
{title}
{publish}
{head}
QĐND - Ngày 17-2, NATO tổ chức Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Quốc phòng với một loạt chương trình nghị sự nổi bật nhằm đưa liên minh quân sự vượt qua những thách thức phải đối mặt, bao gồm cải tổ, vấn đề ngân sách hoạt động và nhất là quyết định đi hay ở lại Afghanistan...
Ngay trước thềm hội nghị, hai quan chức cấp cao của NATO đã tiết lộ kế hoạch hiện đại hóa và cải tổ liên minh do Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trình bày, trong đó 8 lĩnh vực mà NATO cần cải thiện trong trung hạn đó là ứng phó với biến đổi khí hậu, tài trợ bền vững cho hoạt động quân sự... Trước đó, chia sẻ với báo chí, đề cập đến tầm nhìn của NATO đến năm 2030, ông Stoltenberg cho rằng “chúng ta có một cơ hội duy nhất để tái tạo năng lượng và củng cố mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương”. Các động thái này xuất hiện trong bối cảnh quan hệ NATO và Mỹ gia tăng căng thẳng trong suốt 4 năm nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump. Theo đề xuất cải tổ, các quốc gia NATO cần cùng nhau đóng góp khoản tài trợ cho các hoạt động răn đe quân sự của mình thay vì việc một đồng minh phải chịu mọi chi phí triển khai như ở thời điểm hiện tại. NATO cũng cần tìm cách để bảo đảm nguồn tài trợ bền vững và công bằng hơn, vì đây là những hoạt động cần thiết cho an ninh của các nước thành viên. Liên minh cũng sẽ tìm cách để thuyết phục Tổng thống Joe Biden ủng hộ “NATO trở lại”, xoa dịu sự thất vọng của các đồng minh khi cho rằng liên minh đã thất bại trong việc bảo đảm sự phối hợp giữa các nước về mặt chính trị. Dự kiến các nhà lãnh đạo NATO sẽ xem xét các đề xuất cải tổ trên tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trao đổi với báo chí trước thềm Hội nghị Bộ trưởng NATO trực tuyến.Ảnh: AP
Ông Stoltenberg dự kiến cũng đề xuất tổ chức thêm nhiều cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo và cố vấn an ninh quốc gia các nước thành viên nhằm tìm cách đối mặt với thách thức từ Trung Quốc và Nga, giảm thiểu tác động an ninh do biến đổi khí hậu và khí thải carbon. Cần phải nhắc tới một trong những chương trình nghị sự nổi bật của Hội nghị Bộ trưởng NATO đó là bàn thảo kế hoạch NATO rút khỏi Afghanistan trước thời hạn chót 1-5 mà chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump cam kết trước đó. Cho dù kế hoạch rút quân này có thực hiện được theo lịch trình hay không cũng sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ đối với liên minh quân sự này. Đây là vấn đề lớn mà NATO đã không thể đưa ra được quyết định cuối cùng tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO vào cuối năm 2020 và tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Quốc phòng NATO lần này, vấn đề được trông đợi sẽ tìm ra lối thoát. Bất đồng giữa NATO và Mỹ trong việc rút quân khỏi Afghanistan khiến vấn đề càng trở nên nan giải. Trước quyết định rút quân của Mỹ, ông Stoltenberg cảnh báo Afghanistan có nguy cơ trở thành căn cứ của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Theo người đứng đầu NATO, vẫn chưa phải thời điểm NATO rời đi cho dù NATO đã ở Afghanistan quá lâu. Ông cho biết, việc NATO tiếp tục ở lại sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng rút lui là việc nhiều bên không mong muốn trong khi mục tiêu chưa đạt được và nguy cơ khủng bố là nỗi ám ảnh. Ông cho rằng, việc rút quân đòi hỏi phải có sự phối hợp của các bên. Lực lượng Mỹ chiếm không nhiều trong số binh sĩ NATO ở Afghanistan nhưng liên minh lệ thuộc rất lớn vào Mỹ về vận tải, hậu cần và hỗ trợ trên không. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi động thái của NATO ở Afghanistan hiện nay sẽ phải phụ thuộc phần lớn vào chính sách của chính quyền mới ở Washington. Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ xem xét lại một thỏa thuận giữa Mỹ với Taliban, theo đó mở đường cho việc rút các lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan. Khác với chính quyền tiền nhiệm, chính quyền của Tổng thống Joe Biden được cho là sẽ lắng nghe và tham vấn nhiều hơn với các đồng minh cũng như đối tác của Mỹ trong vấn đề Afghanistan. Do đó có thể thấy, không loại trừ khả năng Mỹ sẽ không vội vàng rút khỏi Afghanistan trước khi có các thảo luận kỹ lưỡng với các đồng minh.
MAI NGUYÊN
(Tin Tức) - Sau khi một tên lửa của Nga bay qua không phận, không chỉ Tổng thống Ba Lan lập tức họp khẩn với giới chức quân đội nước này, mà các đồng minh của ...
(Tin Tức) - Điện Kremlin cảnh báo xung đột trực tiếp với NATO nếu quân liên minh tham chiến ở Ukraine trong khi Thủ tướng Slovakia tiết lộ tài liệu thảo luận ...
Sự ngăn cản từ hai thành viên khiến lộ trình gia nhập Liên minh quân sự lớn nhất thế giới của Stockholm gập ghềnh hơn bao giờ hết.
(Tin Tức) - Trong khi Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Liên bang Nga Dmitry Medvedev nghi ngờ tuyên bố của NATO về việc không muốn chiến tranh với ...
(Tin Tức) - Tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại Litva ngày 11/7, lãnh đạo các nước thành viên NATO đã nhất trí rằng ...
(Tin Tức) - Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (TTK NATO) Jens Stoltenberg ngày 1/2 cho biết ông đang tìm kiếm sự hợp tác mạnh mẽ hơn và nhiều bạn ...
(HNM) - Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) một lần nữa nhấn mạnh, tổ chức này không có kế hoạch triển khai quân đội trên lãnh thổ Ukraine.
(Tin Tức) - Ngày 14/2, người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang ngày càng thể hiện rõ sự thù địch ...
QTO - Tổng thống Donald Trump mới đây tuyên bố rằng, các quốc gia cảm thấy mức thuế quan do Mỹ áp đặt là quá cao hoàn toàn có thể lựa chọn ngừng giao...
QTO - Trung Quốc và Ấn Độ đang tìm cách tái thiết quan hệ kinh tế để mở rộng động lực phát triển và giảm thiểu rủi ro bên ngoài trước xu hướng bảo hộ...
VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây khuyến cáo 6 quốc gia Châu Phi về virus Ebola sau khi Guinea và CHDC Congo ghi nhận những ổ dịch mới vừa qua.
VOV.VN - Trong những tuần đầu tiên của nhiệm kỳ, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã tăng cường các hoạt động hàng hải ở Biển Đông.
TGVN. Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền tại Myanmar Tom Andrews ngày 10/2 cảnh báo các lực lượng an ninh Myanmar tránh sử dụng vũ lực quá mức...
VOV.VN - Bài hát “Jerusalem” là một bài hát viết về khát vọng hòa bình và sự bình yên tại Jerusalem. Sau một thời gian ra mắt, bài hát này đã phủ sóng rộng rãi tại nhiều quốc...
(VTC News) - Sau hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc cho biết sẽ thực hiện biện pháp cần thiết để “duy trì hòa bình ổn định” ở khu vực.
VOV.VN - Hôm qua (8/2), Đức, Ba Lan và Thụy Điển cùng tuyên bố mỗi nước sẽ trục xuất một nhà ngoại giao Nga để trả đũa quyết định tương tự của Nga hồi tuần trước.