{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở cho người nghèo trên địa bàn huyện Đakrông. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện ở huyện miền núi Đakrông vẫn còn gặp một số khó khăn cần tháo gỡ.
Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo ở xã Tà Rụt -Ảnh: K.K.S
Trong chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Dự án 1, Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình 1719) thì trong năm 2022 và năm 2023, tổng số hộ dân được hỗ trợ là 201 nhà với tổng kinh phí hỗ trợ 8.040 triệu đồng từ ngân sách trung ương.
Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã xem xét giải quyết cho 196 hộ dân vay 7.820 triệu đồng để bổ sung làm nhà ở. Qua đó, đã giúp các hộ gia đình có thêm nguồn lực, hoàn thiện nhà ở đảm bảo “3 cứng” theo quy định.
Đến nay, 100% nhà ở đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Trong năm 2024, tổng kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ 10.720 triệu đồng và tương ứng 268 hộ dân được hỗ trợ. Đến nay, UBND huyện Đakrông đã phê duyệt danh sách 104 hộ dân của 7 xã, thị trấn trên địa bàn huyện được thụ hưởng. Hiện các hộ hưởng lợi đang triển khai xây dựng nhà ở.
Đối với chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Dự án 5, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với tổng kinh phí đã phân bổ cho đến nay là 68.600 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương 61.100 triệu đồng; ngân sách địa phương 5.700 triệu đồng; vốn huy động từ Đề án số 197/QĐ-UBNDMTTQ về huy động nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ xây mới nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2022 - 2026 là 1.800 triệu đồng. 850 hộ dân được hỗ trợ xây mới nhà ở; 209 hộ được hỗ trợ sửa chữa nhà ở.
Kết quả giải ngân nguồn vốn tính đến 15/6/2024 là 33.252 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương 31.452 triệu đồng (đạt 51,48%); vốn huy động hợp pháp khác 1.800 triệu đồng (nguồn do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh huy động). Ước thực hiện đến 31/12/2024 giải ngân nguồn ngân sách trung ương khoảng 55.000 triệu đồng (đạt 90%).
Về cách thức thực hiện hỗ trợ, đối với các hộ gia đình có nhiều lao động thì phương thức thực hiện chủ yếu là tự thực hiện kết hợp huy động ngày công của người thân. Còn với một số hộ neo đơn thì thực hiện khoán tổ đội thi công và bàn giao nhà sau khi hoàn thành. Nhà ở sau khi xây dựng đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng).
Nhà ở sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2; đối với các hộ gia đình tự huy động nhân công, nguồn lực của gia đình thì diện tích nhà sau khi thực hiện đạt trên 50 m2.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông Lê Đại Lợi cho biết: Chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo thuộc các chương trình MTQG đã góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở cho người dân, nhất là đồng bào DTTS. Bằng nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, ngày 26/4/2022 của Chính phủ và vốn huy động từ người dân đã giúp cho hộ nghèo có điều kiện về nguồn kinh phí để xây dựng nhà ở đảm bảo “3 cứng” nhằm ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn cần được quan tâm tháo gỡ như: Hiện nay, nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/ NĐ-CP, ngày 26/4/2022 của Chính phủ trong năm 2024 chưa được phân bổ, nên nhiều hộ dân thụ hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở từ Chương trình 1719 gặp rất nhiều khó khăn, bởi không đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai xây dựng; một số hộ dân đang tạm dừng việc xây dựng nhà ở.
Mức hỗ trợ xây dựng nhà ở thuộc 2 chương trình có sự chênh lệch, trong lúc đó đối tượng cùng là hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng đồng bào DTTS. Từ đó, tạo tâm lý lựa chọn chương trình để đăng ký tham gia cũng như so sánh chế độ hỗ trợ xây dựng nhà ở giữa các chương trình.
Trong quá trình lập và thực hiện các đề án hỗ trợ xây dựng nhà ở phát sinh các trường hợp mới có đủ tiêu chuẩn theo tiêu chí quy định tại Điều 3, Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30/6/2022 của Bộ Xây dựng nhưng chưa được tổng hợp phê duyệt danh sách theo quy định nên không có cơ sở để thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở.
Các hộ dân cùng nằm trong đề án hỗ trợ xây dựng nhà ở thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 90/QĐTTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ nhưng chỉ có 648 hộ nghèo hưởng định mức hỗ trợ 70 triệu đồng/ hộ theo Nghị quyết số 70/NQ-HĐND ngày 18/10/2022 của HĐND tỉnh thông qua Đề án “Huy động nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ xây mới nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026”; còn lại 520 hộ chỉ được hưởng định mức hỗ trợ 44 triệu đồng từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh...
Huyện Đakrông đã kiến nghị với UBND tỉnh, các sở, ngành, đơn vị liên quan quan tâm cho ý kiến thống nhất chủ trương bổ sung 520 hộ nghèo đã được phê duyệt tại Quyết định số 2921/QĐ-UBND của UBND tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo tỉnh Quảng Trị thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 vào đối tượng thụ hưởng của Đề án số 197/ QĐ-UBND-MTTQ về huy động nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ xây mới nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2022-2026. Sớm phân bổ nguồn vốn cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, ngày 26/4/2022 của Chính phủ để các hộ dân hưởng lợi chính sách nhà ở thuộc Dự án 1, Chương trình 1719 được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, hoàn thiện nhà ở đảm bảo tiến độ, chất lượng....
Mùa mưa bão sắp đến gần, việc đẩy nhanh tiến độ triển khai chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo thuộc các chương trình MTQG là rất cấp thiết. Do đó, cần đẩy nhanh tiến độ và thực hiện thống nhất mức hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo phù hợp với tình hình giá xây dựng thực tế để các chính sách MTQG phát huy hiệu quả, giải quyết nhu cầu nhà ở cho người nghèo sớm ổn định cuộc sống.
Sỹ Hoàng
QTO - Xác định văn hóa công v có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả thực thi công v của các cơ quan nhà nước, tạo động lực làm việc cho cán bộ, công...
QTO - Nhằm góp phần quan trọng vào việc nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh, ngành Y tế Quảng Trị đã nỗ lực triển khai các hoạt...
QTO - Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đến các xã có...
QTO - Tôi là người Vĩnh Linh. Tôi sinh ra, lớn lên, học tập, công tác và bây giờ về nghỉ hưu đều gắn bó với những diễn biến lịch sử và sự đổi thay của mảnh...
QTO - Là một địa phương vùng trũng của huyện Hải Lăng, những năm gần đây, bên cạnh mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, việc cải thiện các chỉ số...
QTO - Bà là Kăn Đê, một người phụ nữ Pa Kô đã ngoài 80 tuổi, hiện đang sống tại thôn Cu Tài 1, xã A Bung, huyện Đakrông.
QTO - Xã Hiền Thành nằm ngay bờ Bắc sông Bến Hải là tên gọi mới sau khi sáp nhập đơn vị hành chính từ 2 xã Vĩnh Hiền và Vĩnh Thành. Đây là vùng quê cách...
QTO - Gắn bó với nhiệm vụ không phải ai cũng đủ tâm huyết, trách nhiệm để làm, thời gian qua, chị LÊ MINH NGỌC, Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty...
QTO - Hơn 1 tháng nay, người dân đi lại, sinh sống trên đường 2/4, tuyến phố trung tâm của thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh luôn cảm thấy bất an vì nhiều...
QTO - Năm 2024, mặc dù triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức nhưng Cụm thi đua BHXH huyện, thị xã thuộc BHXH tỉnh đã chủ động,...
QTO - Công tác điều dưỡng cho người có công (NCC) là một trong những nội dung quan trọng của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, thể hiện lòng...
QTO - 15 năm qua, Chi hội Võ thuật cổ truyền huyện Gio Linh đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện, đóng góp tích cực vào việc gìn giữ, phát huy tinh...