Cập nhật:  GMT+7

Nan giải vấn đề bố trí việc làm cho người học diện cử tuyển

Để tạo nguồn cán bộ có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công tác tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, tỉnh đã thực hiện Nghị định 134 của Chính phủ cử nhiều đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), cán bộ sinh sống tại các vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn đi đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả của chương trình đào tạo hệ cử tuyển mang lại thì vấn đề nan giải hiện nay chưa tìm được hướng giải quyết là hàng chục người sau khi hoàn thành việc đào tạo chưa được bố trí việc làm.

Nan giải vấn đề bố trí việc làm cho người học diện cử tuyển

Chị Hồ Thị Hiền chăm sóc cây keo tràm mới trồng để phát triển kinh tế gia đình và chờ được bố trí việc làm sau cử tuyển - Ảnh: L.T

Mong đợi có việc làm sau học cử tuyển

Năm 2010, chị Hồ Thị Hiền ở Bản 7, xã Thuận, huyện Hướng Hóa được địa phương cử đi học chuyên ngành sư phạm Ngữ Văn tại Trường Đại học sư phạm Huế. Với quyết tâm học tập và ước mơ trở thành giáo viên đã thôi thúc Hiền nỗ lực hoàn thành chương trình đại học. Ra trường, Hiền tin tưởng là sẽ được bố trí việc làm đúng với chuyên ngành được cử đi đào tạo.

Nhưng niềm tin đó đã nhanh chóng biến mất, khi thời gian cứ trôi qua, thấm thoắt đã gần 8 năm kể từ ngày tốt nghiệp, đến nay, Hiền vẫn chưa có việc làm, dù đã nhiều lần tìm kiếm và thi tuyển. “Khi nhận được giấy báo, tôi và gia đình rất vui mừng, điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ đã gom góp tiền bạc từ người thân, vay thêm nguồn vốn học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách để cho tôi đi học. Nhưng đến nay, tôi chưa có việc làm và số tiền nợ ngân hàng của tôi để đi học vẫn chưa trả được”, chị Hiền bộc bạch.

Khác với chị Hồ Thị Hiền, anh Hồ A Phiên ở thôn Thuận 5, xã Thuận, huyện Hướng Hóa may mắn hơn vì đã tìm được việc làm là cán bộ bán chuyên trách tại Đảng ủy xã Thuận sau khi tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm giáo dục chính trị tại Trường Đại học Vinh theo diện cử tuyển. Anh Phiên được cử đi học vào năm 2007.

Tốt nghiệp ra trường, sau nhiều lần xin dạy hợp đồng theo từng năm tại các trường khác nhau trên địa bàn huyện, năm 2016, anh Phiên được tham gia Đề án tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2015-2020 (Đề án 1618) với chức danh cán bộ Tuyên giáo - Dân vận Đảng ủy xã Thuận.

Sau khi đề án kết thúc, vì chưa có vị trí phù hợp để bố trí nên anh được địa phương tạo điều kiện tiếp tục đảm nhận chức danh bán chuyên trách này, đồng thời, kiêm nhiệm thêm một số vị trí để tạo thêm thu nhập.

“Với mức phụ cấp khoảng gần 2 triệu đồng/tháng cho nhiều công việc, cuộc sống của gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng hy vọng sẽ tìm được vị trí biên chế đúng với ngành mình được đào tạo nên tôi theo đuổi và nỗ lực hoàn thành công việc hiện tại. Có như thế thì sẽ không lãng phí tiền bạc của Nhà nước cho mình đi học và không uổng công sức của bản thân và gia đình mấy năm qua”, anh Phiên chia sẻ.

Nhiều khó khăn trong bố trí việc làm hệ học cử tuyển

Phó Trưởng phòng Nội vụ huyện Hướng Hóa Nguyễn Thị Phương Hạnh cho biết, toàn huyện hiện còn 22 người học theo diện cử tuyển đã tốt nghiệp nhưng chưa được tuyển dụng, bố trí việc làm.

Điều đáng nói, là ngoại trừ trường hợp thuộc lĩnh vực quân sự từ năm 2021 đến tháng 9/2023, UBND huyện không tổ chức tuyển dụng. Còn các lĩnh vực địa phương đã nhiều lần tuyển dụng, nhưng các đối tượng cử tuyển trên không trúng tuyển hoặc không tham gia tuyển. Cụ thể, trong số 22 người học diện cử tuyển hiện chưa có việc làm thì có 19 người đã từng tham gia một hoặc nhiều lần tuyển dụng của địa phương nhưng không trúng tuyển.

Theo Trưởng phòng Nội vụ huyện Đakrông Đoàn Quang Anh, nguyên nhân chủ yếu chưa thể tuyển dụng các đối tượng diện cử tuyển là do trình độ, năng lực của họ chưa đáp ứng được yêu cầu của các vị trí cần tuyển; một số trường hợp đã tốt nghiệp từ lâu nên hiện không còn khả năng tiếp cận với hoạt động nghề nghiệp, nhất là lĩnh vực y tế và giáo dục hoặc tiêu chuẩn không còn phù hợp với điều kiện các chức danh tuyển dụng.

Ngoài ra, trong quá trình triển khai đào tạo hệ cử tuyển, nhiều ngành được đào tạo với số lượng lớn nhưng khi về địa phương thì định biên vị trí việc làm lại ít, dẫn đến khó bố trí vị trí việc làm đúng chuyên ngành. Hoặc nhiều trường hợp cử tuyển có trình độ đào tạo không phù hợp vị trí việc làm cần tuyển dụng, dẫn đến khó khăn trong bố trí việc làm cho các đối tượng này. Trong năm 2023, chúng tôi đang tham mưu UBND huyện tiếp tục rà soát số lượng đội ngũ công chức cấp xã để xây dựng kế hoạch tuyển dụng bổ sung theo quy định. Trong đó, ưu tiên tuyển dụng các trường hợp đã tốt nghiệp theo diện cử tuyển.

Cần có cơ chế đặc thù cho người học diện cử tuyển

Qua rà soát của Sở Nội vụ, tính đến thời điểm tháng 8/2023, toàn tỉnh còn 47 trường hợp người học theo chế độ cử tuyển chưa được tuyển dụng, bố trí việc làm. Trong đó, huyện Hướng Hóa 22 người; Đakrông còn 13 trường hợp; Gio Linh 8 người; Vĩnh Linh 2 trường hợp và ngành y tế 2 người.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ Trần Hữu Anh cho biết, vấn đề nan giải khiến việc bố trí, tuyển dụng đối với người học diện cử tuyển gặp khó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một phần do trước đây khi cử đối tượng đi học theo chế độ cử tuyển thì các đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt việc dự báo nhu cầu việc làm, dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa số lượng cử đi đào tạo và nhu cầu tuyển dụng; ngoài ra, hiện nay thực hiện tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập đang được triển khai, thêm vào đó, quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tỉnh kéo theo mỗi xã phải giảm 2 cán bộ công chức nên tỉ lệ dôi dư cán bộ còn khá lớn...

Cũng theo ông Anh, để giải quyết dứt điểm vấn đề, vừa qua, Sở Nội vụ đã có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương xác định cụ thể thực trạng đối tượng người học diện cử tuyển đã tốt nghiệp nhưng chưa được bố trí việc làm, qua đó, tìm ra nguyên nhân để xây dựng kế hoạch đối thoại với từng trường hợp nhằm có phương án xử lý hợp lý, hợp tình.

Đối với các địa phương khi có kế hoạch tuyển dụng cần xem xét cơ chế đặc thù, ưu tiên những người học theo diện cử tuyển nếu họ đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Ngoài ra, đảm bảo việc thực hiện đúng, đủ các chế độ, chính sách gắn với việc nâng cao trình độ, chuyên môn cho người học hệ cử tuyển đã được tuyển dụng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ.

Lê Trường

Tin liên quan:
  • Nan giải vấn đề bố trí việc làm cho người học diện cử tuyển
    Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số - cánh cửa rộng mở thoát nghèo bền ...

    Vùng miền núi Quảng Trị có nhiều tiềm năng đất đai và lao động. Tuy nhiên, những năm qua, lao động vùng núi, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn thiếu việc làm và tiềm năng đất đai vẫn chưa được khai thác tốt. Vấn đề này bắt nguồn từ việc đồng bào DTTS trình độ dân trí, trình độ lao động thấp, không tổ chức được sản xuất hoặc có tổ chức sản xuất thì hiệu quả cũng thấp. Để tạo việc làm cho đồng bào DTTS, khai thác tốt tiềm năng đất đai, những năm qua, Đảng, Nhà nước và địa phương đã có nhiều chính sách đào tạo nghề (ĐTN) cho người dân vùng núi, đến nay đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

  • Nan giải vấn đề bố trí việc làm cho người học diện cử tuyển
    Quan tâm đào tạo cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số

    Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND, ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 -2025, chiến lược đến năm 2030, đến nay đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người DTTS đã được đào tạo kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị... từng bước đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

  • Nan giải vấn đề bố trí việc làm cho người học diện cử tuyển
    Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở Triệu Phong

    Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Triệu Phong triển khai nhiều giải pháp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Theo báo cáo của UBND huyện Triệu Phong, năm 2022, tỉ lệ lao động qua đào tạo trong huyện đạt 59,8%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 48,4%, đạt 100% kế hoạch đề ra. Đặc biệt, bằng các giải pháp cụ thể, huyện Triệu Phong đã tạo việc làm mới cho 3.409 người (kế hoạch đề ra 1.850 người), trong đó xuất khẩu lao động 488 người.


Lê Trường

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hiệu quả giáo dục ở trường tư thục

Hiệu quả giáo dục ở trường tư thục
2023-10-26 06:35:00

QTO - Sự phát triển các trường ngoài công lập hay còn gọi là trường tư thục trong hơn 10 năm qua thu hút nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh lẫn học...

Đồng hành với thanh niên yếu thế

Đồng hành với thanh niên yếu thế
2023-10-26 06:16:00

QTO - Phát huy vai trò, vị trí, thời gian qua, Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã để lại dấu ấn thông qua nhiều hoạt động, phong trào. Tuần lễ cao điểm “Đồng hành...

Áo xanh “số hóa” sử vàng

Áo xanh “số hóa” sử vàng
2023-10-26 06:10:00

QTO - Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh và thao tác quét mã QR đơn giản, mọi người có thể tiếp cận ngay một kho dữ liệu với nhiều thông tin về lịch sử,...

Người cán bộ chính trị tiêu biểu

Người cán bộ chính trị tiêu biểu
2023-10-26 05:50:00

QTO - “Phong cách làm việc năng động, gương mẫu, trách nhiệm, nói đi đôi với làm”, đó là nhận xét của đồng chí, đồng đội khi nói về Thượng tá Lê Quang...

Vị Đại tướng tận tâm với quê hương

Vị Đại tướng tận tâm với quê hương
2023-10-26 05:50:00

QTO - Là người con ưu tú của quê hương, cùng với trọng trách trong quân đội, Đại tướng Đoàn Khuê còn là đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII, IX và X, tham gia...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết