
{title}
{publish}
{head}
QTO - Ngày 29/7/2022, Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đề án Chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây được xem là cú hích để tỉnh thực hiện chuyển đổi số nhanh hơn bởi đề án xác định rất rõ quan điểm, mục tiêu, phương pháp tiếp cận, lộ trình cũng như nhiệm vụ, giải pháp trước mắt và lâu dài. Trong đó, nền tảng số được xác định là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Nền tảng số là hệ thống thông tin phục vụ các giao dịch điện tử trực tuyến hoạt động theo mô hình sử dụng công nghệ số để tạo môi trường mạng cho phép nhiều bên cùng tham gia giao dịch. Thực hiện dự án xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Quảng Trị, đến nay tỉnh đã xây dựng được Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung (LGSP) tại địa chỉ http://truclienthong.quangtri.gov.vn/ihorae. Nền tảng này được chia sẻ, tích hợp với trục liên thông văn bản quốc gia (VDXP); kết nối liên thông với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) để chia sẻ dịch vụ về hộ tịch tư pháp, lý lịch tư pháp, cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp, VNPost, danh mục dùng chung, cấp mã số cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách…
Các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng triển khai các phần mềm ứng dụng quản lý chuyên ngành như: cấp giấy phép lái xe, quản lý cầu đường, quản lý đối tượng chính sách, quản lý công tác tiếp dân, quản lý tài sản, quản lý phổ cập giáo dục… Tỉnh cũng triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn thông tin như hệ thống firewall tích hợp IPS chống tấn công web; hệ thống Network Inspector cảnh báo, giám sát tấn công mạng; hệ thống bảo mật, chống thư rác cho hệ thống thư điện tử, đặc biệt làm hệ thống giám sát mã độc Bkav Endpoint AI và hệ thống giám sát thông tin Bkav Total NAC tập trung.
Kết quả trên là nhờ những quyết sách đúng đắn của tỉnh trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu, nền tảng số (hạ tầng mềm) của không gian số cùng sự hưởng ứng, đồng hành tích cực của doanh nghiệp với tỉnh trong thực hiện chương trình chuyển đổi số thời gian qua.
Tuy vậy, hiện nay, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) ở Quảng Trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa đồng bộ, thống nhất. Hệ thống máy tính ở nhiều cơ quan, đơn vị đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp hoặc trang bị mới. Một số cơ quan, đơn vị chưa chú trọng thực hiện kiểm tra, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn thông tin dẫn đến không phát hiện ra những nguy cơ, lỗ hổng, mã độc tiềm ẩn sẵn trong hệ thống từ trước; chưa có quy trình thao tác chuẩn để phản hồi, xử lý khi xảy ra sự cố. Đặc biệt, hầu hết các phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành các cơ quan nhà nước đang sử dụng đều chưa được quản lý tập trung theo quy mô toàn tỉnh.
Ngày 11/2/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 186/QĐ-BTTTT phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó có công bố danh mục 35 nền tảng số quốc gia ưu tiên tập trung phát triển (20 nền tảng số quốc gia do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công phục vụ xã hội; 15 nền tảng số quốc gia do doanh nghiệp làm chủ quản, cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và xã hội).
Đây được xem là cơ sở quan trọng nhằm xây dựng “hạ tầng mềm” của không gian số, giải quyết các bài toán cụ thể của chuyển đổi số, tạo lập và lưu trữ dữ liệu người dùng (càng có nhiều người sử dụng thì dữ liệu càng nhiều, chi phí càng rẻ, giá trị tạo ra càng lớn). Nếu trước kia, các địa phương, cơ quan, tổ chức muốn chuyển đổi số phải đầu tư đội ngũ chuyên gia, quản trị mạng để quản lý, vận hành, duy trì tốn kém tiền của, thời gian thì hiện nay, ngày càng có nhiều nền tảng số quốc gia được công nhận nhằm cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng đơn giản, thuận tiện, linh hoạt theo yêu cầu, dễ dàng phổ biến trên diện rộng mà mỗi đơn vị, địa phương không cần tự đầu tư như trước.
Nắm bắt cơ hội này, tỉnh cần căn cứ danh mục nền tảng số quốc gia vừa được công bố, sớm đánh giá và lựa chọn sản phẩm phù hợp; chủ động phối hợp với các cơ quan chủ quản, các doanh nghiệp có các nền tảng số quốc gia để phát triển và đưa vào sử dụng dùng chung trên địa bàn tỉnh, từ đó kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống cơ quan nhà nước, cơ sở dữ liệu của tỉnh với các nền tảng số quốc gia nhằm đồng bộ, liên thông dữ liệu; tạo hệ sinh thái dữ liệu và đẩy nhanh quá trình thực hiện chuyển đổi số của tỉnh.
Căn cứ danh mục nền tảng số quốc gia theo Quyết định số 186/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư nghiên cứu, làm chủ công nghệ, phát triển nền tảng số đạt yêu cầu, tiêu chí của nền tảng số quốc gia phù hợp nhu cầu địa phương để đề xuất bộ bổ sung vào danh mục nền tảng số quốc gia.
Theo đề án chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị vừa được phê duyệt, từ nay đến năm 2025, tỉnh sẽ tập trung phát triển các nền tảng số như: tiếp tục triển khai mở rộng hoàn thiện nền tảng LGSP của tỉnh; triển khai chuyển hóa, số hóa tạo lập cơ sở dữ liệu ngành hướng tới tích hợp kết nối chia sẻ liên thông dữ liệu giữa các ngành. Xây dựng nền tảng đô thị thông minh (SCP) tỉnh Quảng Trị phục vụ các dịch vụ và ứng dụng thông minh.
Phát triển nền tảng trí tuệ nhân tạo, trong đó tập trung xây dựng các nền tảng đặc thù của Quảng Trị gắn với chính quyền số, kinh tế số và đô thị thông minh. Kết nối dịch vụ số hóa; nền tảng chuỗi khối (blockchain); nền tảng định danh điện tử (eID)… Từ đó, xây dựng kho dữ liệu dùng chung, làm cơ sở phát triển hệ sinh sinh thái mở cho tỉnh, tạo thêm các dịch vụ mới cho người dân.
Có thể nói, việc xây dựng cơ chế, chính sách để ưu tiên sử dụng các nền tảng số quốc gia đồng bộ với việc xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu, nền tảng số của địa phương sẽ là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp và người dân chủ động tìm kiếm, sử dụng, cập nhật dữ liệu về công việc, kinh doanh và đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời khuyến khích tổ chức, cá nhân tích cực tham gia giám sát, quản lý các hoạt động của chính quyền, xã hội.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tham gia sử dụng dữ liệu mở để tạo ra sản phẩm giá trị mới đóng góp cho hệ sinh thái ứng dụng của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế tri thức, xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.
Mai Lâm
Ngày 29/11/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định 204-QĐ/TW phê duyệt Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan đảng. Mục tiêu của đề án là ...
Bám sát Quyết định số 131 ngày 25/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các quyết định, nghị quyết, đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), của tỉnh về ...
Xác định chuyển đổi số nhằm thay đổi cách sống, phương thức làm việc, sản xuất, kinh doanh của người dân, chính quyền, doanh nghiệp dựa trên các công nghệ số, ...
Xác định chuyển đổi số nhằm thay đổi cách sống, phương thức làm việc, sản xuất, kinh doanh của người dân, chính quyền, doanh nghiệp dựa trên các công nghệ số, ...
Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá ...
Trong các hội nghị của Hội Nhà báo Việt Nam được tổ chức tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An tuần qua, hội nghị “Báo chí với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ...
Trên cơ sở Quyết định số 392/QĐBTTTT ngày 2/3/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về phê duyệt Kế hoạch phát triển nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản ...
Xác định chuyển đổi số đang là xu hướng và có nhiều lợi ích cho sự phát triển trên nhiều lĩnh vực hiện nay, thời gian qua, huyện Hải Lăng đẩy mạnh nhiều giải ...
QTO - Giải ngân vốn đầu tư công luôn được xem là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, bởi đây là vấn đề có tác động to lớn đến sự phát triển của nền kinh...
QTO - Đầu tháng 5 vừa qua, ông Hồ Sỹ Trung, Chủ tịch UBND TP. Đông Hà vừa có văn bản về việc chấn chỉnh các cơ quan, đơn vị ở địa phương này có biểu hiện...
QTO - Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI xác định rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị-xã hội...
QTO - Tháng Bảy năm nay ở Quảng Trị, dường như khách hành hương về đông hơn mọi năm. Không chỉ vì sau hai năm đương đầu với đại dịch, nay mọi người về với...
QTO - Giai đoạn 1 Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến...
QTO - Tháng Bảy, đối với cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng đã trở thành tháng tri ân. Nhiều đoàn công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành...
QTO - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm xây...
QTO - Ngày 7/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, từ ngày...