{title}
{publish}
{head}
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg, ngày 17/8/2023 về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Quảng Trị đã tích cực phối hợp với công an, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tập trung rà soát đối tượng có nhu cầu, bình xét cho vay, hoàn thiện hồ sơ để giải ngân kịp thời vốn vay. Sau 1 năm triển khai, nguồn vốn ý nghĩa này đã giúp nhiều người có quá khứ lầm lỡ làm lại cuộc đời, tạo động lực giúp họ nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.
Anh Nguyễn Văn Thuần (bên trái) hướng dẫn thợ trong quá trình sơn công trình tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9 - Ảnh: M.L
Trở về địa phương được 2 năm thì anh Nguyễn Văn Thuần (sinh năm 1987), ở xã Thanh An, huyện Cam Lộ được Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cam Lộ tạo điều kiện cho vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Với số tiền được vay là 90 triệu đồng, anh Thuần nhanh chóng nhập được một số lượng sơn để thi công công trình.
Trước đây, anh Thuần từng là một thợ sơn. Sau này, tay nghề được nâng cao, anh đứng ra nhận thầu thi công công trình. Tuy nhiên, do trong một lần lầm lỡ nên anh Thuần phải chấp hành án phạt tù 13 tháng.
“Chấp hành xong án phạt tù trở về tôi gặp nhiều khó khăn do công việc đã bị gián đoạn một thời gian phải bắt đầu lại từ đầu. Để tìm kiếm được công trình, gọi được thợ đi làm thì khó nhất là vốn. Đa phần các công trình lớn nhỏ, chủ thầu đều phải bỏ tiền ra làm trước rồi mới được chủ đầu tư cho ứng dần chi phí, nhiều công trình hoàn thiện một thời gian dài mới thanh toán. Vì thế, nguồn vốn cho vay của ngân hàng CSXH đối với tôi lúc đó rất có ý nghĩa”, anh Thuần nhớ lại.
Nhờ nguồn vốn vay ở Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cam Lộ, anh Thuần trang trải các chi phí, nhận sơn 2 căn nhà. “Đây cũng là cơ hội để tôi thể hiện năng lực của bản thân, dần dần tạo niềm tin với gia đình, bạn bè và khách hàng...”, anh Thuần chia sẻ.
Vốn am hiểu nghề sơn lại có quyết tâm làm lại cuộc đời, anh Thuần tận tâm, nhiệt tình trong công việc. Các công trình từ lớn đến nhỏ, sau khi ký hợp đồng, anh đều chú trọng từ khâu lựa chọn vật liệu đến quá trình thi công, đảm bảo công trình chất lượng. Hiện đội thợ sơn của anh có từ 6 - 15 người, gọi thợ theo công việc của từng công trình với mức tiền công 400 nghìn đồng/ngày/ thợ lành nghề.
Bây giờ công việc của anh Thuần đã trở lại ổn định, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. “Công trình bây giờ khá nhiều, tuy nhiên do đặc thù nghề nghiệp nên tôi mong muốn được ngân hàng CSXH tạo điều kiện cho vay thêm vốn vì nguồn vốn này có thời hạn vay dài, áp lực trả lãi và gốc hằng tháng không nhiều nên rất thuận lợi”, anh Thuần cho hay.
Đối với anh Mai Văn Tới, thôn Đông Tân An, xã Hải An, huyện Hải Lăng tuy công việc không thuận lợi như anh Thuần vì nguồn vốn 100 triệu đồng từ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hải Lăng chủ yếu dành cho đầu tư nhà xưởng, máy móc ban đầu. Tuy vậy, xưởng mộc nhỏ anh mở ở quê nhà sau 4 năm 8 tháng chấp hành án phạt tù đã mở ra cơ hội để anh làm lại cuộc đời. “Việc hòa nhập cộng đồng thời gian đầu đối với tôi rất khó khăn do tôi luôn mặc cảm, tự ti về quá khứ nên không dám đi xin việc chứ đừng nói là mượn tiền”, anh Tới bộc bạch.
Hiểu tâm lý của anh, được sự xác nhận của UBND xã Hải An, Công an xã đã phối hợp Hội Nông dân xã và Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hải Lăng tạo điều kiện cho ông Mai Văn Tiến, bố anh Tới vay 100 triệu đồng ủy thác qua Chi hội Nông dân thôn Đông Tân An để mở xưởng mộc. “Gia đình tôi vui lắm, rất cảm ơn chính quyền địa phương, bà con lối xóm đã không bỏ rơi, kỳ thị sau khi con tôi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.
Vui mừng hơn nữa, thông qua chi hội nông dân gia đình còn được chính quyền địa phương, Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện, hỗ trợ xét cho vay vốn ưu đãi với thời hạn vay dài để có được xưởng mộc này, giúp con tôi làm lại cuộc đời”, ông Tiến chia sẻ.
Theo ông Phan Thành Chung, Bí thư Đảng ủy xã Hải An, chương trình tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù là một chính sách mới, nhân văn và có ý nghĩa đối với công tác bảo đảm an ninh trật tự và phát triển kinh tế, ổn định xã hội tại địa phương. Chính sách này đã tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng CSXH để đầu tư sản xuất, kinh doanh, giúp họ có việc làm, thu nhập cho bản thân và đóng góp cho gia đình, xã hội. Qua đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, lan tỏa thông điệp tích cực, xóa đi kỳ thị để xã hội đón nhận và hỗ trợ người có quá khứ lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng.
Theo số liệu thống kê của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị, từ tháng 8/2023 đến nay, toàn tỉnh có 88 người chấp hành xong án phạt tù tại địa phương được vay vốn với số tiền 7,6 tỉ đồng, trong đó 6 tháng đầu năm 2024, có 63 người vay vốn với số tiền 5,76 tỉ đồng, đơn vị đã thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch vốn được cấp trên giao năm 2024.
Để chương trình tín dụng này đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, thời gian tới, ngân hàng CSXH tiếp tục làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn; chủ động tham mưu phân bổ nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay của khách hàng.
Cùng với đó, các phòng giao dịch của đơn vị sẽ thực hiện các quy trình, thủ tục cho vay đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người chấp hành xong án phạt tù tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.
Đồng thời thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, công an các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác kiểm tra, giám sát nguồn vốn vay, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, phát huy giá trị nguồn vốn, tạo việc làm thu nhập ổn định cho người vay, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và phát triển kinh tế trên địa bàn.
Mai Lâm
NDO - Sáng 12/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) tổ chức Lễ ra mắt chương trình "Xây Tết 2025” với những...
QTO - Công tác truyền thông được xác định là nhiệm vụ quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH),...
QTO - Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013. Thời gian qua, ngành y tế đã phối hợp triển khai nhiều hoạt...
QTO - Xác định thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) như một “Bộ luật Lao động con” tại mỗi doanh nghiệp (DN), một bản TƯLĐTT có chất lượng sẽ là công cụ quan...
QTO - Xác định chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, đảm bảo chỉ đạo thực hiện kịp thời các phong...
QTO - Nhờ sự hỗ trợ của Công đoàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) và từ nguồn đóng góp của CB,CNV nên những năm...
QTO - Những ngày tháng Bảy này, trong lòng người Quảng Trị đang thắp sáng lên ngọn lửa về lòng nhân ái, tình yêu và ước nguyện hòa bình cho quê hương, đất...
QTO - Về thôn Đồng Đờng, xã Mò Ó, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, ai cũng biết ông Hồ Văn Hồng bởi ông như ngọn đèn luôn tỏa sáng, ngày đêm không chỉ chăm...
QTO - Nhiều năm qua, phong trào thi đua “Cựu thanh niên xung phong (TNXP) làm kinh tế giỏi - vì nghĩa tình đồng đội” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phát triển...
QTO - Thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chỉ đạo cơ sở giáo dục trực thuộc và phòng GD&ĐT các địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch số...
QTO - Từ đầu năm 2024 đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng chuyên môn các cấp học theo Nghị quyết...
QTO - Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa khu vực Vĩnh Linh luôn xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quản lý nhà nước. Đơn vị...