{title}
{publish}
{head}
Tình trạng sạt lở bờ sông Nhùng qua địa bàn xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng trong những năm gần đây diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Trong đó, thôn Mai Đàn là địa bàn diễn ra sạt lở nặng nề nhất với tổng chiều dài thống kê được khoảng 2 km. Đặc biệt, trong những đợt mưa lũ vào tháng 11/2024 vừa qua đã làm xuất hiện một số điểm sạt lở nghiêm trọng lấn sát tuyến đường huyết mạch đi qua thôn, làm mất nhiều diện tích đất sản xuất và trực tiếp đe dọa sự an toàn của nhiều hộ dân.
Người dân thôn Mai Đàn lo ngại mất an toàn khi đi qua đoạn đường sát bờ sông Nhùng bị sạt lở - Ảnh: Đ.V
Tường rào của gia đình hiện chỉ còn cách điểm sạt lở bờ sông Nhùng khoảng hơn 3 m khiến gia đình bà Lê Thị Thiển ở Xóm 4, thôn Mai Đàn sống trong thấp thỏm, lo âu. Chỉ tay ra bụi tre lớn bị sạt lở kéo tuột xuống lòng sông, bà Thiển nói tính ra đến nay sạt lở đã “ăn” vào bờ đến hàng chục mét.
“Gia đình tôi sinh sống ở khu vực này từ lâu, nhưng chưa bao giờ chứng kiến cảnh sạt lở diễn ra ngày càng nặng nề như bây giờ. Trước đây mảnh vườn của gia đình tôi kéo dài ra bờ sông Nhùng hàng chục mét, nhưng giờ nhìn lại còn cách bờ sông chỉ gần 3 m. Sạt lở cuốn trôi hàng chục bụi tre ở khu vực này, đồng thời tạo ra các “hàm ếch” ăn sâu vào đường bê tông. Người dân ở đây ai cũng lo lắng, riêng gia đình tôi thì mất ăn, mất ngủ vì sạt lở đã cận kề bên nhà”, bà Thiển âu lo kể.
Ông Hoàng Viết Dục, (75 tuổi), người dân ở Xóm 3, thôn Mai Đàn cho biết: “Đất bên kia sông bồi thì bên này lở. Mấy đợt mưa lớn vào tháng 11 vừa rồi nước trên nguồn chảy về mạnh đã làm xói lở nghiêm trọng nhiều điểm. Chúng tôi rất lo lắng cho con cháu đi học khi qua các điểm sạt lở. Vì thế đối với các cháu học tiểu học, mầm non thì phụ huynh phải đưa đón vì lo ngại mất an toàn”.
Tiếp xúc với phóng viên, nhiều người dân thôn Mai Đàn cho rằng, nếu nhà nước và cơ quan chức năng không sớm có giải pháp khắc phục thì chỉ một thời gian ngắn nữa, một đoạn dài khoảng trên 150 m của tuyến đường bê tông huyết mạch nối giữa Xóm 3 và Xóm 4 sẽ bị sạt lở gây chia cắt.
Ông Võ Phương, công an viên thôn Mai Đàn cho biết, trước sự mất an toàn ở một số điểm sạt lở nghiêm trọng, thời gian qua công an thôn đã tổ chức chăng dây và dựng biển cảnh báo nguy hiểm; cấm ô tô tải nặng đi qua. Đồng thời, mỗi khi có mưa lũ, lực lượng công an thôn luân phiên nhau canh gác, bảo vệ tại các đoạn sạt lở nặng không cho người dân qua lại để đảm bảo an toàn.
Bà Hồ Thu Ân, Trưởng thôn Mai Đàn thông tin thêm, thực trạng sạt lở dọc theo sông Nhùng qua địa bàn thôn đã diễn ra từ khá lâu nhưng xảy ra mạnh bắt đầu từ năm 2020 đến nay. Đợt mưa lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 6 vừa qua càng khoét sâu thêm một số điểm vốn đã sạt lở từ trước. “Đến nay có hàng chục điểm sạt lở bờ sông Nhùng đoạn qua địa bàn thôn, trong đó có 3 điểm nghiêm trọng nhất.
Nguy hiểm nhất là đoạn dài hơn 100 m đã lấn sát mép đường bê tông và đoạn dài khoảng 70 m lấn sát vườn nhà dân. Trong các đợt tiếp xúc cử tri, ban cán sự thôn và người dân đã nhiều lần kiến nghị thực trạng trên, chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng cấp trên quan tâm giải quyết nguyện vọng của bà con”, bà Ân bày tỏ.
Con đường bê tông dọc bờ sông Nhùng là tuyến đường huyết mạch phục vụ đi lại, sản xuất của khoảng 100 hộ dân và đường đến trường của học sinh trong thôn. Vì vậy thực trạng sạt lở bờ sông, ăn sâu vào con đường khiến người dân hết sức lo lắng.
Phó Chủ tịch UBND xã Hải Lâm Hoàng Hoa Thám cho biết, tình trạng sạt lở bờ sông Nhùng đi qua địa bàn xã diễn ra với tổng chiều dài khoảng 5 km, trong đó riêng thôn Mai Đàn là 2 km. Thực trạng này đã làm mất nhiều diện tích đất sản xuất, đất vườn nhà của người dân, đe dọa mất an toàn cho nhiều tuyến đường liên khu dân cư.
“Chúng tôi kiến nghị các cấp, ngành chức năng cần quan tâm, có chính sách hỗ trợ di dời các hộ dân vùng sạt lở nghiêm trọng được tái định cư xen ghép ở các khu vực an toàn trên địa bàn xã Hải Lâm để sinh sống, sản xuất thuận lợi. Mặt khác, sớm quan tâm đầu tư kè bờ sông tại các đoạn sạt lở nghiêm trọng để giúp người dân yên tâm sinh sống”, ông Thám kiến nghị.
Đức Việt
QTO - Tháng 11/2024, Chính phủ ban hành quyết định công nhận xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị là xã An toàn khu của trung ương đặt tại tỉnh...
QTO - Nhờ công tác giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) được quan tâm nên nhiều con em người DTTS đã theo đuổi được ước mơ...
QTO - Kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ tuyển sinh đại học từ năm 2025 có nhiều thay đổi, đòi hỏi học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 năm nay có sự chuẩn...
QTO - Năm học 2023-2024, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Quảng Trị là một trong các địa phương trên toàn tỉnh triển khai thí điểm, đưa chương...
QTO - Xác định công tác thông tin, tuyên truyền chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan lĩnh vực giáo dục...
QTO - Thời gian qua, bám sát sự lãnh đạo của cấp trên, tình hình thực tiễn của địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị tích cực tham mưu...
QTO - Dù phải mưu sinh bằng nhiều nghề để trang trải cuộc sống, nhưng với tấm lòng nhân ái vì cộng đồng, 4 thành viên trong gia đình chị Trần Thị Tuyết...
QTO - Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe về y học cổ truyền và phục hồi chức năng ngày càng cao của người dân, Trung tâm Y tế huyện Gio Linh không...
QTO - Những ngày qua, số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại một số đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh tăng mạnh. Nguyên nhân được xác định là do thời tiết...
QTO - Vợ chồng chị Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1987), hiện sống tại thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, lâu nay không có việc làm ổn định. Cuộc...
QTO - Nuôi ước mơ đào tạo con trở thành những người giỏi toàn diện, nhiều phụ huynh không tiếc công sức, tiền của để đầu tư cho con học thêm từ các môn văn...
QTO - Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, mô hình “Móc khóa an ninh” của xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã tiếp nhận được 500 nguồn tin của quần chúng nhân dân...