Cập nhật:  GMT+7

Nắng hạn kéo dài, nhiều xã vùng Lìa thiếu nước sản xuất, sinh hoạt

Tại nhiều xã ở vùng Lìa, huyện Hướng Hóa, tình trạng nắng nóng kéo dài đã tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước sinh hoạt của người dân. Thiếu nước, nhiều diện tích cây trồng chậm phát triển, chết khô. Trong khi đó, nhiều hộ dân phải sử dụng nguồn nước từ các sông, suối đang cạn khô không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nắng hạn kéo dài, nhiều xã vùng Lìa thiếu nước sản xuất, sinh hoạt

Người dân thôn A Rông, xã Lìa, huyện Hướng Hóa lấy nước từ con suối đang khô cạn về để sinh hoạt, ăn uống - Ảnh: Đ.V

Ông Hồ Văn Lập, thôn A Sói Hang, xã Lìa có hơn 1 ha đất trồng sắn, vốn là nguồn thu nhập chính hằng năm của gia đình ông. Niên vụ này, gia đình ông vừa trồng mới diện tích nói trên, cây sắn hiện nay phát triển với chiều cao bình quân khoảng từ 50 - 70 cm. Tuy nhiên, do tình hình khô hạn diễn ra gay gắt và kéo dài đã khiến nhiều diện tích sắn vừa mới trồng của gia đình ông Lập đang đứng trước nguy cơ chết khô. Nhiều cây sắn đã bắt đầu có dấu hiệu vàng lá, tóp thân, sinh trưởng chậm lại do thiếu nước tưới.

Ông Lập nói: “Năm nay hạn hán đến sớm, nước ở các khe suối cạn hết, khiến gia đình chúng tôi rất lo lắng. Cây sắn vừa mới trồng không có nước tưới nên chết rất nhiều, chúng tôi đã cố gắng mua giống trồng bổ sung thêm nhưng vẫn không có hiệu quả, cây tiếp tục bị héo vàng. Tình hình khô hạn tiếp tục kéo dài sẽ khiến việc chăm sóc cây trồng gặp nhiều khó khăn, người dân lo ngại vụ sắn này có nguy cơ mất mùa”.

Bên cạnh nguy cơ thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, tình trạng hạn hán khốc liệt đã làm cho mực nước các hồ, khe suối dọc các xã vùng Lìa xuống rất thấp, nhiều nơi trơ cạn đáy.

Đồng thời các công trình nước tự chảy cũng không còn hoạt động hiệu quả do thiếu nước, khiến việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt, ăn uống cho bà con ở địa phương hết sức nan giải.

Để phục vụ sinh hoạt, ăn uống hằng ngày, người dân nhiều xã vùng Lìa phải múc vét nguồn nước tại các suối cạn, không đảm bảo vệ sinh. Nhiều tháng nay, cũng như nhiều hộ dân trong thôn, mỗi ngày chị Hồ Thị Non, thôn A Rông, xã Lìa đều xách nhiều can nhựa lặn lội xuống con suối cạn gần nhà lấy nước về dùng.

Chị Non than thở: “Khi chưa khô hạn, chúng tôi dùng nước giếng khoan. Nhưng từ khi các giếng khoan mất nước do hạn hán, chúng tôi phải ra các khe suối, sông Sê Pôn lấy nước về dùng. Nước ở sông, suối bị lợn cợn, chúng tôi phải lấy về để cho lắng cặn rồi mới dám dùng nấu ăn uống. Nhưng vẫn rất lo ngại cho sức khỏe nếu dùng nguồn nước này trong thời gian dài. Ở đây, gia đình nào có xe máy thì lên xã A Dơi xin nước ở bể cộng đồng về dùng sẽ yên tâm hơn”.

Phó Chủ tịch UBND xã Lìa Hồ Văn Ta Ngà thông tin, tình trạng khô hạn kéo dài vẫn đang tiếp diễn đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Nhiều hộ dân do hoàn cảnh khó khăn buộc phải sử dụng nguồn nước ao hồ, sông, suối không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe. “Chính quyền địa phương hết sức lo ngại khi người dân sử dụng nguồn nước không đảm bảo từ sông, suối, ao hồ do tình trạng khô hạn và thiếu nước sạch. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị các ban, ngành cấp trên cần tiếp tục quan tâm đầu tư hệ thống nước sinh hoạt đảm bảo, nhằm giúp bà con có nguồn nước sử dụng lâu dài”, ông Ngà bày tỏ.

Trong khi đó, tại xã Thanh, tình hình khô hạn kéo dài cũng khiến người dân địa phương thiếu nước sinh hoạt và ảnh hưởng đến diện tích cây trồng trên địa bàn. Chủ tịch UBND xã Thanh Hồ A Cất cho biết, hiện nay toàn xã canh tác hơn 650 ha sắn, đây là cây trồng chủ lực của người dân địa phương. Tuy vậy, niên vụ này do khô hạn kéo dài đã khiến nhiều diện tích cây sắn chậm sinh trưởng.

“Từ đầu năm đến nay ở địa phương không có mưa nên nhiều diện tích cây sắn bị thiếu nước nghiêm trọng. Diện tích cây sắn của nhiều gia đình bị chết do nắng hạn, đã trồng dặm đến 2-3 lần nhưng cũng tiếp tục bị héo úa, chết dần. Nếu tình trạng hạn hán tiếp diễn khốc liệt, các hộ trồng sắn trên địa bàn sẽ bị thiệt hại và mất nguồn thu nhập”, ông Cất cho hay.

Hàng trăm hộ dân ở 6 thôn của xã Thanh cũng đối mặt với khó khăn do thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều hộ trong số đó buộc phải dùng nguồn nước các khe suối, sông Sê Pôn để ăn uống, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Những năm qua, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã vùng Lìa nói riêng, huyện Hướng Hóa nói chung đang dần được cải thiện nhờ các chương trình, dự án thiết thực. Tuy vậy, thực trạng thiếu nước sinh hoạt, nhất là vào mỗi mùa khô vẫn xảy ra, đòi hỏi cần có những giải pháp căn cơ, bền vững.

Vì vậy, thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương, các chương trình, dự án cần tiếp tục quan tâm, nghiên cứu hỗ trợ các xã vùng Lìa bằng các mô hình cấp nước phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực nhằm giúp người dân đảm bảo nhu cầu cơ bản về nước sạch để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hiếu Giang

Tin liên quan:
    • Nắng hạn kéo dài, nhiều xã vùng Lìa thiếu nước sản xuất, sinh hoạt
      Nan giải nguồn nước sinh hoạt ở xã Lìa

      Dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cộng với sự suy giảm rõ rệt về nguồn nước, nhiều địa phương miền núi trong tỉnh hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, đặc biệt là vào mùa khô. Trong đó xã Lìa, huyện Hướng Hóa là một trong những địa phương xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt khá gay gắt. Thực trạng nan giải này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh mà còn tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

      Nắng hạn kéo dài, nhiều xã vùng Lìa thiếu nước sản xuất, sinh hoạt
      Khảo sát tình hình nước sinh hoạt trên địa bàn xã Lìa và xã Thanh, huyện Hướng ...

      Hôm nay 17/10, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Ly Kiều Vân chủ trì buổi làm việc với UBND xã Lìa và UBND xã Thanh, huyện Hướng Hóa để khảo sát tình hình nước sinh hoạt trên địa bàn; việc thực hiện Nghị quyết số 111/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 (gọi tắt là Nghị quyết 111) quy định thời gian, mức trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt, sạch đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn trên địa bàn; kết quả giải quyết, giải trình ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến lĩnh vực dân tộc gửi đến HĐND tỉnh từ kỳ họp thứ 3 (15, 16/7/2021) đến kỳ họp thứ 18 (17, 18/7/2023).


Hiếu Giang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hết lòng với người mù

Hết lòng với người mù
2024-05-02 05:00:00

QTO - Đó là điều mà cả hội viên lẫn những người quen biết, người từng làm việc nói về ông Nguyễn Văn Khoa (sinh năm 1973), Chủ tịch Hội Người mù huyện Vĩnh...

Hai vợ chồng đều làm thứ trưởng

Hai vợ chồng đều làm thứ trưởng
2024-05-01 05:30:00

QTO - Cách đây khá lâu tôi có nhận được quyển sách do gia đình bà Lê Thị Diệu Muội, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội thương (nay là Bộ Công thương) gửi tặng. Quyển...

Giữ vững chủ quyền biển đảo

Giữ vững chủ quyền biển đảo
2024-05-01 05:15:00

QTO - Quảng Trị có bờ biển dài 75 km và có vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 84.000 km2 , cùng với ngư trường đánh bắt rộng lớn. Vùng ven biển, hải đảo của...

Tích cực bảo vệ môi trường biển

Tích cực bảo vệ môi trường biển
2024-05-01 05:05:00

QTO - Để hạn chế tình trạng ô nhiễm, tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Qua đó, góp phần bảo vệ nguồn tài...

Khơi dậy tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ
2024-04-29 07:27:00

QTO - Với tinh thần sáng tạo, thời gian qua, cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên trên khắp mọi miền Tổ quốc nói chung, Quảng Trị nói riêng đã tạo ra nhiều...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long