{title}
{publish}
{head}
Những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Hướng Hóa không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đóng góp vào thành tích chung của ngành GD&ĐT huyện, không thể không kể đến những tấm gương giáo viên tâm huyết với nghề, giàu sáng tạo. Đặc biệt từ đầu năm 2024 đến nay, huyện có 2 giáo viên nằm trong số 13 cán bộ, giáo viên ở Quảng Trị vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý “Nhà giáo Ưu tú” vì đã có công trong sự nghiệp GD&ĐT của địa phương.
Người mẹ hiền của trẻ nhỏ vùng cao
Quê ở huyện Cam Lộ nhưng sự nghiệp của cô giáo Trần Thị Châu, công tác tại Trường Mầm non A Xing, xã Lìa gắn liền với vùng đất của đồng bào dân tộc thiểu số Hướng Hóa như một mối nhân duyên. Sống trong cộng đồng người Vân Kiều, cô Châu dần thấu hiểu những khó khăn vất vả của đồng bào nơi đây, việc duy trì sĩ số học sinh đến trường là một thử thách không hề nhỏ.
Hơn 2 năm đầu lên với vùng đặc biệt khó khăn chờ biên chế, cô tự nguyện mở lớp học miễn phí ngay tại nhà dạy cho các cháu nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đến khi nhận biên chế chính thức tại Trường Mầm non A Xing, cô lại càng hết mình vì học sinh vùng khó này.
Thấu hiểu sự thiếu thốn về mọi mặt của phụ huynh và học sinh, với suy nghĩ muốn chia sẻ, tạo động lực cho các em có thêm điều kiện đến trường, cô tích cực về tận từng nhà phụ huynh vừa tuyên truyền, vận động, vừa động viên, giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình có con em trong độ tuổi đến trường.
Cô Châu luôn gần gũi, chia sẻ khó khăn với học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh: N.T
Hằng tháng, cô trích lương của mình để hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho những gia đình có con em theo học ở trường có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời, cô đặt mua những tấm vải hoá giá của các đại lý, quyên góp thêm áo quần đã qua sử dụng về tích trữ tại nhà.
Hằng đêm, cô dành thời gian cắt may, chỉnh sửa áo quần, may khẩu trang, túi xách tặng cho học sinh nghèo. Ngoài giờ lên lớp, cô Châu còn tranh thủ tăng gia sản xuất để hỗ trợ cho bữa ăn của các cháu thêm đầy đủ chất. Tích cực vận động, quyên góp để hỗ trợ thêm các cháu về thực phẩm thiết yếu, quần áo, giày dép, đồ dùng học tập.
Mùa mưa bão, cô sẵn sàng đưa đón, cõng các cháu qua những đoạn đường ngập nước để đến lớp an toàn. Ngoài ra, cô tự nguyện tham gia lớp xóa mù chữ với mong muốn bản làng ai cũng biết đọc, biết viết. Kết nối với nhiều đơn vị thiện nguyện để vận động nguồn hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số, nhất là lúc dịch bệnh, thiên tai, hoả hoạn...
“Khi đến với bản làng, sống cùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôi thực sự đồng cảm, nhất là thương các cháu nhỏ còn thiếu thốn điều kiện ăn mặc, học hành, chưa rành tiếng phổ thông. Tôi mong muốn được góp một phần để giúp đỡ các cháu nhỏ có điều kiện học tập tốt trong giai đoạn được coi là tiền đề quan trọng cho hành trình phát triển sau này”, cô Châu bộc bạch.
Miệt mài vì một môi trường giáo dục chất lượng
Với 24 năm tuổi nghề, cô giáo Lê Thị Minh Phụng, giáo viên Trường Tiểu học Tân Long luôn là một tấm gương sáng về tinh thần tự học, rèn luyện, tích cực nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, xây dựng nhiều giải pháp giảng dạy thiết thực, phù hợp và nâng cao chất lượng trong việc rèn luyện học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1.
Quá trình lên lớp, cô lấy học sinh làm trung tâm, giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ phụ đạo học sinh học lực hạn chế, khích lệ các em có hứng thú đến trường. Chú trọng việc nghiên cứu xây dựng các chuyên đề giáo dục chất lượng, nhất là các chuyên đề dành cho khối lớp 1 đã được ứng dụng hiệu quả trong toàn trường, như các chuyên đề: “Hoạt động trải nghiệm lớp 1”, “Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông trong các môn học lớp 1”; “Lồng ghép giáo dục tai nạn bom mìn và vật liệu chưa nổ vào các môn học”...
Nhiều năm liền cô Phụng đảm nhận vai trò là báo cáo viên cấp trường về các chuyên đề chương trình tiếng Việt lớp 1, công nghệ giáo dục, ứng dụng phần mềm trong dạy học, lồng ghép học thông qua trò chơi trong các môn học.
Tranh thủ những ngày hè, cô Phụng lên lớp phụ đạo miễn phí cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương -Ảnh: N.T
Nhằm đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, cô chủ động xây dựng kịch bản các chương trình văn nghệ, sân khấu hoá, hội thi, diễn kịch, trò chơi dân gian, giải câu đố... Qua đó, tạo sự hứng khởi cho học sinh, giúp các em tự tin, mạnh dạn và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Nhờ thế chất lượng học sinh lớp 1 của Trường Tiểu học Tân Long đã được nâng lên rõ rệt.
Cô Phụng còn tích cực tham mưu Ban giám hiệu nhà trường nhiều giải pháp thiết thực trong việc tạo ra một môi trường giáo dục chất lượng. Điển hình như: tổ chức các hoạt động phụ đạo kiến thức cho học sinh; nâng cao hoạt động của hệ thống thư viện; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục - thể thao, các trò chơi dân gian để vừa nâng cao tinh thần rèn luyện sức khoẻ, vừa tạo không khí vui tươi phấn khởi trong nhà trường...
Cô giáo Phụng chia sẻ: “Đối với học sinh miền núi điều kiện học tập còn nhiều hạn chế, đòi hỏi giáo viên phải là người chủ động, linh hoạt. Từ hiểu hoàn cảnh học sinh đến tận tâm giảng dạy, động viên khích lệ các em, đồng hành với các em trong việc học, tôi mong muốn góp phần nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục, dần thu hẹp khoảng cách về điều kiện học tập và chất lượng giáo dục giữa vùng cao và vùng đồng bằng, thành thị”.
Đánh giá về những “Nhà giáo Ưu tú” ở địa phương, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hướng Hoá Nguyễn Thị Thanh Nga khẳng định: “Để nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao thì vai trò của các thế hệ giáo viên là vô cùng quan trọng. Thế mạnh của Hướng Hoá có đội ngũ giáo viên tâm huyết, trách nhiệm và hết lòng với nghề. Hai giáo viên Trần Thị Châu và Lê Thị Minh Phụng là những điển hình.
Ngành giáo dục huyện nhà rất vinh dự khi có những nhà giáo tận tụy, luôn nỗ lực vì sự nghiệp “trồng người” và tiếp tục tuyên truyền, động viên khích lệ đội ngũ giáo viên trên địa bàn lấy đó làm tấm gương sáng để phấn đấu, cống hiến, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó”.
Ngọc Trang
QTO - “Một mùa xuân mới lại về. Cách đây 50 năm, mùa xuân năm 1975, với sự tấn công như vũ bão của quân ta, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước...
QTO - Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, huyện Đakrông còn đẩy mạnh công tác...
QTO - Được đào tạo bài bản, ra trường với nhiều cơ hội rộng mở, thế nhưng bác sĩ Nguyễn Trọng Hiệp (sinh năm 1993), một người con xứ Huế lại quyết định...
QTO - Thời gian qua, chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở...
QTO - Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đến các xã có...
QTO - Tôi là người Vĩnh Linh. Tôi sinh ra, lớn lên, học tập, công tác và bây giờ về nghỉ hưu đều gắn bó với những diễn biến lịch sử và sự đổi thay của mảnh...
QTO - Là một địa phương vùng trũng của huyện Hải Lăng, những năm gần đây, bên cạnh mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, việc cải thiện các chỉ số...
QTO - Bà là Kăn Đê, một người phụ nữ Pa Kô đã ngoài 80 tuổi, hiện đang sống tại thôn Cu Tài 1, xã A Bung, huyện Đakrông.
QTO - Xã Hiền Thành nằm ngay bờ Bắc sông Bến Hải là tên gọi mới sau khi sáp nhập đơn vị hành chính từ 2 xã Vĩnh Hiền và Vĩnh Thành. Đây là vùng quê cách...
QTO - Gắn bó với nhiệm vụ không phải ai cũng đủ tâm huyết, trách nhiệm để làm, thời gian qua, chị LÊ MINH NGỌC, Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty...
QTO - Hơn 1 tháng nay, người dân đi lại, sinh sống trên đường 2/4, tuyến phố trung tâm của thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh luôn cảm thấy bất an vì nhiều...
QTO - Năm 2024, mặc dù triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức nhưng Cụm thi đua BHXH huyện, thị xã thuộc BHXH tỉnh đã chủ động,...