Cập nhật:  GMT+7

Nhiều sản phẩm hàng hóa đặc trưng, thế mạnh của các địa phương đã được đăng ký bảo hộ

Thời gian qua, hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã từng bước quan tâm, phát triển, góp phần nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm, nhất là các hàng hoá nông sản đặc thù của tỉnh.

Nhiều sản phẩm hàng hóa đặc trưng, thế mạnh của các địa phương đã được đăng ký bảo hộ

Cà phê Khe Sanh đang được đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý - Ảnh: Trúc Phương

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã đăng ký bảo hộ được 2 chỉ dẫn địa lý (Tiêu Quảng Trị và Chè Vằng Quảng Trị), 6 nhãn hiệu chứng nhận và 59 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, thế mạnh của các địa phương.

Cụ thể, tỉnh đã triển khai có hiệu quả Kế hoạch 155/KH-UBND ngày 3/8/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Trị đến năm 2030. Tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; cách thức bảo vệ, quản lý, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản truyền thống, những quy định, quy chế sử dụng nhãn hiệu khi được bảo hộ; hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; hướng dẫn quản trị tài sản trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa... và một số chính sách hỗ trợ của tỉnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Được biết, hiện tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “Cà phê Khe Sanh” của tỉnh Quảng Trị” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

Thu Hạ

Tin liên quan:
  • Nhiều sản phẩm hàng hóa đặc trưng, thế mạnh của các địa phương đã được đăng ký bảo hộ
    Tạo động lực để các sản phẩm đặc trưng của địa phương vươn xa

    Nhằm triển khai hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn có hiệu quả, thời gian qua, huyện Hải Lăng tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh ở huyện phát triển sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, sản phẩm có tiềm năng, đặc trưng. Qua đó, từng bước nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.

  • Nhiều sản phẩm hàng hóa đặc trưng, thế mạnh của các địa phương đã được đăng ký bảo hộ
    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng Quảng Trị

    Tối nay 23/8, tại chợ Chiều Cồn Tiên, thôn An Phú, xã Hải Thái, huyện Gio Linh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức khai mạc phiên chợ trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP (sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Trị năm 2024.

  • Nhiều sản phẩm hàng hóa đặc trưng, thế mạnh của các địa phương đã được đăng ký bảo hộ
    Tìm đầu ra cho sản phẩm đặc trưng miền núi

    Vùng miền núi tỉnh Quảng Trị nổi bật với đặc trưng địa lý, nơi hội tụ nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Những sản phẩm này không chỉ thể hiện tiềm năng phát triển kinh tế mà còn mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Chính quyền, người dân và doanh nghiệp đã có những nỗ lực đáng kể nhằm tìm kiếm, mở rộng đầu ra cho các sản phẩm đặc trưng miền núi, từ đó cải thiện đời sống bà con, thúc đẩy sự phát triển KT-XH của khu vực.


Thu Hạ

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long