{title}
{publish}
{head}
Trước đây, một bộ phận phụ nữ huyện Gio Linh quan niệm: “Giàu nghèo có số, cố cũng không xong”. Từ sự tuyên truyền, vận động của cán bộ Hội LHPN huyện, quan niệm ấy đã lùi về quá khứ. Không chỉ làm thay đổi cách nghĩ, các cán bộ hội phụ nữ tâm huyết còn giúp chị em vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Bà Ngô Thị Út đã vươn lên thoát nghèo nhờ mô hình chế biến cá hấp - Ảnh: T.L
Chị Lê Thị Lý, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Gio Linh dẫn chúng tôi đến thăm các mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu trên địa bàn. Vừa đi, chị Lý vừa chia sẻ, toàn huyện hiện có hơn 17.000 hội viên phụ nữ. Phần lớn chị em đều gắn bó với nghề nông. Trước đây, dù chăm chỉ lao động nhưng cuộc sống nhiều chị em vẫn quẩn quanh trong nghèo khó. Tỉ lệ hộ nghèo trong hội viên phụ nữ khá cao.
Đó chính là điều khiến chị Lý và các cán bộ hội khác suy nghĩ nhiều. “Khi kinh tế còn khó khăn, phần lớn hội viên phụ nữ khó cải thiện đời sống tinh thần. Việc tham gia các hoạt động, phong trào do hội tổ chức gặp nhiều rào cản. Vì thế, Hội LHPN huyện Gio Linh xem việc giúp phụ nữ vươn lên thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng”, chị Lý nói.
Nhiều năm gắn bó với công tác hội, phong trào phụ nữ, chị Lê Thị Lý cùng các cán bộ hội khác không thể nhớ hết những việc đã làm để khơi dậy tinh thần, hỗ trợ hội viên thoát nghèo. Buổi đầu, nỗ lực ấy gặp không ít thử thách. Thực tế, xuất phát điểm của phần lớn phụ nữ trên địa bàn khá thấp. Mỗi lần đổ vốn liếng, công sức cho mô hình phát triển kinh tế nhưng bị thất bại, chị em lại chùn lòng.
Điều này dẫn đến việc một số người quan niệm: “Giàu nghèo có số, cố cũng không xong”. “Để thay đổi quan niệm ấy, cán bộ hội đã đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động, làm thay đổi nếp nghĩ của chị em. Cùng với đó, nhiều lớp tập huấn, buổi nói chuyện chuyên đề đã được hội tổ chức nhằm giúp chị em hiểu lý do khiến mình quẩn quanh trong khó nghèo”, chị Lý chia sẻ.
Khi tư tưởng hội viên đã thông, cán bộ Hội LHPN huyện Gio Linh tiếp tục đa dạng hóa hình thức hỗ trợ chị em thoát nghèo. Với sự năng động của mình, cán bộ hội sớm trở thành nhịp cầu dẫn vốn về cho hội viên. Được biết, tính đến nay, Hội LHPN huyện đã phối hợp với các ngân hàng giúp hơn 10.278 hộ hội viên phụ nữ vay vốn để phát triển kinh tế với tổng dư nợ 459 tỉ đồng.
Ngoài ra, hội còn duy trì hiệu quả nhiều mô hình phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế. Trong đó, mô hình tổ tiết kiệm tín dụng mượn tiền không lãi đã giúp nhiều phụ nữ nghèo có cơ hội vươn lên. Tại một số xã, thị trấn trên địa bàn, các tổ phụ nữ giúp nhau giảm nghèo cũng đã hình thành với nhiều hình thức hỗ trợ chị em có hoàn cảnh khó khăn như: cho vay vốn không lãi; tặng cây, con giống; hỗ trợ ngày công...
Không dừng lại ở đó, Hội LHPN huyện Gio Linh còn xây dựng nhiều mô hình điểm phát triển kinh tế trong hội viên phụ nữ. Phần lớn các mô hình này đều được hỗ trợ bằng nhiều cách làm khác nhau để có thể sớm đi đến thành công. Sau khi gặt hái kết quả như mong muốn, Hội LHPN huyện Gio Linh tạo điều kiện cho hội viên trong vùng và các địa phương khác đến để tìm hiểu, học hỏi mô hình.
Từ đây, chị em phụ nữ không chỉ có thêm kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn mà còn được truyền cảm hứng vươn lên thoát nghèo bền vững. Trên cơ sở đó, Hội LHPN huyện Gio Linh tiếp tục kết nối các hộ, tổ, nhóm phụ nữ làm kinh tế có chung đam mê, ngành nghề, điều kiện sống... để chị em thuận lợi giúp nhau phát triển. Cùng với đó, hội còn chung tay đưa những sản phẩm mà chị em làm ra đến các hội chợ thương mại, chương trình, ngày hội lớn...
Chúng tôi cũng đã có dịp đến thăm nhà bà Nguyễn Thị Tuyết (sinh năm 1965), trú tại thị trấn Gio Linh. Kết hôn với đôi bàn tay trắng, có thời điểm vợ chồng bà Tuyết đối diện với nhiều khó khăn, nhất là khi 4 người con chào đời. Từng thử sức với nhiều công việc, mô hình kinh tế nhưng không thành công, may mắn là bà Nguyễn Thị Tuyết đã được cán bộ Hội LHPN huyện, thị trấn tạo điều kiện cho vay vốn.
Nhờ thế, từ năm 1993, bà Tuyết và chồng đã xây dựng mô hình trang trại. Hiện tại, gia đình bà Tuyết đang chăn nuôi hơn 100 con lợn và nhiều loại vật nuôi khác. “Nếu không có sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành, hội, đoàn thể, đặc biệt là Hội LHPN huyện, thị trấn, chắc gia đình tôi không có ngày hôm nay”, bà Tuyết nói.
Cũng vươn lên từ sự tiếp sức đầy trách nhiệm của các cấp, ngành, hội, đoàn thể, đặc biệt là Hội LHPN, gia đình bà Ngô Thị Út (sinh năm1964), trú tại thị trấn Cửa Việt đã trở thành điển hình phát triển kinh tế. Trong ngôi nhà khang trang nằm cạnh xưởng hấp cá nhộn nhịp lao động làm việc, bà Út cho biết, cách đây chừng 20 năm, bà từng nghĩ gia đình mình sẽ không thể thoát nghèo.
Chính các cán bộ Hội LHPN huyện, thị trấn đã giúp bà lấy lại niềm tin, mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng cho mô hình chế biến cá hấp. Thấy triển vọng của mô hình, ít năm sau đó, bà Út đầu tư thêm hơn 1 tỉ đồng để mua máy móc, cơ sở vật chất... Nhờ thế, sản phẩm cá hấp ra đời đã vươn xa, trở thành mặt hàng xuất khẩu. Từ đây, kinh tế gia đình cũng khấm khá hơn. Hiện tại, gia đình bà Út đang tạo việc làm cho 15 lao động với thu nhập khoảng 6 triệu đồng/người/tháng.
Cũng như bà Ngô Thị Út và bà Nguyễn Thị Tuyết, thời gian qua, nhiều hội viên phụ nữ huyện Gio Linh đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Một số chị em đã xây dựng thành công mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập 200 - 300 triệu đồng/năm. Không chỉ truyền cảm hứng, họ còn tích cực hỗ trợ các phụ nữ nghèo ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.
Nhờ thế, các chị em có điều kiện tốt hơn để tham gia, chung tay xây dựng công tác hội, phong trào phụ nữ. Từ đây, vai trò mở đường cho phụ nữ thoát nghèo của các cấp hội càng được khẳng định và phát huy hiệu quả.
Quang Đăng
QTO - Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH gắn với công tác an sinh xã hội, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện có...
QTO - Thời điểm này, người trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa đang bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ năm 2024. Hiện tại giá cà phê quả tươi đang ở mức...
QTO - Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mảnh đất Gio Linh ngày càng thay da, đổi thịt. Để vùng quê một thời nghèo khó ngày càng khởi sắc,...
QTO - Không chỉ là một bí thư chi bộ kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hợp tác xã (HTX) nhiệt tình, năng động trong các phong trào, hoạt động của...
QTO - Thời gian qua, dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn trâu, bò đã phát sinh và lây lan tại nhiều xã, thị trấn thuộc 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông...
QTO - Từ năm 2011, huyện Vĩnh Linh bắt tay vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Suốt 13 năm qua, bằng tinh thần...
QTO - Từ trục đường chính dẫn vào Khóm 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, chúng tôi nhờ Khóm trưởng, Phó Bí thư Chi bộ khóm Hồ Văn Hiếu chở bằng xe máy...
QTO - Huyện Vĩnh Linh có gần 53.000 ha đất nông nghiệp, chiếm trên 85% diện tích tự nhiên. Xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế nên huyện đã...
QTO - Năm 2023, giá trị sản xuất CNTTCN trên địa bàn ước đạt 1.294,8 tỉ đồng, tăng 16,1% so với năm 2022. Với kết quả đạt được, có thể khẳng định, trong cơ...
QTO - Năm 2024 theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tượng El Nino đang suy yếu dần và có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina trong...
QTO - Bền bỉ nỗ lực vượt khó, 3 xã miền núi Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê đã về đích nông thôn mới, đóng góp quan trọng để huyện Vĩnh Linh được Thủ tướng Chính...
QTO - Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị để giải quyết vấn đề...