Cập nhật:  GMT+7

Lời nhắn gửi từ ngôi làng nhỏ Tân Minh

Để góp vào nội dung kịch bản một dự án phim truyền hình về sức trường tồn của những làng quê Việt, tôi có dịp về lại thôn Tân Minh, xã Gio Mai, huyện Gio Linh. Nói “về lại” là vì chừng hơn hai mươi năm trước, tôi đã về đây và có viết một bài báo nhỏ với tựa đề: “Tân Minh - một vùng đất, một số phận” đăng trên báo Quảng Trị. Thời gian không ngừng trôi, cảnh vật cũng đã đổi khác thật nhiều, nhưng khi chạm vào đất làng Tân Minh, những lời nhắn gửi xưa cũ như ánh hồi quang nồng nàn lại quay trở về, thao thức trong từng bước chân của người hôm nay...

Lời nhắn gửi từ ngôi làng nhỏ Tân Minh

Nhà bia Tân Minh, nơi đặt bia căm thù ghi tội ác của giặc Pháp đã thảm sát dân làng Tân Minh và người dân của hai làng khác vào năm 1947 - Ảnh: Đ.T

Vụ thảm sát kinh hoàng

Bây giờ, đường về Tân Minh không còn băng qua những trảng cát xâm xấp nước, qua những con đường lầy lội, khúc khuỷu với những cây tràm mọc hoang dại như mấy chục năm về trước. Từ thị trấn Gio Linh, rẽ lối Lại An, Gio Mỹ về cũng tiện mà theo đường xuyên Á, đến Mai Xá, theo hướng Bắc qua Lâm Xuân rồi ngược lên, sẽ gặp ngay cổng làng Tân Minh giữa xóm thôn quần tụ.

Về Tân Minh, việc đầu tiên là chúng tôi đến thắp nén hương tại Nhà bia Tân Minh, nơi dựng tấm Bia căm thù ghi cụ thể họ tên 154 người dân bị giặc Pháp tàn sát vào năm 1947, trong đó có 130 người dân thôn Tân Minh, nhiều người dân thôn Lại An và thôn Nhĩ Trung.

Mặt trước Bia căm thù khắc ghi những dòng uất hận: “Nơi đây, rạng sáng ngày 15/10/1947 (2/9 Đinh Hợi), giặc Pháp đã gây ra vụ thảm sát tàn bạo ở làng Tân Minh, chúng đã giết 130/173 người, trong đó có 6 phụ nữ đang mang thai và 45 trẻ em; cả 48 hộ trong làng đều có người chết, trong đó có nhiều gia đình bị chúng giết sạch”. Di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia theo Quyết định số 65-QĐ/BT ngày 16/1/1995 của Bộ Văn hóa - Thông tin.

Theo lời giới thiệu của Trưởng thôn Tân Minh Nguyễn Quang Phương, chúng tôi tìm gặp cụ Nguyễn Quang Đãi (80 tuổi), bậc cao niên trong làng còn biết tường tận vụ thảm sát kinh hoàng của giặc Pháp vào năm 1947. Bên ly nước chè đậm sắc, nhìn về phía Nhà bia tưởng niệm, cụ Đãi xúc động hồi tưởng: “Quá khứ đau thương đã trôi qua 77 năm rồi, nhưng bây giờ nhắc lại vẫn cứ ám ảnh khôn nguôi trong lòng mỗi con dân trong làng, nhất là những người ở trong hoàn cảnh lúc bấy giờ như tôi.

Chỉ trong một buổi sáng, giặc Pháp đã cướp đi 154 mạng người ở cả 3 thôn: Tân Minh, Nhĩ Trung, Lại An. Trong đó, số người chết ở Tân Minh là 130 người. Nguyên nhân của vụ việc là vào ngày 14/10/1947, do thường bị ta tập kích, phục kích bất ngờ gây ra nhiều thiệt hại, giặc Pháp từ các đồn bốt trên Quốc lộ 1 tức tối nống ra càn quét, tìm diệt du kích địa phương.

Khi tổ chức lực lượng càn quét đến địa phận thôn Lại An, giặc Pháp không còn tìm thấy dấu tích của du kích quân đâu nữa. Nghi ngờ địa bàn là nơi du kích ém quân, sáng hôm sau, ngày 15/10/1947 (nhằm ngày 2/9 Đinh Hợi), quân Pháp huy động lực lượng, mở cuộc đột kích vào thôn Tân Minh. Một ngôi làng nhỏ, bốn bề là cát đã nằm trọn trong vòng vây của lính Pháp. Quân Pháp tràn cả vào làng, tay cầm súng trường, súng máy xả đạn vào tất cả những người dân chúng gặp. Ít ai chạy thoát được vì cuộc thảm sát diễn ra quá bất ngờ.

Tôi năm đó mới gần 3 tuổi, nằm trong tay mẹ. Khi nghe tiếng súng nổ đinh tai nhức óc mỗi lúc một gần, biết chuyện chẳng lành, tôi được mẹ ẳm trong người, trốn sau vườn, rồi lần ra đến vùng đất rậm rạp cây cối cạnh làng cùng với hơn 30 người dân nữa trú tránh nên mới thoát nạn. Sau gần 1 tuần, khi cơn sợ hãi dần qua đi, người dân sống sót mới quay trở về làng thì một khung cảnh điêu tàn hiện ra trước mắt.

Nhà nhà bị đốt cháy. Nương vườn tan hoang. Cả thôn Tân Minh ngổn ngang xác người dân làng bị giết. Riêng gia đình tôi có 7 người thân bị chết trong trận càn thảm khốc này, gồm cha, chú, thím, hai người chị... Gây tội ác xong nhưng sau đó thông ngôn của Pháp tới giải thích là có sự nhầm lẫn rồi bỏ đi. Một lời giải thích bâng quơ nhưng hậu quả và nỗi đau thì để lại cho dân làng quá lớn, không gì có thể bù đắp nổi...”.

Từ đó đến nay, ngày dân làng bị sát hại trở thành ngày giỗ chung của làng. Ngày 18/10/2009, lần đầu tiên sau 62 năm, tại thôn Tân Minh đã diễn ra lễ cầu siêu cho những thường dân bị giặc Pháp tàn sát dã man vào năm 1947.

Để quá khứ không bị lãng quên

Cụ Nguyễn Quang Đãi nói với tôi: “Nhờ anh linh dân làng phù hộ, độ trì, nhờ công cuộc đổi mới đất nước, nhờ những nỗ lực làm ăn năng động, kiệm cần nên cuộc sống của người dân Tân Minh bây giờ đã khởi sắc gấp trăm lần trước. Từ một vùng đất được ví như “ốc đảo” với muôn vàn khó khăn bủa vây, người dân Tân Minh bây giờ đã có mức sống khá, làng xóm trù phú, ruộng vườn tốt tươi, thế hệ trẻ trong làng được học hành, lập thân, lập nghiệp khá vững vàng...

Mỗi dịp giỗ chung, dân làng đều khẩn nguyện và hứa sẽ cùng nhau xây dựng làng xóm, tổ chức cuộc sống thật tốt như là một cách thiết thực tưởng nhớ những người dân làng đã khuất vì sự tàn bạo của giặc Pháp năm xưa”.

Các bậc cao niên kể rằng, từ năm 2013 trở về trước, sản xuất nông nghiệp ở Tân Minh gặp nhiều khó khăn do phần lớn diện tích lúa bị “treo” nước, có khi chỉ sản xuất vụ đông xuân còn vụ hè thu đất để trống rất nhiều, năng suất lúa vụ cao nhất cũng chỉ được khoảng 35 tạ/ha, vụ thấp thì chỉ được khoảng 25 tạ/ha. Sau này, khi chủ động được nước tưới, diện tích trồng lúa được mở mang hơn và năng suất cũng được cải thiện hơn.

Trưởng thôn Tân Minh Nguyễn Quang Phương cho biết: “ Dân số thôn Tân Minh hiện có 115 hộ, 462 nhân khẩu. Tổng diện tích trồng trọt của toàn thôn là 105 ha, trong đó đất trồng lúa là 88 ha, đất hoa màu khác là 17 ha. Năng suất lúa hiện đã đạt 55 tạ/ha/vụ. Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mở mang nhiều ngành nghề mới nên thu nhập đầu người của thôn đã đạt 50 triệu đồng/năm. Tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn chiếm 1,6%, hộ cận nghèo 6,4%...”.

Theo anh Nguyễn Quang Phương, bây giờ nỗi lo toan về đời sống vật chất của người dân Tân Minh đã vơi đi. Cuộc sống ngày càng được cải thiện tốt hơn theo trào lưu tiến bộ của xã hội. Nguyện vọng tha thiết nhất của dân làng bây giờ là Nhà bia Tân Minh được sửa chữa lại, nâng cấp lên, xứng đáng là di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia.

Tôi hiểu lời anh Phương nói, quá khứ đau thương cách nay 77 năm trước trên mảnh làng nhỏ Tân Minh đã khép lại. Nhưng khép lại không có nghĩa là lãng quên. Bằng sự đầu tư, tôn tạo, nâng cấp Nhà bia Tân Minh cũng là một cách thiết thực truyền lại những sự tích anh hùng của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và cả sự hy sinh, mất mát to lớn của người dân yêu nước; để các thế hệ hôm nay và mai sau không lãng quên quá khứ hào hùng của quê hương.

Không bao giờ được lãng quên để được tiếp thêm niềm tin và dũng khí, cùng chung tay xây đắp cuộc sống ấm no ngay chính trên quê hương mình. Đó chính là lời hứa thiêng liêng, là mệnh lệnh từ trái tim của cán bộ, Nhân dân thôn Tân Minh trước anh linh đồng chí, đồng bào đã ngã xuống để có cuộc sống hòa bình hôm nay...

Đan Tâm

Tin liên quan:
  • Lời nhắn gửi từ ngôi làng nhỏ Tân Minh
    “Làng lạ” Tân Phương Lang

    Câu chuyện về một ngôi làng chục năm làm dân tỉnh này nhưng làng ở... tỉnh khác từng biến Tân Phương Lang thành một ngôi... làng lạ. Câu chuyện đó chỉ mới chấm dứt 3 năm trở lại đây. Nhưng ký ức về những ngày lập làng gian khó, về cảnh sống “2 quê” ngược xuôi để có sự đổi thay như ngày hôm nay thì người dân Tân Phương Lang (trước thuộc xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, nay thuộc thôn Nam Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng) không bao giờ quên.

  • Lời nhắn gửi từ ngôi làng nhỏ Tân Minh
    Niềm vui ở ngôi làng mới

    Sau một thời gian chuyển vào sinh sống ở khu dân cư Cuôi mới nằm ở khu vực trung tâm xã, hàng chục hộ gia đình ở các thôn, bản thường đối mặt với lũ quét, sạt lở đất và bị chia cắt vào mùa mưa lũ ở xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, bày tỏ sự hài lòng về các điều kiện ở đây. Không chỉ được an cư trong những ngôi nhà kiên cố, thẩm mỹ, có các công trình thiết yếu, điện lưới, nước sinh hoạt đầy đủ mà người dân ở khu dân cư này còn được tặng bò giống, gạo ăn, ti vi, cấp ruộng nước... bảo đảm sinh kế lâu dài.


Đan Tâm

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Diễn đàn phát huy tính sáng tạo của trẻ em

Diễn đàn phát huy tính sáng tạo của trẻ em
2024-12-14 19:59:00

QTO - Nhằm phát huy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em và triển khai Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ...

Xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp

Xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp
2024-12-14 06:00:00

QTO - Thực hiện phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân của ngành y tế, đến nay khoảng 97% chất thải y tế được xử lý tại bệnh viện, 100% các...

Xuyên suốt một mạch nguồn thương dân

Xuyên suốt một mạch nguồn thương dân
2024-12-14 05:40:00

QTO - Hơn 20 năm trước, khi nghe tin có một đàn cò hàng vạn con cứ đêm đêm lại về trú ngụ trong vườn nhà của một lão nông ở thôn Bắc Phú, xã Vĩnh Chấp,...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long