{title}
{publish}
{head}
Từ trục đường chính dẫn vào Khóm 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, chúng tôi nhờ Khóm trưởng, Phó Bí thư Chi bộ khóm Hồ Văn Hiếu chở bằng xe máy đến nhà ông Hồ Xuân Pay, nằm khá biệt lập trong một xóm vùng lõm cách đó khoảng chừng cây số. Mặc một chiếc áo sơ mi sáng màu đã cũ, quần tây lịch sự, ông Pay ngồi đợi sẵn ở nhà, tác phong vẫn chỉnh chu, gọn gàng như những ngày còn là “cán bộ nhà nước”, công tác tại Huyện ủy Hướng Hóa.
Hồ cá mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình ông Hồ Xuân Pay - Ảnh: T.T
Sở dĩ khi lên làm việc tại Khóm 6, tôi chợt nhớ đến nhân vật mình đã từng có duyên gặp gỡ từ năm 2013 tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bởi lúc đó, ông Pay là người duy nhất của tỉnh Quảng Trị được vinh dự được nhận bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ.
Khi tôi tình cờ nhắc đến cái tên Hồ Xuân Pay, Khóm trưởng Hồ Văn Hiếu cho biết: “Ông vừa tham dự đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ 4 năm 2024 của huyện Hướng Hóa. Bây giờ chị gặp lại ông Pay, chắc chắn sẽ có thêm nhiều câu chuyện hay để viết. Bởi vì, dù đã nhiều tuổi, ông vẫn giữ được ngọn lửa nhiệt huyết, trách nhiệm với vai trò là ủy viên chi bộ Khóm 6, thành viên tổ hòa giải - được dân bản tin yêu ví như người chuyên mở “nút thắt” giải quyết những khúc mắc, mâu thuẫn xảy ra ở địa phương, giáo dục con cháu tránh xa tệ nạn xã hội, giữ cho khóm, bản yên bình”.
Ôn chuyện cũ, ông Pay nhớ lại những năm tháng cống hiến, kinh qua nhiều vị trí công tác khác nhau. Trước khi nghỉ hưu vào năm 2005, ông là Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Hướng Hóa. Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, ông tiếp tục tham gia công tác hội với vai trò Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi, Chủ tịch Hội Người cao tuổi huyện Hướng Hóa cho đến năm 2022. Nhiều kỷ niệm sâu sắc trong những năm tháng gắn bó với cơ quan Huyện ủy Hướng Hóa, ghi dấu ấn của ông Hồ Xuân Pay trong công tác.
“Vào khoảng những năm 1990, người dân trong thôn kéo nhau qua Lào làm ăn, định cư bất hợp pháp rất đông. Thời điểm đó, tôi với tư cách là Trưởng Ban định canh định cư miền núi Hướng Hóa đã tích cực sang Lào để vận động bà con về lại thôn bản làm ăn sinh sống. Việc thuyết phục, vận động không hề đơn giản mà phải mất hàng tháng trời, cùng ăn cùng ở, phối hợp với cán bộ nước bạn Lào phân tích để bà con hiểu thấu đáo, họ mới chịu trở về”, ông Pay bộc bạch.
Với vai trò tổ trưởng tổ hòa giải khu dân cư, ông Pay (mặc áo trắng) luôn sâu sát tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân trong Khóm 6 - Ảnh: T.T
Những kinh nghiệm trong công tác vận động Nhân dân qua các sự việc như thế này đã giúp ông rất nhiều để ngày càng gần dân, hiểu dân, từ đó nói dân hiểu, làm dân tin, nghe theo.
Chi bộ Khóm 6 hiện có 22 đảng viên, trong đó có nhiều đảng viên cao tuổi. Dù năm nay đã 79 tuổi, ông Pay vẫn được chi bộ tín nhiệm bầu tham gia cấp ủy, bởi ông dày dặn kinh nghiệm, am hiểu về công tác đảng, có uy tín và tiếng nói trong chi bộ, khu dân cư.
“Ông Pay thường nhắc chúng tôi, muốn đảng viên thấm nhuần chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì trước hết, cấp ủy phải nắm chắc các quy định về điều lệ đảng, về chức năng, nhiệm vụ của đảng viên, các chủ trương, đường lối, chính sách để quán triệt lại cho đảng viên tham gia sinh hoạt. Trong các buổi sinh hoạt, kinh nghiệm ông chia sẻ là phải chuẩn bị nội dung ngắn gọn, trọng tâm trọng điểm, không dàn trải để đảng viên dễ hiểu, dễ tiếp thu và làm theo. Trong thực hiện kiểm điểm cuối năm phải rõ ràng, minh bạch, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình trong mỗi đảng viên, tăng cường góp ý xây dựng để cùng nhau tiến bộ. Đặc biệt trong việc phát triển đảng, những kinh nghiệm quý từ ông Pay đã giúp cấp ủy lựa chọn đối tượng để kết nạp vào đảng đảm bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống...Trong chi bộ, ông Pay như một “cố vấn” đặc biệt, cùng cấp ủy hoàn thành tốt các nhiệm vụ của tổ chức đảng ở cơ sở. Với người dân Khóm 6, ông Pay là tấm gương sáng, luôn vận động con cháu tránh xa tệ nạn xã hội, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, là người quản lý 11 dòng họ được hòa thuận, êm ấm, đóng góp xây dựng hương ước của làng. Phát huy tích cực vai trò của người có uy tín, ông phối hợp thực hiện tốt công tác phòng chống, đấu tranh, tố giác các loại tội phạm và tệ nạn xã hội trong khu dân cư và đặc biệt là trên địa bàn biên giới”, anh Hiếu tâm đắc chia sẻ.
Dù tuổi cao, vợ chồng ông Pay vẫn chăm chỉ trồng lúa để chủ động lương thực cho gia đình - Ảnh: T.T
Câu chuyện càng kể càng thấm đượm tình làng, nghĩa xóm, khi anh Hiếu nhắc đến vụ hỏa hoạn xảy ra với gia đình anh Hồ Văn Lưu vào cuối tháng 4/2024.
Vì một chút bất cẩn không dập tắt hết hoàn toàn bếp lửa sau khi nấu ăn, trận hỏa hoạn đã thiêu rụi toàn bộ căn nhà và khoản tiền hơn 100 triệu đồng hai vợ chồng tích cóp nhiều năm để chuẩn bị sửa sang nhà cũ. Ngay sau khi sự cố xảy ra, ông Pay đứng ra kêu gọi mọi người kẻ góp công, người góp của, “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” chung tay giúp đỡ gia đình anh Lưu dựng ngôi nhà tạm, mua sắm đồ dùng sinh hoạt cần thiết để bắt đầu lại cuộc sống mới.
Anh Lưu chia sẻ với chúng tôi: “Tôi biết ơn sự giúp đỡ của chính quyền, các mạnh thường quân, đặc biệt biết ơn bác Pay đã đứng ra kêu gọi hỗ trợ, giúp đỡ gia đình tôi trong cơn hoạn nạn. Nghe lời động viên của bác Pay là “còn người thì còn của”, vợ chồng tôi nỗ lực làm việc để sớm có đủ tiền làm lại ngôi nhà mới chắc chắn hơn”.
Khóm 6, thị trấn Khe Sanh hiện có 226 hộ dân với 1.014 nhân khẩu, người dân chủ yếu làm nương rẫy. Trước đây, người dân vốn quen với truyền thống canh tác 1 vụ, nghĩa là thu hoạch xong vụ lúa thì bỏ không đất, chờ năm sau làm lại, hoặc bỏ không đất nhiều năm. Cũng chính vì vậy mà trong khóm nảy sinh không ít câu chuyện “dở khóc, dở cười” liên quan đến tranh chấp đất đai, gây ra mâu thuẫn giữa nhiều gia đình, thậm chí làm đơn khiếu kiện lên huyện.
“Cũng do tập quán làm rẫy một vụ xong bỏ hoang đất đai lâu ngày, nhiều năm trước, gia đình bà Đinh Thị N. và Hồ Thị C. xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến tranh chấp đất đai, làm đơn gửi lên huyện. Tôi bàn bạc với khóm trưởng, mời già làng, người có uy tín trong khóm, chủ trì tổ chức hòa giải cho hai gia đình. Trước khi mời hai nhà đến hòa giải, chúng tôi đã tìm hiểu, xác định lại nguồn gốc đất đai từ hồ sơ của huyện quản lý, trên cơ sở các văn bản pháp lý, cộng với vận dụng phong tục, tập quán, phân tích thấu tình đạt lý, cuối cùng hai gia đình đã hòa giải. Không riêng vụ việc này, những năm qua, tôi cùng tổ hòa giải đã giải quyết nhiều vụ việc, tháo gỡ khúc mắc của các hộ dân có mâu thuẫn về đất đai, các vụ việc liên quan đến tập tục, dòng họ, với quan điểm chuyện to hóa giải thành chuyện nhỏ, khúc mắc hóa giải thành thân tình để mọi người hiểu và sống gắn bó với nhau hơn”, ông Pay chia sẻ.
Chiều dần tắt nắng, chúng tôi theo chân vợ chồng ông Pay ra hồ cho cá ăn. Ở tuổi làm ông, làm bà, vợ chồng ông vẫn chăm chỉ lao động. Ông có một hồ cá nuôi đủ các loại trắm, mè, rô phi, đàn gà hơn 30 con để lấy trứng và thịt. Ông còn trồng thêm 1 ha cây tràm, vườn cây ăn quả sum suê các loại chuối, nhãn, xoài, vải thiều, trồng lúa rẫy, vừa đảm bảo nguồn cung lương thực thực phẩm cho gia đình, vừa có thêm nguồn thu nhập đáng kể.
Men theo lối mòn dựng đứng, chân người đi trước gần như chạm ngực người đi sau đi thăm nương lúa trồng trên quả đồi ngay sau nhà, ông Pay hóm hỉnh đùa, đến cây lúa còn chịu khó mọc trên đất dốc mà cho hạt vàng, thì con người sao không biết nhẫn nại mà vượt lên khó khăn. Thật hay, dù trồng trên đất đồi kém phần màu mỡ, những cây mạ vẫn lên xanh mơn mởn, chờ đủ tháng đủ ngày mang lại hạt thóc vàng cho cuộc sống ấm no.
Bất giác, chúng tôi nghĩ về những điều ông Pay giản dị chia sẻ: “Muốn người dân nghe theo, làm theo để phát triển kinh tế thì bản thân mình phải làm gương trước đã. Điều hạnh phúc nhất là tiếng nói của mình, việc làm của mình được bà con tin tưởng, nghe theo và học theo. Còn làm được gì, giúp được gì cho dân thì phải cố gắng làm tốt nhất để cuộc sống của dân bản ngày càng ấm no hơn”.
Thanh Trúc
QTO - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên phải thu gọn quy mô, giải thể, tạm ngừng hoạt động, dẫn đến không ít lao...
QTO - Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng...
QTO - Huyện Vĩnh Linh có gần 53.000 ha đất nông nghiệp, chiếm trên 85% diện tích tự nhiên. Xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế nên huyện đã...
QTO - Năm 2023, giá trị sản xuất CNTTCN trên địa bàn ước đạt 1.294,8 tỉ đồng, tăng 16,1% so với năm 2022. Với kết quả đạt được, có thể khẳng định, trong cơ...
QTO - Năm 2024 theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tượng El Nino đang suy yếu dần và có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina trong...
QTO - Bền bỉ nỗ lực vượt khó, 3 xã miền núi Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê đã về đích nông thôn mới, đóng góp quan trọng để huyện Vĩnh Linh được Thủ tướng Chính...
QTO - Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị để giải quyết vấn đề...
QTO - Nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, huyện Vĩnh Linh được thiên nhiên ưu đãi có bờ biển dài khoảng 25km, hệ sinh thái biển vô cùng đa dạng, ngư trường...
QTO - Đầu tháng 8/2024, UBND thành phố Đông Hà tổ chức đánh giá công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, triển khai...
QTO - Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi cách thức sản xuất mới, gia đình ông Trần Văn Tứ ở Thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng được...
QTO - Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết, Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh bước vào cuộc chiến đấu đầy mất mát hy sinh để...
QTO - Huyện Vĩnh Linh có 3 xã miền núi, gồm: Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Ô. Thời gian qua, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ...