ, một số người không dám báo với lực lượng chức năng hoặc những người xung quanh dù bị đánh đập, phá hoại tài sản, xiết nợ… Nắm bắt tâm lý đó, những kẻ liên quan đến tín dụng đen không ngại tung ra những “biện pháp mạnh” để đòi nợ.
Những kẻ đứng sau tín dụng đen
Theo thống kê của UBND tỉnh, hiện nay, trên địa bàn có 7 công ty tài chính được đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị. Hầu hết công ty đều có số lượng lớn điểm giới thiệu dịch vụ, trải dài về tận xã, phường, thị trấn. Phần lớn các công ty, chi nhánh đều hướng đến nhóm khách hàng không tiếp cận được khoản vay của ngân hàng và người cần những khoản tiền cấp bách trong thời gian ngắn.
Các công ty kể trên hoạt động kinh doanh với hình thức cầm cố tài sản hợp pháp, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dễ phát sinh tội phạm, nhất là lợi dụng cầm cố tài sản để hoạt động tín dụng, dễ phát sinh tội phạm như: đe dọa, cưỡng đoạt, bắt giữ người trái pháp luật… Cùng với các công ty tài chính đã được đăng ký, Công an tỉnh vừa tiến hành rà soát và xác định có 71 cơ sở cầm đồ; 15 công ty, cơ sở tài chính; 146 cá nhân có biểu hiện hoạt động liên quan đến tín dụng đen.
Ngoài ra, trên địa bàn đã và đang tồn tại những nhóm, đối tượng đơn lẻ, không hoạt động cố định, cho vay nặng lãi với nhiều thủ đoạn. Phần lớn các đối tượng này là người ngoại tỉnh, thuê khách sạn, nhà để ở, làm việc, chuyên lôi kéo người vay tiền và đi đòi nợ.
Đến giờ, người dân ở huyện Cam Lộ vẫn còn nhắc đến một “chủ nợ” khiến nhiều người phải sợ hãi, đó là Nguyễn Thắng Lợi, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. Từ miền Bắc, Lợi vào TP. Đông Hà để thuê nhà nghỉ, rồi lên huyện Cam Lộ để kiếm khách hàng. Bằng phương thức in tờ rơi có nội dung “Hỗ trợ người tiêu dùng” rồi đem dán lên trụ điện, rải ở khu vực đông dân cư kèm theo số điện thoại, Lợi đã thành công trong việc thu hút khách hàng. Nhiều người đặt bút ký hợp đồng với Lợi dẫu biết lãi suất bị “thổi” cao ngất ngưởng.
Tính riêng trong tháng 3 và tháng 4/2019, Lợi đã cho 34 trường hợp trú tại huyện Cam Lộ vay với số tiền gần 500 triệu đồng, thu lợi bất chính trên 110 triệu đồng. Sau một thời gian hoành hành ở huyện Cam Lộ, đến tháng 6/2019, Nguyễn Thắng Lợi bị khởi tố về tội “cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự”. TAND huyện Cam Lộ đã tuyên phạt bị cáo Lợi 15 tháng cải tạo không giam giữ và phạt bổ sung 35 triệu đồng.
Cũng sa lưới pháp luật trong năm 2019 với tội danh như trên, Bùi Đức Thái, ở phường Đa Phúc, quận Kinh Dương, TP. Hải Phòng từng một thời “nổi danh” trong giới tín dụng đen. Vào TP. Đông Hà, Thái đã nhanh chóng xây dựng địa bàn và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người vay tiền nhưng không có khả năng trả. Chỉ tính từ tháng 3 - 7/2019, Thái đã cho 14 người vay 367 triệu đồng với mức lãi suất từ 114 đến 536%/năm. Trong 4 tháng, có trường hợp phải trả cho Thái số tiền lãi ngang bằng tiền vay.
Mới đây, Công an Phường 5, TP. Đông Hà đã đến kiểm tra hành chính tại nhà trọ số 54 Trần Phú, TP. Đông Hà. Đây là nơi trú ngụ của 5 đối tượng đến từ TP. Hà Nội và các tỉnh: Bắc Giang, Thái Nguyên nghi vấn hoạt động tín dụng đen. Khi lực lượng chức năng kiểm tra, các đối tượng đã có hành vi cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ. Công an TP. Đông Hà đã xử phạt vi phạm hành chính các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Người vay vô tình “tiếp tay” cho tín dụng đen
Dù lực lượng chức năng đã có nhiều nỗ lực phòng, chống nhưng hoạt động của các đối tượng liên quan đến tín dụng đen vẫn tiếp diễn. Có nhiều lý do dẫn đến điều này. Trong đó, nguyên nhân chính vẫn là sự vô tình “tiếp tay” của những người có nhu cầu vay tiền. Từ trước đến nay, việc vay và cho vay là quan hệ dân sự tự nguyện, có sự thỏa thuận của hai bên. Khi có cầu, ắt sẽ có cung, khó ai can thiệp được.
Thông thường, chỉ đến khi người vay tiền không trả được nợ, bị đe dọa, đánh đập thì vụ việc mới được trình báo cho lực lượng chức năng. Ở nhiều trường hợp, nạn nhân của tín dụng đen chọn giải pháp im lặng. Đây là lý do khiến việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý những vấn đề liên quan đến tín dụng đen khá khó khăn.
Được biết, bên cạnh “bắt tay” với tín dụng đen theo kiểu “truyền thống”, hiện nay, một số người dân còn làm quen với hình thức cho vay trực tuyến. Đây được đánh giá là hình thức vay đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện hơn nhưng có rất nhiều rủi ro. Với hình thức vay tiền mới này, người vay chỉ cần tải ứng dụng về điện thoại di động rồi thực hiện các bước thao tác theo hướng dẫn. Tiền sẽ được chuyển về qua tài khoản ngân hàng đã đăng ký trên ứng dụng. Mặc dù Bộ Công an từng nhiều lần khuyến cáo người dân cảnh giác, không đặt niềm tin vào những lời quảng cáo hình thức vay tiền này nhưng nhiều người vẫn bất chấp.
Ngoài đa dạng hóa cách tiếp cận khách hàng, đối tượng cho vay với hình thức tín dụng đen sử dụng rất nhiều thủ đoạn tinh vi. Các đối tượng thường chia nhỏ các giao dịch cho vay để số tiền thu lời thấp, tránh bị xử lý hình sự hoặc thu tiền gốc trước, sau đó mới thu tiền lãi. Nếu phát hiện ra, lực lượng chức năng cũng khó kết luận các đối tượng thu lợi bất chính từ tiền lãi. Trong hoạt động, các đối tượng liên quan đến tín dụng đen thường giấu hợp đồng, tài sản cầm cố ngoài trụ sở đăng ký kinh doanh, nơi kín đáo.
Khi “có biến”, các đối tượng tiêu hủy, tẩu tán một cách nhanh chóng. Không dừng lại ở đó, các đối tượng thường lợi dụng các ứng dụng phần mềm có nguồn gốc máy chủ tại nước ngoài để hoạt động cho vay lãi. Một số đối tượng điều hành là người nước ngoài, khó xác định nhân thân, lai lịch.
Chúng thuê các đối tượng trong nước đứng ra thực hiện giao dịch, chia thành nhiều bộ phận riêng biệt, cách xa nhau về mặt địa lý, gây khó khăn trong công tác điều tra, làm rõ toàn bộ hoạt động phạm tội của tổ chức tội phạm. Quá trình điều tra, các đối tượng sử dụng sim rác hoặc tài khoản zalo, facebook ảo để liên lạc với người vay. Do đó, việc củng cố chứng cứ, làm rõ các hành vi đe dọa, làm nhục, vu khống, cưỡng đoạt tài sản… trở nên khó khăn.
Từ thực tế trên, có thể thấy rằng, việc xử lý tín dụng đen và những băng, nhóm tội phạm là nhiệm vụ không đơn giản. Nhiệm vụ đó càng khó khăn hơn khi người dân vẫn một cách vô tình hay cố ý “tiếp tay” cho tín dụng đen. Hơn lúc nào hết, người dân trong tỉnh, đặc biệt là các bậc phụ huynh cần nhắc nhở, khuyên bảo con em mình tỉnh táo, nâng cao tinh thần cảnh giác trước những thủ đoạn của các đối tượng hoạt động tín dụng đen nhằm tránh xảy ra tình trạng “tiền mất tật mang”.
Trương Quang Hiệp
Bài 3: Cần sự vào cuộc quyết liệt
Nỗ lực đẩy lùi tín dụng đen. Bài 1: Muôn nẻo vướng vào tín dụng đen
Nghe theo lời quảng cáo, mời chào hấp dẫn, một số người dân Quảng Trị khi gặp khó khăn đã tìm đến tín dụng đen. Tưởng rằng sẽ tìm thấy chiếc “phao cứu sinh” để vượt qua giai đoạn khó khăn, túng thiếu nhưng họ không ngờ lại rơi vào cái bẫy giăng sẵn của đối tượng xấu.
Nghe theo lời quảng cáo, mời chào hấp dẫn, một số người dân Quảng Trị khi gặp khó khăn đã tìm đến tín dụng đen. Tưởng rằng sẽ tìm thấy chiếc “phao cứu sinh” để ...
Nhận thức rõ mặt trái và những hệ lụy mà tín dụng đen gây ra, thời gian qua, các cấp, ngành, đơn vị liên quan trong tỉnh đã nỗ lực vào cuộc, phòng ngừa, đấu ...
Thời gian qua, lợi dụng những khó khăn về tài chính của công nhân, người lao động, các đối tượng cho vay lãi nặng, "tín dụng đen" đã tung ra những chiêu trò ...
Chỉ một thời gian sau khi “con nợ” bị điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bản thân mình là bị hại, “chủ nợ” sau đó cũng bị “lộ” hành vi cho vay lãi ...
Thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan ...
Câu chuyện về một chủ thẻ nợ tín dụng từ 8,5 triệu đồng lên hơn 8,8 tỉ đồng sau 11 năm đang “nóng” trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, thu ...
Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội ở Đông Hà đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình hình tội phạm ...
Hiện nay, nhiều app cho vay online được mở để đáp ứng nhu cầu vay nhanh gọn của người tiêu dùng. Tuy nhiên bên cạnh một số app hoạt động uy tín có không ít app ...
QTO - Đến khoảng 14 giờ 20 phút ngày 4/4, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH), Công an tỉnh Quảng Trị cùng Công an xã...
QTO - Hôm nay 2/4, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lao Bảo, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa phối hợp và bắt giữ 1 đối...
QTO - Hôm nay 30/6, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị đã hoàn thiện các thủ tục tiếp nhận và bàn giao chị H.T.T., là nạn nhân bị lừa...
QTO - Đồn Biên phòng Triệu Vân (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa bắt giữ 1 đối tượng có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn.
QTO - Bước đầu Bộ Công an xác định, từ năm 2022 đến nay, đường dây do 2 người phụ nữ ở thị trấn Lao Bảo cầm đầu đã buôn lậu trên 3 tấn vàng, có tổng trị...
QTO - Thực hiện kế hoạch đấu tranh Chuyên án A2-423p, vào lúc 15 giờ 40 phút hôm nay 22/6, tại thôn Khe Ngài, xã Đakrông, huyện Đakrông, Đoàn Đặc nhiệm...
QTO - Hôm nay 19/6, Chủ tịch UBND xã Phong Bình (huyện Gio Linh) Nguyễn Đức Sâm cho biết, Nguyễn Hữu Hoàng (sinh năm 1997), trú tại thôn Lan Đình đã hoàn...
QTO - Chiều nay 17/6, lãnh đạo Công an huyện Vĩnh Linh cho biết, đang xem xét để xử phạt một người đàn ông về hành vi sàm sỡ phụ nữ.