Cập nhật: Thứ 2, 17/04/2017 | 05:56 GMT+7

Mỹ tập kích Syria và “sát thủ” S-400 Nga: Trò chơi mèo vờn chuột nguy hiểm

VietTimes -- Theo National Interest, Nga và Mỹ lại một lần nữa lại đối đầu và có thể tiến đến chiến tranh trực tiếp ở Syria sau vụ sử dụng chất độc hóa học ở Khan Sheikhoun vào ngày 4/4 vừa qua. Ngay sau đó Mỹ đã thực hiện cuộc không kích bằng tên lửa hành trình vào căn cứ không quân Shayrat vào đêm 7/4.

Hệ thống tên lửa đáng sợ S-400 của Nga đã có mặt tại chiến trường Syria

Sự kiện này đã khiến người ta bắt đầu suy đoán xem tên lửa đất đối không S-400 mà Nga triển khai ở Syria có thể đối phó hiệu quả trước các chiến dịch trên không của Mỹ trong tương lai hay không. Tên lửa S-400 có tầm bắn rộng, có thể bắn hạ các máy bay đang hoạt động trên hầu hết lãnh thổ Syria, cũng như là một số nơi ở các nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.

Liệu S-400 có thể bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ hay không? Chắc chắn là có. Nhưng liệu hệ thống tên lửa đất đối không này có chịu được một chiến dịch tấn công chế áp tổng hợp của Mỹ hay không? Câu hỏi khó hơn là trong trường hợp nào quân đội Nga sẽ thực sự phóng tên lửa tiêu diệt máy bay Mỹ?

National Interest cho rằng Mátxcơva sẽ mất rất nhiều thứ nếu cố tình gây chiến. Tuy nhiên, các tên lửa phòng không đáng sợ có thể sẽ được triển khai nếu vị tư lệnh chỉ huy tại Syria cho rằng quân đội Nga trên lãnh thổ Syria đang bị tấn công.

Cả Mỹ và Nga đều rất cố gắng tránh các cuộc tấn công thù địch trực tiếp. Chẳng hạn, Mỹ đã thông báo trước cho Nga trước khi tấn công tên lửa vào căn cứ Shayrat. Về phần mình, Nga đã không cố bắn hạ tên lửa Tomahawk, có thể là theo sự chỉ đạo từ tổng thống Putin.

Tên lửa Tomahawk được phóng đi từ khu trục hạm Mỹ tấn công Syria hôm 7/4 vừa qua

Nhưng trong chiến tranh, các sự cố trong việc nhận dạng mục tiêu rất dễ xảy ra. Ví dụ máy bay chiến đấu của Mỹ đã vô tình tấn công quân đội Syria vào tháng 9/2016, làm chết 62 người (trên thực tế, Syria cáo buộc đây là hành động chủ ý của Mỹ nhằm hỗ trợ phiến quân). Lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã suýt bị tấn công trong cuộc không kích của Nga vào ngày 1/3, trong khi ba lính Thổ lại không may mắn như vậy trong cuộc tấn công hôm 3/2. Và máy bay chiến đấu của Mỹ cũng đã vô tình làm chết 18 thành viên trong lực lượng liên quân Syria trong tuần qua.

Căng thẳng sau cuộc tấn công tên lửa vào Shayrat đã khiến Nga công khai bỏ kênh liên lạc vốn được dùng để giảm xung đột trong không phận Syria. May mắn là Nga đã thông báo các biện pháp liên lạc giữa hai bên sẽ sớm được mở lại.

Tuy nhiên, National Interest cho rằng các kịch bản đáng lo ngại vẫn có thể xảy ra, trong đó tên lửa và máy bay của Mỹ được cho là nhằm mục tiêu vào quân đội Nga, khiến hệ thống tên lửa đất đối không buộc phải được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên giới lãnh đạo có thể sẽ vào cuộc và ngăn chặn chiến tranh leo thang.

Dù ở góc độ nào thì hệ thống S-400 ở Syria về cơ bản cũng là một công cụ răn đe. Giống như một khẩu súng có thể kích động một đám đông, tên lửa S-400 ở Syria chỉ nhằm đe dọa những kẻ thù tiềm năng, nhưng trong trường hợp xung đột thật sự, những tên lửa này lại không thể tránh được sự trả thù.

Nga đã bỏ ra nhiều thập kỷ để phát triển hệ thống phòng không đa tầng, mỗi tầng vũ khí lại có khả năng giải quyết nhiều mục tiêu khác nhau ở các độ cao và tầm bắn khác nhau. Tầng cuối cùng là hệ thống phòng không có khả năng tấn công các máy bay tầm thấp ở cự ly gần khi những máy bay này tiếp cận quân đội tiền tuyến hay các vị trí quan trọng, một nhiệm vụ vốn được thực hiện bởi tổ hợp phòng không Pantsir S-1 của Nga (NATO gọi là SA-22 Greyhound) ở Syria. Ở cấp độ cao hơn, những tên lửa tầm trung có thể tấn công các mục tiêu ở các độ cao cách xa vài chục dặm, như tên lửa Buk-M (SA-17 Grizzly) từng bắn rơi máy bay MH-17 của hãng hàng không Malaysia.

Nga đã triển khai S-400 bảo vệ căn cứ không quân tại Latakia, Syria

Hệ thông tên lửa phòng phông tầm trung Buk-M2 của Nga

Gia đình hệ thống tên lửa S-300 và S-400 bắt đầu bằng S-300P lần đầu được triển khai vào năm 1978 đã tạo thành một tổ hợp phòng không tầm xa đáng sợ. Chúng có tầm bắn được coi là vũ khí chống tiếp cận, có khả năng ngăn chặn tiếp cận không phận của cả một khu vực, và cũng có thể đánh chặn các tên lửa hành trình và các tên lửa đạn đạo tầm ngắn đang bay tới. Một biến thể tên lửa phòng không đặc biệt là S-300V4 đã từng được triển khai ở căn cứ hải quân của Nga ở căn cứ hải quân Tartus vào tháng 10/2016.

Trong thập kỷ trước, Nga cũng đã bắt đầu triển khai hệ thống tên lửa S-400 Triumf (NATO gọi là SA-21 Growler), hệ thống này có thể phóng tên lửa 40N6 với tầm bắn tối đa lên tới 250 dặm, gấp gần 6 lần vận tốc âm thanh. Điều này có nghĩa là khẩu đội S-400 đóng ở căn cứ không quân Latakia có thể đe dọa không phận của gần như toàn bộ khu vực phía tây và trung tâm Syria, và thậm chí còn uy hiếp cả căn cứ không quân ở Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi Mỹ đóng một lực lượng không quân lớn.

Tuy nhiên, các tên lửa 40N6 được thiết kế để đối phó với những kẻ thù kém linh hoạt hơn máy bay chiến đấu siêu âm như AWACS, máy bay tiếp nhiên liệu và các mục tiêu khác. Các máy bay chiến đấu sẽ bị các tên lửa 9M96E2 nhắm bắn, những tên lửa này có tầm bắn lớn nhất là 75 dặm. Tên lửa tầm trung 48N6DM có tầm bắn 160 dặm cũng có thể được sử dụng.

Một khẩu đội S-400 có thể triển khai trong 5 đến 10 phút, và được cho là có thể tấn công 36 mục tiêu cùng một lúc. Tuy nhiên, hệ thống S-400 không phải là vũ khí lý tưởng để tấn công các máy bay tầm thấp, sử dụng địa hình để che đậy bản thân, mà đó là nhiệm vụ của tổ hợp Pantsir-S1.

Các vũ khí phóng S-400 và các radar đi kèm có thể dễ dàng di chuyển và các chỉ huy có thẩm quyền sẽ tại định vị khẩu đội này theo định kỳ để chúng không dễ bị xác định và tiêu diệt. Hơn nữa, hệ thống này được thiết kế để kết hợp với các radar, giúp giảm thiểu thời gian mà radar của khẩu đội này hoạt động, đồng thời nâng cấp khả năng chống lại năng lực tác chiến điện tử của kẻ thù.

Cho dù chưa từng được thử nghiệm qua chiến đấu thực tế, NATO vẫn hết sức lo ngại trước hệ thống S-300 và S-400. Một số nước thành viên NATO đã sở hữu hệ thống S-300 cũ hơn và phi công của các nước này đã thực hành kỹ năng đối phó với hệ thống S-300 trong các cuộc diễn tập. Có lẽ, S-400 sẽ chứng minh mình là một đối thủ khó nhằn hơn. Phần lớn phi công của Mỹ đều tin rằng S-300 và S-400 là mối đe dọa nghiêm trọng tới các phi vụ bay công khai trên lãnh thổ Syria trong hoạt động chống IS. Israel cũng cực kỳ lo sợ nếu Damacus có thể mua được hệ thống S-300, điều này khiến việc ngăn chặn Syria sở hữu loại vũ khí này trở thành một mục tiêu đối ngoại lớn.

Đặng Phương Thảo

(còn tiếp)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thời tiết

18°C - 25°C
Có mây, không mưa
  • 16°C - 21°C
    Có mây, không mưa
  • 17°C - 20°C
    Nhiều mây, có mưa, mưa rào
POWERED BY
Việt Long