{title}
{publish}
{head}
QĐND Online - Chiến tranh, dịch tả và bây giờ là đại dịch Covid-19, 24 triệu người Yemen hiện đang đối mặt với nạn đói thảm khốc nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Mười năm sau cơn thịnh nộ và hi vọng về mùa xuân Ả rập phủ sóng khắp thủ đô Sana’a, giờ nơi này lại yên tĩnh một cách kỳ lạ. Những người bán hàng rong và khách hàng cùng nhau lê la trên các con đường của thành phố cũ kỹ. Nơi đây từng bị ảnh hưởng bởi sự đàn áp và chiếm đóng của phiến quân Houthi, trong khi đó, sự phong tỏa của liên minh Saudi Arabia và Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất đã khiến kinh tế nước này suy kiệt.
Những lời hát và thơ ca về cuộc cách mạng từng vang vọng ở dưới những mái vòm theo kiến trúc trung cổ đã biến mất, thay vào đó là tiếng la hét khắp nơi: "Chúa toàn năng, nguyện chết cho Mỹ, chết cho Israel, nguyền rủa người Do Thái, chiến thắng Hồi giáo". Và đột nhiên chen ngang vào những tiếng hét đó, là các cuộc không kích của liên quân.
Một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi người dân Yemen gửi gắm ước mơ của mình thông qua cuộc nổi dậy năm 2011, và sáu năm sau khi các thế lực nước ngoài tràn vào nước này dẫn đến những xung đột sâu sắc. Yemen giờ đây giống như một trò chơi ghép hình không có cách nào khớp các mảnh lại với nhau.
Những người biểu tình chống chính phủ bị thương nằm trên mặt đất năm 2011. Ảnh: Muhammed Muheisen/AP
Mười năm trước, hơn 10.000 người đã xuống đường biểu tình tại thủ đô Sana’a để chống lại sự tham nhũng và chế độ tàn ác của Tổng thống Ali Abdullah Saleh. Lấy cảm hứng từ thành công ban đầu của phong trào cách mạng ở Tunisia, mọi tầng lớp nhân dân đã bắt đầu cuộc tuần hành dọc qua các con phố, vẫy cờ và đeo băng tay lẫn khăn quàng cổ màu hồng để thể hiện sự đoàn kết.
Raja al-Thaibani, một người Mỹ gốc Yemen kể lại: "Nó rất mạnh mẽ và say sưa. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mọi người ở Yemen được hợp nhất".
"Không quan trọng bạn là ai, đến từ đâu, theo đảng phái hay tôn giáo nào. Tất cả chúng tôi xuất hiện cùng nhau, tuần này qua tuần khác trong cuộc khởi nghĩa ấy", Raja al-Thaibani cho biết.
Xen giữa khoảng trống chính trị và an ninh, sau đó một cuộc nổi dậy của phiến quân Houthi ở vùng cao nguyên phía bắc đã tạo nên phong trào đòi độc lập mới cho miền Nam Yemen.
Và xung đột thật sự nổ ra khi một nhóm chiến binh Zaydi Shia (hay còn gọi là phiến quân Houthi) quyết định tấn công thủ đô Yemen, buộc Tổng thống lâm thời Abdrabbuh Mansur Hadi phải chạy sang nước láng giềng Saudi Arabia vào đầu năm 2015.
Cùng thời điểm đó, hoàng tử Mohammad bin Salman (MBS), con trai quốc vương Saudi Arabia Salman, lúc này là bộ trưởng bộ quốc phòng, đã gửi quân sang trực tiếp can thiệp vào nội chiến Yemen, kéo theo đồng minh Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Bahrain ở vùng Vịnh.
Với sự cố vấn và hỗ trợ của đồng minh phương Tây, bao gồm Anh và Mỹ, những tướng lĩnh quân đội Ả Rập Xê Út đã quyết định thực hiện một chiến dịch ném bom trong suốt 3 tuần để đánh đuổi phiến quân Houthis khỏi thủ đô Sana’a.
Sự can thiệp quân sự ở Yemen, có tên mã Operation Decisive Storm đã biến thành một cuộc xung đột sâu sắc, trải dài khắp 47 chiến tuyến và cướp đi sinh mạng của 233.000 người.
Đám cưới, bệnh viện, hay những chiếc xe bus đông kín học sinh đều trở thành mục tiêu ném bom. Ở tỉnh Saada, nơi đóng quân chính của phiến quân Houthi, các cuộc không kích đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống thường ngày. Thậm chí người dân Yemen không còn để tâm đến tiếng rền rĩ của máy bay trên đầu nữa.
Một đoàn xe chở nhiên liệu trên đường từ nhà máy lọc dầu Marib. Yemen hiện nhập khẩu 90% lương thực và nhiên liệu. Ảnh: Sam Tarling/Sana"a Center
Yemen giờ đây chỉ còn là sự tồn tại của những băng nhóm. Không có lời xin lỗi nào, không có tòa án nào ở đó để người dân có thể khiếu nại. Cùng với đó, nạn suy dinh dưỡng, dịch tả, sốt xuất huyết và giờ là đại dịch Covid-19 đã, đang đeo bám những đứa trẻ nhỏ yếu đuối ở nơi mà Liên Hợp Quốc gọi là: "Cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới".
Mahdi Balghaith, một nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Sana’a, cho biết trong chuyến thăm cuối cùng của nhóm phóng viên The Guardian tới Yemen vào tháng 11 năm ngoái: “Phiến quân Houthis ở phía bắc và những người Iran ủng hộ họ, sẽ không đi đâu cả".
“Họ sẵn sàng chơi trò chơi lâu dài theo cách mà các cường quốc vùng Vịnh không làm. Trong tương lai, Mỹ sẽ không còn phụ thuộc vào vùng Vịnh về dầu khí nữa và mối quan hệ đối tác lâu dài đó sẽ tan rã. Vậy thì điều gì có thể ngăn Tehran tiến quân về phía bắc đến chính thánh địa Mecca?”
Trong khi ở phía Nam của Yemen, nơi bụi còn chưa lắng xuống, Quốc vương Mohammed bin Salman và thái tử Mohammed bin Zayed ngày càng khiến đồng minh xa lánh.
Bản thân liên minh đã rạn nứt kể từ khi UAE quyết định ủng hộ Hội đồng chuyển tiếp miền Nam (STC) vào năm 2017, và giờ đây chủ yếu dựa vào sức mạnh của mối quan hệ cá nhân giữa hai nước, nhưng cuộc chiến vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
Riyadh đã tổ chức các cuộc đàm phán với lãnh đạo phiến quân Houthi kể từ mùa hè năm 2019, trong khi UAE đã rút hầu hết lực lượng của mình trong cùng thời gian. Tuy nhiên, khi các nhà lãnh đạo của liên minh tìm kiếm các chiến lược rút lui, các cuộc đụng độ giữa phiến quân Houthi và lực lượng địa phương của Yemen ngày càng gia tăng.
Saeed al Kaladi
Trên một trong những bãi biển cát trắng hoang sơ của Shabwa, một người đàn ông vẫn nuôi dưỡng ước mơ về một tương lai tốt đẹp.
Ông Saeed al Kaladi mặc vest kèm cà vạt nghiêm chỉnh. Ông nói mình đang xây dựng các bungalow (những ngôi nhà được thiết kế với diện tích nhỏ, tách biệt nhau, khá đơn giản) nghỉ dưỡng cho các gia đình địa phương khi đến tận hưởng làn nước mát trong vắt của Vịnh Aden. “Chúng tôi đã từng đón rất nhiều du khách và họ sẽ đến đây lần nữa. Dù sao chúng ta vẫn phải hi vọng vào tương lai”, ông Saeed al Kaladi mỉm cười, mắt nhìn sang những ngôi nhà nghỉ dưỡng còn đang xây dở, trống trải, im lìm.
LÊ ANH (Theo The Guardian)
VOV.VN - Giới quan sát nhận định, việc Iran và Saudi Arabia hàn gắn mối quan hệ song phương sẽ có tác động mạnh lên khu vực Tây Á, đặc biệt là mối quan hệ giữa ...
QTO - Nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và đối phó thách thức, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ triển khai các biện pháp nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất, và...
QTO - Geoffrey Pyatt, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về Tài nguyên Năng lượng, thừa nhận quốc gia này vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân của Nga, với...
(Tin Tức) - Trong những ngày qua, truyền thông quốc tế tiếp tục đăng tải thông tin về vụ bà Trần Tố Nga, nạn nhân chất độc da cam/dioxin, kiện 14 tập đoàn hóa chất đã cung cấp...
VOV.VN - Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân đã có hiệu lực, tuy nhiên, mục tiêu giải trừ loại vũ khí khủng khiếp này nói chung và ngăn chặn sự phổ biến nó nói riêng, sẽ phải đối mặt...
VOV.VN - Hiện thế giới đã có những phản ứng trước tình hình tại Mynamar, đồng thời kêu gọi các bên đối thoại giải quyết bất đồng.
QĐND - Chủ trương, đường lối đối ngoại được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đã góp phần nâng cao uy tín, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là nhận định...
VOV.VN - UAE ủng hộ sáng kiến vận chuyển, lưu trữ và đẩy nhanh việc phân phối vaccine trên khắp thế giới, đặc biệt tập trung vào các nước đang phát triển trong năm 2021 của WHO.
VOV.VN - Tờ Asia Times cũng nhấn mạnh Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tình hình chính trị trong...