{title}
{publish}
{head}
Trước dự báo mùa khô năm 2024 sẽ xuất hiện các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài kéo theo nền nhiệt tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất lớn, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động triển khai các phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) với phương châm “4 tại chỗ”.
Lực lượng kiểm lâm thực tập phương án chữa cháy rừng trên vùng cát -Ảnh: L.A
Huyện Hướng Hóa có diện tích rừng và đất lâm nghiệp gần 68.900 ha, tỉ lệ độ che phủ rừng toàn huyện đạt 44,68%.
Với đặc thù thời tiết nắng nóng, khô hạn đến sớm và kết thúc muộn, ngay từ đầu năm 2024, Hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu UBND huyện chủ động triển khai nhiều phương án, giải pháp về PCCCR như: phân công thành viên Ban chỉ đạo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững huyện phụ trách từng địa bàn, tăng cường theo dõi, nắm tình hình, chỉ đạo các địa phương và chủ rừng thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ rừng và PCCCR; kiện toàn ban chỉ đạo cấp xã, các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng; bố trí lực lượng, phương tiện túc trực 24/24 giờ để sẵn sàng PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”.
Chỉ đạo các chủ rừng lớn xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án PCCCR; tổ chức lực lượng ứng trực, canh phòng tại hiện trường khi có dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên; kiểm tra, đôn đốc các suất khoán, hợp đồng bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn, kiểm soát người ra vào rừng, phát hiện các điểm cháy để xử lý kịp thời.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa Bùi Văn Duẩn thông tin, bước vào mùa khô năm 2024, đơn vị đã tổ chức tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường, địa bàn, nhất là khu vực có nguy cơ xâm hại rừng, cháy rừng cao để nâng cao ý thức của người dân.
Tăng cường kiểm tra việc đảm bảo an toàn về PCCCR tại hiện trường đối với các diện tích rừng trồng, các diện tích rừng đang khai thác, nhất là các vùng có nguy cơ cháy rừng cao như rừng thông nhựa, rừng keo.
Tổ chức bảo dưỡng máy móc, thiết bị, dụng cụ chữa cháy rừng. Đồng thời chỉ đạo lực lượng kiểm lâm địa bàn tham mưu rà soát bổ sung phương án PCCCR cấp xã phù hợp với tình hình thực tế; tăng cường tuần tra, kiểm tra nắm bắt tình hình bảo vệ rừng và PCCCR ở địa bàn phụ trách. Hướng dẫn chủ rừng, người dân phương pháp xử lý thực bì phù hợp...
Mùa nắng nóng bắt đầu cũng là lúc người dân và các chủ rừng lớn trên địa bàn tỉnh hoàn tất công tác chuẩn bị PCCCR. Đặc biệt, các chủ rừng lớn đã bố trí kinh phí để mua sắm, tu sửa trang thiết bị, các công trình PCCCR, bố trí lực lượng theo dõi sát tình hình.
Phó Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn Trương Quang Ngọc cho biết, đơn vị được giao quản lý, bảo vệ hơn 7.700 ha rừng và đất lâm nghiệp nằm trên địa bàn các huyện Triệu Phong, Hải Lăng và thị xã Quảng Trị.
Do trong lâm phần có một số diện tích rừng thông nhựa, ngoài ra vẫn còn tình trạng người dân sống ven rừng xử lý thực bì trồng rừng không an toàn, đốt ong lấy mật... nên công tác PCCCR luôn được đơn vị quan tâm đặc biệt. Ngay đầu mùa nắng nóng, đơn vị hoàn chỉnh phương án, kế hoạch, lịch trực PCCCR, xây dựng các tình huống giả định cháy rừng phức tạp để thực tập chữa cháy...
Theo ông Ngọc, để bảo vệ rừng, cùng với công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCCR, cần hướng dẫn kiểm soát việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là những người sống bằng nghề rừng, lấy củi, bắt ong...
Chủ động phát đường băng cản lửa, xử lý thực bì, lau lách, cỏ tranh để giảm vật liệu cháy; tạm dừng các hoạt động dùng lửa xử lý thực bì và những hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng trong thời gian cao điểm nắng nóng (cấp dự báo cháy rừng cấp IV, cấp V).
Phối hợp với lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ người vào rừng, bố trí người túc trực tại chòi canh 24/24 giờ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các điểm cháy rừng. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ sẵn sàng để PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”. Chỉ đạo lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng thực hiện nghiêm túc việc tuần tra, kiểm tra các diện tích rừng được giao trên địa bàn ban quản lý theo đúng phương án đã đề ra.
Đối với các đơn vị đang thi công các công trình lâm sinh yêu cầu trong quá trình thi công, khai thác phải tuân thủ tuyệt đối các quy định PCCCR, kiểm soát chặt chẽ khi sử dụng lửa trong khu vực rừng đang thi công và các diện tích rừng liền kề; tạm dừng các hoạt động có nguy cơ gây cháy rừng trong thời gian cao điểm nắng nóng.
“Đến thời điểm này, đơn vị đã triển khai xong các nhiệm vụ PCCCR. Từ phương án, chỉ huy, lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hậu cần... đều đã sẵn sàng nhằm bảo vệ an toàn cho hơn 7.700 ha rừng được giao”, ông Ngọc cho hay.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Trần Hiệp thông tin, toàn tỉnh hiện có trên 285.870 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng các vùng trọng điểm dễ cháy là 47.260 ha, chủ yếu là các diện tích rừng trồng keo, thông nhựa... ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ.
Hiện tại, thời tiết bắt đầu nắng nóng gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng. Do vậy, cùng với tổ chức huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy rừng và thực tập chữa cháy rừng, lực lượng kiểm lâm đã chủ động tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố kiện toàn lực lượng, rà soát sửa đổi, bổ sung phương án PCCCR đã xây dựng phù hợp điều kiện thực tế; chủ động bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị phục vụ tốt công tác chữa cháy rừng.
Ở cấp xã, kiểm lâm địa bàn đã tham mưu kiện toàn 42 ban chỉ đạo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững cấp xã; thành lập, kiện toàn 229 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với 2.136 thành viên...
Bên cạnh đó, chi cục còn thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết trên địa bàn và thông tin cảnh báo cháy rừng từ Chi cục Kiểm lâm vùng II, Cục Kiểm lâm để dự báo và thông báo cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh (2 - 3 ngày/lần) đến các các địa phương, chủ rừng để tổ chức trực PCCCR, đồng thời cập nhật cấp dự báo cháy rừng lên Trung tâm Điều hành thông minh QUANGTRI IOC của tỉnh; chỉ đạo Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR và các đơn vị trực thuộc thực hiện bảo dưỡng tốt các phương tiện thiết bị chữa cháy rừng, vào thời gian cao điểm cháy rừng luôn túc trực và sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị chữa cháy rừng theo quy định để kịp thời triển khai chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.
Lê An
QTO - Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu và đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ đọng...
QTO - Đảm nhận vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thanh, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, thầy giáo Nguyễn Tấn Hải là cán bộ công...
QTO - Đó là điều mà cả hội viên lẫn những người quen biết, người từng làm việc nói về ông Nguyễn Văn Khoa (sinh năm 1973), Chủ tịch Hội Người mù huyện Vĩnh...
QTO - Cách đây khá lâu tôi có nhận được quyển sách do gia đình bà Lê Thị Diệu Muội, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội thương (nay là Bộ Công thương) gửi tặng. Quyển...
QTO - Quảng Trị có bờ biển dài 75 km và có vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 84.000 km2 , cùng với ngư trường đánh bắt rộng lớn. Vùng ven biển, hải đảo của...
QTO - Để hạn chế tình trạng ô nhiễm, tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Qua đó, góp phần bảo vệ nguồn tài...
QTO - Thời tiết nắng nóng gay gắt liên tục những ngày qua làm gia tăng nguy cơ rủi ro, cháy nổ đối với các phương tiện giao thông như ô tô, mô tô, xe máy.
QTO - Đối thoại là một kênh tương tác trực tiếp, đồng thời tiếp nhận những ý kiến phản ánh của người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ), đối...
QTO - Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) và phần mềm quản lý học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (ĐBKK), trong thời gian...
QTO - Hình thức đưa học sinh cuối cấp đi tham quan, trải nghiệm môi trường học tập tại các trường đại học là một trong những cách thức hướng nghiệp đang...
QTO - Với tinh thần sáng tạo, thời gian qua, cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên trên khắp mọi miền Tổ quốc nói chung, Quảng Trị nói riêng đã tạo ra nhiều...
QTO - Trung tâm Y tế huyện Gio Linh là đơn vị y tế hạng 3 thuộc Sở Y tế Quảng Trị. Thời gian qua, trung tâm không chỉ tích cực nâng cao chất lượng khám,...