{title}
{publish}
{head}
Kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ tuyển sinh đại học từ năm 2025 có nhiều thay đổi, đòi hỏi học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 năm nay có sự chuẩn bị, kế hoạch học tập tốt để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng hiệu quả nhất.
Hình ảnh minh họa - Ảnh: ST
Tốt nghiệp THPT thay đổi: Chọn môn thi cân nhắc kỹ lưỡng
Kể từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 - chương trình giáo dục với mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh (HS). Đề thi dựa vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực quy định trong chương trình. Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với chương trình giáo dục 2006, hướng mục tiêu cung cấp kiến thức, kỹ năng cho HS.
Số môn thi giảm từ 6 môn xuống còn 4 môn, trong đó 2 môn thi bắt buộc là Toán và Ngữ Văn; 2 môn HS tự chọn trong số các môn (Ngoại ngữ, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Công nghệ, Sử, Địa, Giáo dục kinh tế và pháp luật), phù hợp với năng lực và định hướng nghề nghiệp của cá nhân.
Số môn thi giảm, đồng nghĩa với số tổ hợp xét tuyển đại học (ĐH) giảm. Ví dụ, thí sinh chọn tổ hợp 4 môn thi tốt nghiệp (Toán, Văn, Anh, Lý) sẽ có tối đa 3 tổ hợp xét tuyển ĐH là Toán, Văn, Anh; Toán, Văn, Lý; Văn, Anh, Lý. Vì vậy, HS phải cân nhắc kỹ về năng lực, nguyện vọng ngành và trường xét tuyển ĐH để chọn 2 môn thi phù hợp nhất.
Một đổi mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT đó là trung bình điểm học bạ toàn cấp THPT tham gia 50% vào điểm xét tốt nghiệp, bao gồm trung bình học bạ lớp 10 x 1 + trung bình học bạ lớp 11 x 2 + trung bình học bạ lớp 12 x 3/6. Việc điểm học bạ tham gia 50% vào điểm xét tốt nghiệp tương tự như kỳ thi THPT quốc gia giai đoạn 2015 - 2019 nên đề thi có độ khó và phân hóa tốt hơn. Theo các chuyên gia giáo dục, đề thi minh họa thi tốt nghiệp năm 2025 do Bộ GD-ĐT công bố năm 2023 và 2024 có độ phân hóa cao.
Đề thi môn Ngữ Văn theo dạng tự luận đã có sự thay đổi, tăng phần đọc hiểu lên 4 điểm và phần nghị luận còn 6 điểm, thay vì tỉ lệ 3 và 7 điểm như trước đây. Đặc biệt, ngữ liệu đề thi không lấy từ một cuốn sách giáo khoa nào, đòi hỏi HS phải đọc nhiều tác phẩm văn học và báo chí bên ngoài và trả lời các câu hỏi để luyện phần đọc hiểu.
Đề thi các môn còn lại theo hình thức trắc nghiệm, với 3 dạng câu hỏi khác nhau: câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi đúng/sai và câu hỏi trả lời ngắn; đồng thời phân bố điểm cũng không đồng đều cho mỗi câu hỏi. Điều này, yêu cầu HS phải nắm được kiến thức, kỹ năng, liên hệ thực tế, mới trả lời được, không thể “đoán mò” hay trả lời theo “mẹo” như trước đây, chỉ có câu hỏi đa lựa chọn.
Với những thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT đòi hỏi giảng dạy và học tập của HS thay đổi, không chỉ tập trung vào kiến thức, kỹ năng mà chú trọng đến năng lực áp dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Việc chọn môn thi phải cân nhắc kỹ, có sự tham vấn của thầy cô và phụ huynh, hạn chế thấp nhất phải thay đổi môn thi.
Tuyển sinh sớm không quá 20% và việc xét học bạ cả năm lớp 12
Mới đây, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH, cao đẳng sư phạm mầm non năm 2025 có nhiều thay đổi theo hướng giảm sự phức tạp về phương thức xét tuyển và công bằng hơn đối với thí sinh.
Trước hết, cơ sở đào tạo có thể tổ chức xét tuyển sớm phương thức phù hợp để tuyển chọn những thí sinh có năng lực học tập vượt trội. Chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo. Đảm bảo điểm chuẩn xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung; trường hợp sử dụng kết quả học tập cấp THPT (học bạ) để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh.
Điều này đã khắc phục được những hạn chế của việc tuyển sinh ĐH trước đây, đó là việc các cơ sở đào tạo phân bổ chỉ tiêu riêng cho từng phương thức và tổ hợp môn xét tuyển không khoa học và công bằng. Nhiều trường ĐH đã có điểm chuẩn trúng tuyển có sự chênh lệch giữa các phương thức bất hợp lý, số thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm quá lớn dẫn đến số chỉ tiêu còn lại dành cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT không còn nhiều nên điểm chuẩn theo phương thức này rất cao. Điều này gây bất công bằng về cơ hội cho những thí sinh không có điều kiện tiếp cận nhiều phương thức xét tuyển.
Việc xét tuyển bằng học bạ phải dùng kết quả năm lớp 12 và nâng cao ngưỡng chất lượng đối với ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe, đòi hỏi thí sinh phải cố gắng hoàn thành chương trình lớp 12 một cách tốt nhất, khắc phục tình trạng “lơ là” học tập khi đã biết trúng tuyển sớm như năm 2024 trở về trước. Đồng thời, phải nỗ lực kỳ thi tốt nghiệp kết quả cao nhất, không chỉ thi đủ điểm đỗ tốt nghiệp, vì đã trúng tuyển ĐH sớm.
Nhiều trường ĐH giảm chỉ tiêu hoặc bỏ phương thức xét tuyển học bạ
Trong giai đoạn vừa qua, nhiều ĐH và trường ĐH công bố phương án tuyển sinh năm 2025, theo hướng giảm chỉ tiêu hoặc bỏ hẳn phương thức xét tuyển bằng học bạ.
Trong đó, Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã công bố từ năm 2025. Theo đó, trường sẽ không sử dụng kết quả học tập THPT trong xét tuyển, chỉ sử dụng điểm học bạ là điều kiện ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh, gồm: xét tuyển thẳng (2%), xét tuyển kết hợp (83%) và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT (15%). Một số trường ĐH tốp đầu cả nước, như ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh cũng không xét tuyển bằng học bạ. Trường ĐH Công thương TP. Hồ Chí Minh dự kiến giảm chỉ tiêu cho phương thức xét học bạ từ 30% còn 15 - 20% tổng chỉ tiêu.
ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh dự kiến thực hiện 3 phương thức tuyển sinh, gồm: xét tuyển thẳng; xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức; xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT. Khuyến khích các trường xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp (gồm kết quả học bạ, điểm thi THPT, chứng chỉ ngoại ngữ, thành tích học sinh giỏi...).
Xu hướng giảm chỉ tiêu và bỏ phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ và chuyển sang các phương thức khác đã và sẽ được các trường lựa chọn. Điều này, đòi hỏi thí sinh dự kiến xét tuyển bằng điểm học bạ phải thay đổi, việc học và thi phải tập trung đến cùng, không lơ là trong học và thi bởi nhiều trường đã sử dụng phương thức tuyển sinh kết hợp.
Giải pháp nào cho học sinh Quảng Trị
Trong những năm vừa qua, HS Quảng Trị luôn đạt kết quả tuyển sinh ĐH khá cao. Năm 2022 và năm 2023 đạt trên 50% HS đỗ ĐH trong tổng số HS tốt nghiệp THPT hằng năm. HS Quảng Trị chủ yếu tập trung học ĐH ở Đà Nẵng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Đà Lạt. Vì vậy, trước hết, HS phải theo dõi phương án tuyển sinh của những trường ĐH mà mình dự định xét tuyển vào. Để nắm bắt các yêu cầu và đối chiếu với khả năng của mình để chọn ngành và trường phù hợp.
Theo Bộ GD-ĐT, khái niệm “xét tuyển sớm” được dùng để phân biệt về mặt thời gian so với đợt xét tuyển theo kế hoạch chung, đồng nghĩa thí sinh không bị hạn chế phương thức xét tuyển như xét học bạ, xét điểm đánh giá năng, đánh giá tư duy... Vì vậy, thí sinh cần chuẩn bị nhiều phương án xét tuyển khác nhau, kể cả xét tuyển bằng học bạ sau khi thi tốt nghiệp.
Việc học và thi đạt chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế là rất cần thiết nhằm tăng cơ hội trúng tuyển ĐH và chuẩn bị tốt về ngoại ngữ trong quá trình học ĐH sau này. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH cần giảm điểm cộng đối với các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, nhằm tạo điều kiện công bằng đối với những thí sinh không có điều kiện học chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Vì vậy, HS cũng không quá kỳ vọng vào điểm cộng của chứng chỉ ngoại ngữ.
Qua theo dõi tổ hợp xét tuyển của các trường ĐH cho thấy, môn Toán liên quan đến nhiều tổ hợp nhất, kế đến lần lượt là môn tiếng Anh, Vật lý, Ngữ Văn, Hóa học, Lịch sử, Sinh học, Địa lý, Tin học, Giáo dục kinh tế và pháp luật và cuối cùng là môn Công nghệ.
Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH năm 2025 có nhiều thay đổi. Vì vậy, khi các quy chế thi tốt nghiệp và tuyển sinh chính thức được ban hành, các trường THPT, các trung tâm GDNN-GDTX cần phổ biến đầy đủ đến HS và phụ huynh, để những HS dự thi năm nay chọn môn thi tốt nhất. Ngoài việc vào các trường ĐH, HS cũng có thể vào học các trường cao đẳng nghề, làm việc trong nước hay xuất khẩu lao động như nhiều người đã lựa chọn.
Hồ Sỹ Anh
(ĐN) - Sáng 4-12, Báo Đồng Nai đã tổ chức Lễ trao 100 suất học bổng Vượt khó vì tương lai (VKVTL) lần thứ 22 năm học 2024-2025 (2 triệu đồng/suất) do Công ty...
QTO - Với nhiều cách làm hay, sáng tạo hướng về cộng đồng và những người khó khăn, yếu thế, thời gian qua, Chi hội Phụ nữ thôn Đồng Tâm, xã Triệu Trạch...
QTO - Năm học 2023-2024, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Quảng Trị là một trong các địa phương trên toàn tỉnh triển khai thí điểm, đưa chương...
QTO - Xác định công tác thông tin, tuyên truyền chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan lĩnh vực giáo dục...
QTO - Thời gian qua, bám sát sự lãnh đạo của cấp trên, tình hình thực tiễn của địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị tích cực tham mưu...
QTO - Dù phải mưu sinh bằng nhiều nghề để trang trải cuộc sống, nhưng với tấm lòng nhân ái vì cộng đồng, 4 thành viên trong gia đình chị Trần Thị Tuyết...
QTO - Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe về y học cổ truyền và phục hồi chức năng ngày càng cao của người dân, Trung tâm Y tế huyện Gio Linh không...
QTO - Những ngày qua, số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại một số đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh tăng mạnh. Nguyên nhân được xác định là do thời tiết...
QTO - Vợ chồng chị Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1987), hiện sống tại thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, lâu nay không có việc làm ổn định. Cuộc...
QTO - Nuôi ước mơ đào tạo con trở thành những người giỏi toàn diện, nhiều phụ huynh không tiếc công sức, tiền của để đầu tư cho con học thêm từ các môn văn...
QTO - Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, mô hình “Móc khóa an ninh” của xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã tiếp nhận được 500 nguồn tin của quần chúng nhân dân...
QTO - Hầu hết những người lao động ngoài trời tại các đô thị trong tỉnh không có bất kỳ nguồn dự trữ nào hoặc rất ít để đối phó với những giai đoạn khó...