{title}
{publish}
{head}
Các tổ chức hợp tác kinh tế đa phương đang là công cụ quan trọng giúp Moscow đứng vững trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Thông qua các tổ chức hợp tác đa phương như: BRICS hay hay Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Nga và Trung Quốc có thể vượt qua tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây – Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết vào hôm thứ Ba, trong chuyến thăm hai ngày đến Trung Quốc.
Từ việc chỉ có năm thành viên gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, BRICS đã mở rộng đáng kể khi bổ sung thêm năm quốc gia khác, gồm: Ethiopia, Ả Rập Saudi, Iran, Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào đầu năm nay, cũng như dự kiến sẽ kết nạp thêm nhiều nước khác trong tương lai.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: RT
Ảnh hưởng chính trị và kinh tế của khối này đã gia tăng đáng kể kể từ khi Mỹ, EU và các nước phương Tây khác áp đặt hạn chế đối với Nga liên quan đến xung đột tại Ukraine. Nhưng thay vì hưởng ứng các lệnh trừng phạt của phương Tây, các thành viên BRICS lại đang tăng cường hợp tác thương mại với Nga.
Trước các lệnh trừng phạt từ phương Tây, Nga đã chuyển hướng hoạt động giao thương sang thị trường châu Á-Thái Bình Dương, trong đó ưu tiên hợp tác với Trung Quốc. Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, vào năm ngoái, thương mại Nga-Trung đã tăng lên mức kỷ lục 240 tỷ USD, vượt mục tiêu 200 tỷ USD mà chính phủ hai bên đặt ra.
Hôm thứ Hai, cũng trong chuyến đi nhiều ngày tới Bắc Kinh, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janer Yellen cảnh báo các công ty Trung Quốc sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng nếu cung cấp linh kiện hoặc thiết bị quân sự cho quân đội Nga.
Vào tháng 12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp cho phép trừng phạt các tổ chức nước ngoài tiếp tục giao dịch, bán các công cụ, thiết bị nhạy cảm cho Nga.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm ngăn chặn các công ty trên khắp thế giới giúp Moscow lách các hạn chế trong các gói trừng phạt đưa ra trước đó.
Moscow đã chỉ trích các lệnh trừng phạt của phương Tây, cho biết thay vì đem đến bất ổn cho nền kinh tế Nga, chúng lại khiến chính quốc gia áp dụng chịu ảnh hưởng tiêu cực.
An Thái (Theo RT)
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
QTO - Trung Quốc đã chính thức khởi động dự án xây dựng tuyến đường sắt mới nối Kashgar, thành phố ở phía Tây Bắc nước này với Kyrgyzstan và Uzbekistan.
QTO - Kế hoạch này sẽ giúp 23 triệu sinh viên đại học thoát gánh nặng nợ khổng lồ.
QTO - Thủ tướng Robert Fico cảnh báo EU có thể sẽ trừng phạt Slovakia sau chiến thắng của ứng cử viên thân Nga, ông Peter Pellegrini, trong cuộc bầu cử...
(ĐCSVN) - Lực lượng Houthi ở Yemen, ngày 7/4, cho biết họ đã phóng tên lửa và máy bay không người lái vào các tàu của Anh, Mỹ và Israel. Đây là vụ tấn công mới nhất của Houthi...
VOV.VN - Trái ngược với nhận định lạc quan của các nhà trung gian quốc tế, cả Israel và lực lượng Hamas đều thận trọng cho rằng con đường tiến tới thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza...
QTO - Theo cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, Ukraine sẽ phải từ bỏ một phần lãnh thổ thuộc chủ quyền cho Nga nhằm đạt được thỏa thuận hòa bình, tờ Washington...
QTO - Hôm thứ Bảy, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Kiev chấp nhận bất kỳ hình thức hỗ trợ nào từ Washington, thậm chí cả dưới dạng cho vay.
QTO - Các quốc gia trên thế giới từ lâu đã chú trọng việc xây dựng và phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập nhằm hạn chế thấp nhất những tác động của...
QTO - Những dự án nhà máy thu và lưu trữ carbon đang "mọc lên" nhằm đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Mỹ vào năm 2050.
QTO - Ukraine rất có thể sẽ phải thỏa hiệp với Nga nhằm chấm dứt xung đột – Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết.
(PLO)- Sáu tháng xung đột Israel - Hamas đã gây ra những tác động to lớn đến các bên tham chiến cũng như hệ thống kinh tế - chính trị toàn cầu.