{title}
{publish}
{head}
Hơn nửa thế kỷ Đông Hà giải phóng, từ hoang tàn đổ nát của chiến tranh, bộ mặt đô thị bên dòng sông Hiếu bây giờ đã “thay da đổi thịt” từng ngày. Nhớ lại những ngày tháng của mùa hè đỏ lửa 1972, khi Đông Hà được giải phóng, nhiều cựu chiến binh (CCB) từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc am tường về chiến dịch giải phóng Đông Hà năm xưa vẫn rưng rưng niềm xúc động...
Ký ức của người cán bộ tiền khởi nghĩa
Tròn 99 năm tuổi đời, 77 năm tuổi đảng, ông Trương Công Chương, cán bộ tiền khởi nghĩa ở Phường 1, TP. Đông Hà vẫn còn rất minh mẫn và nhớ chính xác những giai đoạn hoạt động cách mạng của mình.
Đã gần 100 tuổi nhưng ông Trương Công Chương vẫn nhớ rõ quá trình hoạt động cách mạng của mình - Ảnh: Đ.V
Ông Chương tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm, bắt đầu là du kích địa phương, sau đó chuyển qua làm công an an ninh của tỉnh Quảng Trị. Năm 1953, ông được chuyển ra Liên khu 4 rồi tiếp tục được cấp trên giao nhiệm vụ làm chính trị viên đại đội thuộc Ban địch vận, Quân khu 4. Nhiệm vụ chính của ông lúc bấy giờ là xét chọn binh lính địch đầu hàng để đưa vào tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ông kể, thời điểm đó mặt trận Điện Biên Phủ hết sức căng thẳng, quân ta cần thêm viện binh. “Vì vậy nhiệm vụ của tôi lúc ấy là quản lý, phân loại binh lính đầu hàng của địch giam tại trại tù binh của Quân khu 4 đóng ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Người lính nào có chuyển biến tốt, hợp tác tốt thì đưa vào danh sách để chuyển bổ sung cho quân ta ở mặt trận Điện Biên Phủ. Những ai ngoan cố, cố tình phản bội thì có biện pháp xử lý cứng rắn. Tôi tham gia đưa số hàng binh đó ra bàn giao cho đơn vị nhận quân ở mặt trận Điện Biên Phủ là xong nhiệm vụ”, ông Chương kể.
Đại tá Bùi Hùng Dũng (bên phải), nguyên Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị kể về những năm tháng tham gia giải phóng Đông Hà - Ảnh: Đ.V
Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi hoàn toàn, tháng 7/1954, ông Chương còn tham gia trao trả tù binh ở Cửa Hội (Nghệ An), Nhật Lệ (Quảng Bình), bờ sông Thạch Hãn (Quảng Trị). Sau đó ông được cấp trên cử đi học ngành xây dựng ở Hà Nội, đến khoảng năm 1957 thì trở về quê hương tham gia công tác xây dựng cầu đường, cơ sở hạ tầng cho tỉnh Quảng Trị. Trong chiến dịch giải phóng Đông Hà, ông Chương kể mình đã tham gia công tác vận chuyển lương thực, khí tài theo mũi tiến công từ hướng Vĩnh Linh vào.
Sự tiếp viện của đơn vị ông Chương đã góp phần vào thắng lợi trong chiến dịch giải phóng Đông Hà. Sau khi Đông Hà giải phóng, ông Chương và đơn vị lại tiếp tục đưa lực lượng thanh niên xung phong và vật liệu xây dựng vào tái thiết đô thị Đông Hà, xây dựng nhiều trụ sở làm việc, công trình cầu đường, trong đó có cầu Đông Hà...
Nhớ lại những năm tháng phục vụ chiến đấu, tái thiết Đông Hà năm xưa, ông Chương xúc động nói: “Hồi mới giải phóng, Đông Hà chi chít hố bom, còn nhiều đồn bốt của địch. Cả đô thị lúc ấy hầu như rất ít công trình, nhà cửa còn nguyên vẹn. Vì vậy được tham gia xây dựng, tái thiết nhiều công trình, cơ sở hạ tầng cho Đông Hà, tôi cảm thấy rất tự hào, vui sướng. Nay chứng kiến TP. Đông Hà ngày càng phát triển, đẹp đẽ hơn, tôi mãn nguyện vô cùng”.
Ông Hoàng Kim Trung ở phường Đông Giang, TP. Đông Hà - Ảnh: Đ.V
Người du kích ở Thượng Nghĩa Trong ngôi nhà ba gian yên bình ở làng Thượng Nghĩa, thuộc Khu phố 4, phường Đông Giang, TP. Đông Hà, CCB Hoàng Kim Trung (81 tuổi) giờ đây vui vầy bên con cháu. Năm 1966, ông Trung tham gia dân quân du kích địa phương, sau đó làm xã đội trưởng xã Cam Giang (xưa thuộc huyện Cam Lộ, nay thuộc phường Đông Giang, TP. Đông Hà).
Với nhiệm vụ cách mạng ở cơ sở, ông tham gia tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách thời chiến của Đảng, Nhà nước đến với Nhân dân. Ông kể, khi chiến dịch giải phóng Đông Hà chuẩn bị diễn ra, dân quân du kích xã Cam Giang phối hợp với một đại đội du kích của huyện Cam Lộ tiến về đánh vùng phía Bắc sông Hiếu nhằm dọn đường, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực của ta từ hướng Vĩnh Linh tiến vào.
“Tuy nhiên khi du kích xã và huyện tiến về khu vực làng An Bình (xã Thanh An bây giờ) lúc 5 giờ chiều ngày 27/4/1972 thì gặp một chốt của địch chống phá dữ dội và bị đánh bật. Lúc đó, chúng tôi buộc rút quân lên khu vực động Bồ Chao ém quân. Đến sáng ngày 28/4/1972, khi đã ổn định lực lượng, chúng tôi tiến về lại, hiệp đồng cùng bộ đội chủ lực từ Vĩnh Linh tiến vào đánh Đông Hà và giành thắng lợi vào chiều cùng ngày.
Nhiệm vụ của tôi lúc ấy là nắm tình hình Nhân dân, dẫn đường cho bộ đội vào trận địa, sau đó đón và bảo vệ an toàn cho dân sơ tán từ các huyện Triệu Phong, Hải Lăng ra vùng giải phóng...”, ông Trung kể lại.
Thời khắc lịch sử 15 giờ ngày 28/4/1972, Đông Hà hoàn toàn giải phóng, lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc lô cốt, vị trí cao nhất giữa trung tâm Đông Hà lúc bấy giờ, ông Trung cũng như bao quân dân khác vỡ òa trong niềm hạnh phúc vô bờ. Sau giải phóng Đông Hà, ông Trung tham gia nhiều công việc tại địa phương, trong đó có việc đưa Nhân dân địa phương đi sơ tán cũng như phát triển kinh tế mới ở các xã Cam Chính, Cam Nghĩa...
Niềm vui ngày giải phóng
Đại tá Bùi Hùng Dũng (73 tuổi), nguyên Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, một trong những người hiểu khá rõ về chiến dịch giải phóng Đông Hà năm xưa.
Đại tá Dũng từng thuộc đại đội đặc công C11, Trung đoàn 31, rồi làm đội trưởng Đội 3 thuộc Huyện đội Cam Lộ từ năm 1968 đến tháng 11/1972.
Sau đó, ông được điều động về lại đơn vị đặc công K10 của tỉnh. Ông Dũng kể, sau khi huyện Cam Lộ và Gio Linh giải phóng vào ngày 2/4/1972 thì Mỹ lập tức yểm trợ cho quân ngụy gồm các tiểu đoàn dù, biệt động quân, thủy quân lục chiến ra cùng với Thiết đoàn 11 tăng thiết giáp tổ chức phòng ngự ở Đông Hà, nhằm ngăn quân ta tiến công vào phía Nam.
Từ ngày 2 - 28/4/1972, địch chia quân án ngữ Đông Hà ở nhiều địa điểm như làng Tân Vĩnh (phường Đông Lương hiện nay) kéo dọc ra tới động Quai Vạc (khu vực Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9) rồi về khu vực chợ Phường 3 cũ, Tịnh xá Ngọc Hà bây giờ.
Trong khoảng thời gian đó, quân ta đánh từng trận nhỏ, giải phóng từng phần cho đến chiều ngày 27/4/1972. Đến ngày 28/4/1972, quân ta đánh đồng loạt với sự tham gia của Sư đoàn 308, các đơn vị bộ đội địa phương huyện Cam Lộ phối hợp cùng du kích các xã Cam Giang, Cam Thanh ào ạt tấn công qua vùng Đông Hà. Ở phía Nam, quân ta phá được cầu Lai Phước; lực lượng xe tăng địch ở động Quai Vạc bị ta tiêu diệt một ít, một ít xe tăng còn lại của Thiết đoàn 11 bỏ chạy.
Trong hào khí cách mạng tiến công của chiến dịch Trị Thiên Xuân - Hè 1972, với tinh thần chiến đấu dũng cảm, quân và dân Đông Hà đã hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, đồng loạt tiến công, nổi dậy, giải phóng quê hương. Đông Hà cùng với Cam Lộ, Gio Linh, Hướng Hoá tạo ra một vùng giải phóng rộng lớn, là địa bàn đứng chân và hành lang hoạt động của các lực lượng chủ lực để tiếp tục tấn công giải phóng các địa phương, tiến tới giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị vào ngày 1/5/1972, cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chuyển sang một giai đoạn mới. Cuộc tiến công và nổi dậy của quân, dân Đông Hà được khắc ghi vào lịch sử như một mốc son chói lọi về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần bất khuất, ý chí chiến đấu kiên cường và sự hy sinh to lớn của quân, dân ta vì độc lập, tự do của quê hương, đất nước. |
Các lực lượng và xe tăng của ta phía dưới cũng đã vượt cầu Đông Hà, tiêu diệt quân địch trấn giữ tại đây và tiến thẳng vào giải phóng Đông Hà. Không thể kháng cự khí thế ào ạt của ta, quân địch ở các đồn bốt còn lại ở Tân Vĩnh, Lai Phước, sân bay Đông Hà và các điểm khác đã tháo chạy... Đông Hà hoàn toàn giải phóng.
Ông Dũng cho biết, Đông Hà giải phóng đã tạo nên bầu không khí vô cùng phấn khởi. Đó là kết quả của sự hiệp đồng phối hợp rất chặt chẽ giữa các lực lượng vũ trang gồm bộ đội chủ lực, dân quân du kích địa phương, cán bộ và Nhân dân.
Sau khi giải phóng được Đông Hà, chính quyền cách mạng tổ chức cuộc sống theo thời chiến (xây dựng hầm hào, giao thông hào, công sự) cho Nhân dân, nhằm vừa phòng tránh an toàn, vừa chuẩn bị đánh địch quay trở lại...
Hiếu Giang
QTO - Đảng bộ tỉnh Quảng Trị là một trong những Đảng bộ được thành lập sớm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (21/4/1930) và là tỉnh đầu tiên ở Trung Kỳ...
QTO - Xác định công tác dân tộc và chính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thời gian qua, huyện Đakrông tích cực triển khai...
QTO - Vùng đất truyền thống cách mạng huyện Hải Lăng, 49 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, có nhiều thay đổi đáng tự hào....
QTO - Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn công tác Báo Quảng Trị do Phó Tổng Biên tập Nguyễn Tý dẫn đầu có dịp đến với vùng đất cao nguyên đá Hà Giang dâng...
VOV.VN - Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc...
QTO - Trong những năm qua, Hội Người cao tuổi (NCT) các cấp trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của...
QTO - Trong Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh triển khai nhiều chương trình...
QTO - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW...
QTO - Chương trình “Biên giới, biển, đảo trong tim tôi” năm 2024 vừa tổ chức tại Quảng Trị được cụ thể hóa bằng những hoạt động khơi dậy niềm tự hào, tình...
QTO - Là một trong những hoạt động rất quan trọng của đại biểu HĐND các cấp, tiếp xúc cử tri giúp đại biểu hoàn thành tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa cơ sở...
QTO - Vấn đề nêu gương, gương mẫu của cán bộ, đảng viên luôn được Đảng quan tâm; là một trong những biện pháp quan trọng trong phương thức lãnh đạo của...
QTO - Trong thời gian qua, việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị đã tạo sự...