
{title}
{publish}
{head}
QTO - Với các quốc gia bán sa mạc như Iran và Afghanistan, tài nguyên nước quý giá hơn tất thảy.
Iran và Afghanistan đang đối đầu gay gắt nhằm kiểm soát nguồn tài nguyên nước vốn đang ngày càng khan hiếm.
Vài tuần gần đây, bạo lực bùng phát dữ dội dọc biên giới hai nước. Nguyên nhân chính đến từ sông Helmand chảy từ Afghanistan vào Iran.
Theo Tehran, chính phủ Taliban của Afghanistan đang cố ý tước đoạt nguồn cung nước của Iran, trong khi Taliban cho biết họ không có đủ nước do lượng mưa và mực nước sông giảm mạnh.
Toàn cảnh đập thủy điện Kajaki ở tỉnh Helmand, Afghanistan vào ngày 21/3/2021. Nguồn: CNBC
Vào ngày 27/5, Lực lượng Biên phòng Iran và Afghanistan đã xảy ra cuộc đấu súng hạng nặng khiến ba binh sĩ thiệt mạng và nhiều người bị thương.
Khi vấn đề này trở thành tâm điểm quốc tế, hai bên đã đổ lỗi cho nhau vì kích động giao tranh.
Khủng hoảng trầm trọng ở Iran
Không chỉ xảy ra tranh chấp về nguồn nước, Tehran cũng đang đối mặt nghèo đói, bạo động và bất ổn chính trị khi các cuộc biểu tình chống chính phủ ngày càng tăng.
Tuy nhiên, khủng hoảng nguồn nước vẫn là vấn đề nghiêm trọng và nan giải ở Iran. “Tranh chấp nguồn nước với Afghanistan là điều không thể xem nhẹ” - Torbjorn Soltvedt, nhà phân tích về Trung Đông và Bắc Phi tại Verisk Maplecroft, nói với CNBC.
Theo ông, chính áp lực về nước là nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn khắp nơi những năm gần đây.
Tình trạng thiếu nước cũng khiến hồ thủy điện cạn kiệt, gây mất điện diện rộng. Hệ quả là các cuộc biểu tình nổ ra ở tỉnh Khuzestan vào mùa hè 2021, sau đó nhanh chóng lan khắp cả nước, gồm cả thủ đô Tehran, dẫn đến cuộc đàn áp khốc liệt của chính phủ.
Bên cạnh đó, Iran cũng đang phải vật lộn với các lệnh trừng phạt của Mỹ vì chương trình hạt nhân của mình. Nhiều yếu tố cộng lại khiến nền kinh tế ngày càng suy yếu và biểu tình chống chính phủ diễn ra khắp nơi.
Vùng biên giới nguy hiểm.
Biên giới dài hơn 900 km giữa Afghanistan và Iran là nơi đầy rẫy tội phạm, chủ yếu đến từ Afghanistan.
Kamal Alam, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Nam Á của Atlantic Council cho biết: “Biên giới Afghanistan và Iran luôn xảy ra phạm pháp như buôn lậu ma túy, buôn người và khủng bố, nhưng nơi này lại là nguồn cấp nước vô cùng quan trọng mà bất quốc gia nào cũng không thể bỏ qua".
Căng thẳng về nguồn nước giữa hai quốc gia này bắt đầu nhiều thập kỷ trước. Vào những năm 1950, Afghanistan đã xây hai con đập lớn để hạn chế dòng nước từ sông Helmand vào Iran. Điều này khiến Tehran tức giận và thường xuyên đe dọa Kabul. Vào năm 1973, hai bên ký một hiệp ước, theo đó Afghanistan chia cho Iran 850 triệu mét khối nước Helmand hàng năm.
Tuy nhiên, hiệp ước không bao giờ được thực hiện đầy đủ vì nhiều nguyên nhân, như chiến tranh hay thay đổi bộ máy lãnh đạo.
“Kể từ hiệp ước năm 1973, hai bên suýt xảy ra chiến tranh nhiều lần do chính phủ Afghanistan sử dụng nguồn nước như một công cụ gây áp lực lên Iran” – ông Alam cho biết.
Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm xung đột
Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo rằng biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh khi các nước tranh giành tài nguyên.
Ryan Bohl, nhà phân tích về Trung Đông và Bắc Phi tại mạng lưới tư vấn rủi ro RANE, cho biết: “Những bất đồng về phân bổ nguồn nước cho sông Helmand rất khó giải quyết vì không một quốc gia nào có khả năng cung cấp thêm nước cho khu vực này".
Hơn nữa, các vấn đề như biến đổi khí hậu và canh tác quá mức đang khiến tình hình tồi tệ hơn.
Mới đây, Taliban cho biết Afghanistan vẫn muốn tuân thủ hiệp ước năm 1973, nhưng hạn hán khiến tình trạng thiếu nước diễn ra trên khắp tỉnh thành. Do vậy, việc Iran thường xuyên đòi nước và những tuyên bố không phù hợp trên các phương tiện truyền thông được cho là nguyên nhân dẫn đến xung đột.
Đáp lại, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã yêu cầu các nhà lãnh đạo Afghanistan nghiêm túc thực hiện cam kết và buộc họ phải cho phép người dân ở khu vực biên giới Iran là Sistan và Baluchistan được khai thác nguồn nước.
Tehran cũng nhấn mạnh họ không công nhận Taliban là chính phủ cầm quyền của Afghanistan. Tranh cãi qua lại chỉ khiến gia tăng căng thẳng và một số vụ xả súng ở biên giới báo hiệu tình hình tồi tệ hơn.
Tùng Lâm (Theo CNBC)
QTO - Nước Mỹ đứng trước một cuộc chiến chính trị và pháp lý chưa từng có trong lịch sử sau khi ông Trump liên tiếp nhận cáo buộc được cho là nước cờ chính trị của phe đối lập.
QTO - Dùng AI để chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt chuyên gia trị liệu là hướng đi mới ở Trung Quốc.
QTO - Giới đầu tư đổ dồn vào vàng như một kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh thị trường biến động trước lo ngại về tác động từ thuế quan của Mỹ.
VOV.VN - Tổng thư ký LHQ kêu gọi các quốc gia nhanh chóng ký và phê chuẩn Hiệp định sớm nhất có thể nhằm giải quyết các mối đe dọa đối với đại dương.
QTO - Châu Á nổi lên như cứu cánh đối với Nga giữa làn sóng trừng phạt của phương Tây.
(CLO) Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã mang lại lợi ích cho các nước giàu thay vì những nước nghèo.
VOV.VN - Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, khi Tổ quốc lâm nguy, phương châm ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt, dĩ bất biến ứng vạn biến, cương nhu đúng lúc sẽ giúp chúng ta biến...
VOV.VN - Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Tiến trình Hòa bình Trung Đông quan ngại, vụ đụng độ ở Bờ Tây có thể khiến căng thẳng Israel và Palestine leo thang.
QTO - Theo CNBC, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ ghi nhận đợt di cư lớn nhất lịch sử của các triệu phú trong năm nay.