Cập nhật:  GMT+7

Bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ

Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) giúp đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, người dân trong tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ. Để bảo vệ quyền SHTT hiệu quả, hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh đã từng bước được thực hiện, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, góp phần đưa SHTT trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương.

Bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ

Sản phẩm “Cà phê Khe Sanh” đang được tỉnh Quảng Trị triển khai đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý - Ảnh: H.T

Thời gian qua, hệ thống chính sách, pháp luật về SHTT hiện hành, đặc biệt là Luật SHTT năm 2022 đã tạo hành lang pháp lý, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo được thường xuyên triển khai thực hiện. Qua đó các cấp, ngành và nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã bước đầu nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và quan tâm đến việc bảo vệ quyền SHTT.

Năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 3 lớp tập huấn “Phổ biến kiến thức về SHTT và các chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn”.

Các lớp tập huấn đã phổ biến những điểm mới của Luật SHTT năm 2022, cách thức bảo vệ, quản lý, khai thác quyền SHTT đối với các sản phẩm đặc sản truyền thống, sản phẩm OCOP. Sở phối hợp với Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Đà Nẵng tổ chức “Hội nghị tập huấn về công tác quản lý sử dụng và phát triển các nhãn hiệu có sử dụng địa danh” cho cơ quan quản lý, các tổ chức, đơn vị được cấp văn bằng bảo hộ về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức hội thảo “Xác định danh mục sản phẩm và loại hình bảo hộ xác lập quyền SHTT đối với các sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng của địa phương” nhằm lấy ý kiến thống nhất danh mục sản phẩm tiềm năng của từng địa phương, từ đó xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu giúp địa phương chủ động trong khâu xác lập quyền SHTT cho từng sản phẩm chủ lực...

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường kiểm tra công tác quản lý, sử dụng và phát triển các nhãn hiệu có sử dụng địa danh trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, thường xuyên tư vấn hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm chủ lực, đặc sản, thế mạnh của địa phương.

Công tác hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản, thế mạnh của tỉnh cũng đạt một số kết quả tích cực. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã đăng ký bảo hộ được 2 chỉ dẫn địa lý (tiêu và chè vằng Quảng Trị), 6 nhãn hiệu chứng nhận và 59 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, thế mạnh của các địa phương.

Mặt khác, tỉnh đang triển khai nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “Cà phê Khe Sanh” của tỉnh Quảng Trị thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030. Trong năm 2024, tỉnh Quảng Trị đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 31 nhãn hiệu thông thường và 1 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Đáng chú ý, chương trình OCOP hàng năm đã thực hiện phân hạng và công nhận hơn 141 sản phẩm OCOP, phần lớn các sản phẩm đã đăng ký xác lập quyền SHTT. Đặc biệt, tỉnh đã triển khai điều tra đánh giá hiệu quả sản phẩm hàng hóa đã được cấp văn bằng bảo hộ SHTT gắn với địa danh trên địa bàn tỉnh để có giải pháp hỗ trợ quản lý, khai thác và phát triển.

Năm 2024, tỉnh cũng đã hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ cho 40 tổ chức, cá nhân trên địa bàn với tổng kinh phí trên 1,7 tỉ đồng. Trong đó có 6 tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực ứng dụng, đổi mới công nghệ; 6 tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực SHTT; 28 tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển tài sản trí tuệ tại địa phương vẫn còn một số hạn chế như: số lượng văn bằng bảo hộ giống cây trồng, quyền tác giả và các quyền liên quan còn ít; việc xác lập quyền của các chủ thể chỉ tập trung chủ yếu vào nhãn hiệu, còn lại các đối tượng khác vẫn chưa được quan tâm nhiều.

Ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền SHTT của người dân và doanh nghiệp đã được cải thiện, tuy nhiên sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề này còn hạn chế. Tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT xuất hiện ngày càng phổ biến, với quy mô và mức độ ngày càng tinh vi...

Thời gian tới, tỉnh Quảng Trị tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 155/ KH-UBND ngày 3/8/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Trị đến năm 2030. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền SHTT. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về SHTT liên thông và kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

Đồng thời đẩy mạnh xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của địa phương và sản phẩm gắn với chương trình OCOP. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền SHTT nhằm bảo vệ danh tiếng và thương hiệu các nhãn hiệu mang yếu tố địa danh đã được bảo hộ.

Thu Hạ

Tin liên quan:
  • Bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ
    Thúc đẩy các giải pháp bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ ở địa phương

    Sáng nay 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức hội thảo khoa học về Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, thúc đẩy các giải pháp bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ ở địa phương; công bố Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè vằng của tỉnh Quảng Trị.

  • Bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ
    Chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng

    Thời gian qua, thị xã Quảng Trị triển khai đồng bộ nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Nhờ vậy, đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ phá rừng, khai thác, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép, không để xảy ra các điểm nóng về khai thác rừng, lấn chiếm rừng trái pháp luật. Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thực hiện đúng theo quy định, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hợp đồng khoán trồng rừng, chăm sóc rừng với người dân đã tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân, góp phần vào công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, hạn chế các tác động vào rừng.


Thu Hạ

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Vận hội mới từ phố núi Lao Bảo

Vận hội mới từ phố núi Lao Bảo
2025-02-18 05:40:00

QTO - Từ những tháng cuối năm Giáp Thìn 2024 đến thời điểm này, khác với các địa phương khác trong tỉnh, thời tiết ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa luôn...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long