Cập nhật:  GMT+7

Những khó khăn, thách thức đối với hai nền kinh tế lớn của châu Âu

Những hoài nghi về các chính sách thúc đẩy kinh tế và khuyến khích đầu tư của Chính phủ Anh đang ngày càng tăng, khi một số chuyên gia cảnh báo về khả năng tăng thuế vào năm sau. Còn với nước Đức, số lượng công ty phá sản tại quốc gia này đã tăng đáng kể do hiệu suất kinh tế kém và chi phí tăng cao- đó là những khó khăn, thách thức đối với hai nên kinh tế lớn của châu Âu.

Kinh tế Anh tiếp tục gặp thách thức lớn

Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Anh, Rachel Reeves, đã công bố một loạt cải cách, bao gồm bãi bỏ quy định về dịch vụ tài chính và các giải pháp cải cách lương hưu. Đây là động thái mới nhất trong một loạt những thay đổi nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế cao hơn có thể giúp tăng thu ngân sách mà không cần tăng thuế, tuy nhiên chính phủ có thể sẽ phải duy trì mức thuế đủ cao để hỗ trợ cho các kế hoạch phát triển, đồng thời đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn lực để đầu tư và phát triển.

Những khó khăn, thách thức đối với hai nền kinh tế lớn của châu Âu

Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves. Ảnh: CNBC

“Bộ trưởng Tài chính đang đang thực hiện các bước đi mạo hiểm” - James Smith, chuyên gia kinh tế tại ING, trả lời phỏng vấn của CNBC. Ông cảnh báo nếu các kế hoạch cải thiện không thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chính phủ có thể buộc phải tăng thêm thuế.

Trước đó, John Gieve, cựu phó thống Đốc Ngân hàng Anh, cũng tỏ ra hoài nghi về tính hiệu quả của các biện pháp mới. Ông cho rằng cần tập trung nhiều hơn vào các biện pháp thu hút đầu tư tư nhân.

Những cải cách của bà Reeves được đưa ra chỉ hai tuần sau khi quan chức này công bố ngân sách chi tiêu và thuế, bao gồm các khoản tăng thuế có giá trị 40 tỷ lệ bảng Anh (51,8 tỷ USD) và các thay đổi các quy định về nợ công. Văn phòng Trách nhiệm ngân sách (OBR) dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Anh sẽ đạt 1,1% vào năm 2024 và 2% vào năm 2025, trước khi giảm xuống còn 1,5%.

Các doanh nghiệp, đối tượng chịu ảnh hưởng từ việc tăng thuế, ngày càng lo ngại về việc chính sách này có thể làm giảm khả năng tuyển dụng và hạn chế đầu tư.

Theo dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia, nền kinh tế Anh chỉ tăng trưởng 0,1% trong quý 3 và giảm 0,1% trong tháng 9, thấp hơn dự kiến.

Thất vọng về mức tăng trưởng này, ông Gieve kêu gọi chính phủ Anh cần gấp rút thực hiện những thay đổi quan trọng để cải thiện tình hình.

Sarah Coles, giám đốc tài chính cá nhân tại Hargreaves Lansdown, cho rằng không nên vội vàng đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp. Đồng quan điểm, một số chuyên gia kinh tế nhận định sẽ phải mất thêm một thời gian nữa những kế hoạch cải cách này mới phát huy hiệu quả.

Trong khi đó, Paul Dales, chuyên gia kinh tế trưởng tại Capital Economics, cảnh báo nếu tăng trưởng tiếp tục thấp hơn kỳ vọng, việc tăng thuế có thể sẽ được cân nhắc để đạt được mục tiêu phát triển.

Tuy nhiên, Sarah Coles cho biết khó có khả năng chính phủ tăng thuế, trừ khi có những biến động bất ngờ lớn.

Những tháng tới sẽ là khoảng thời quan trọng để đánh giá xem liệu chính phủ có cân bằng được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và giảm áp lực tài chính hay không. Chính sách tăng trưởng của Đảng Lao động sẽ cần nhiều thời gian hơn để chứng minh tính hiệu quả, đặc biệt khi nền kinh tế Anh đang đứng trước nhiều phương thức lớn.

Số lượng doanh nghiệp phá sản ở Đức tăng mạnh

Trong năm qua, số lượng công ty phá sản tại Đức đã tăng đáng kể, theo báo cáo của Cục Thống kê Liên bang Đức (Destatis). Nguyên nhân chính được cho là hiệu suất kinh tế yếu kém và chi phí tăng cao tại nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu.

Theo số liệu sơ bộ, số đơn xin phá sản ở Đức đã tăng 22,9% vào tháng 10/2024 so với cùng kỳ năm trước. Ngoại trừ tháng 6/2024 (tăng 6,3%), tỷ lệ doanh nghiệp phá sản đã luôn duy trì mức cao kể từ tháng 6/2023. Destatis cho biết, tính đến tháng 8, ngành vận tải và kho bãi đứng đầu về tỷ lệ phá sản, tiếp theo là ngành khách sạn.

Những khó khăn, thách thức đối với hai nền kinh tế lớn của châu Âu

Đức đang đối diện với nhiều thách thức kinh tế. Ảnh: Emmanuele Contini

Steffen Muler từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Leibniz Halle (IWH) nhận định: “Tình trạng phá sản hàng loạt hiện nay bắt nguồn từ tình trạng suy thoái kinh tế dai dẳng và chi phí tăng đột biến”. Các nhà phân tích dự đoán tổng số lượng công ty phá sản tại Đức trong năm 2024 sẽ đạt 20.000, tăng so với mức 17.814 công ty vào năm 2023.

Trong khi đó, vào tháng 10, dữ liệu sơ bộ từ Destatis cho thấy nền kinh tế Đức tăng trưởng 0,2% trong quý 3 so với ba tháng trước đó, tránh được mức giảm dự kiến 0,1% cũng như giảm rủi ro rơi vào suy thoái kỹ thuật. Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho rằng số liệu này là tia hy vọng mong manh cho nền kinh tế Đức".

Năm 2023, nền kinh tế Đức trải qua tình trạng suy thoái với mức giảm chung 0,3%. Trong dự báo kinh tế mới nhất, Ủy ban châu Âu cho biết hoạt động kinh tế năm nay dự kiến sẽ giảm 0,1% do nhu cầu trong và ngoài nước đối với hàng hóa sản xuất suy yếu, kết hợp với tình hình bất ổn cao.

Đức đang đối mặt với chi phí năng lượng cao sau khi nguồn cung khí đốt qua đường ống từ Nga giảm mạnh vào năm 2022 cũng như sự gia tăng cạnh tranh từ nước ngoài. Alexander Krueger, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng tư nhân Hauck Aufhaeuser Lampe ở Frankfurt, nhận định: “Triển vọng tăng trưởng đang tương đối chậm chạp do nhiều thách thức vẫn đang diễn ra trên toàn cầu”.

Hải Lâm


Hải Lâm

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long