
{title}
{publish}
{head}
VOV.VN - Sự đồng thuận giữa lãnh đạo 3 nước đạt được tại cuộc họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20.
Các nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc và Ấn Độ hôm 28/6 nhất trí duy trì, củng cố và thúc đẩy cơ chế hợp tác 3 bên nhằm đóng góp lớn hơn cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và thế giới nói chung.
Sự đồng thuận đạt được tại cuộc họp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Osaka, Nhật Bản.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Ấn Độ, năm 2016. (Nguồn: AP)
Tại cuộc họp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của 3 nước trong việc thúc đẩy chủ nghĩa đa cực và dân chủ trong quan hệ quốc tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, trong tình hình hiện nay, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ nên kiên quyết bảo vệ hệ thống quốc tế với Liên Hợp Quốc là cốt lõi, bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế và phản đối chủ nghĩa đơn phương, bảo vệ và trừng phạt đơn phương.
Theo Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, lợi ích chung của 3 nước là duy trì chủ nghĩa đa phương, luật pháp và quy tắc quốc tế. Nga, Trung Quốc và Ấn Độ cần tăng cường liên lạc và phối hợp trong các lĩnh vực như cải cách quản trị toàn cầu, an ninh khu vực và chống khủng bố. Ba nhà lãnh đạo đã nhất trí duy trì liên lạc chặt chẽ./.
Thu Hoài/VOV1
Theo Reuters
(Tin Tức) - Ấn Độ sẽ có cơ hội chứng minh ảnh hưởng địa chính trị ngày càng tăng khi nước này đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 ghi đậm dấu ấn Chính quyền Thủ tướng Naredra Modi cũng như thúc đẩy kế hoạch đổi tên nước.
VOV.VN - Ấn Độ đã chuẩn bị sẵn sàng để chào đón các đại biểu tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu (G20), diễn ra ...
Các nhà lãnh đạo G20 nhất trí việc tránh lên án Nga đối với cuộc chiến tại Ukraine, tuy nhiên nhấn mạnh những đau khổ mà người dân phải gánh chịu, đồng thời ...
Với ưu thế riêng có, Ấn Độ được kỳ vọng hiện thực hóa kế hoạch hòa đàm cả thế giới trông đợi bao lâu nay.
Liệu Mỹ và đồng minh có cơ hội tung ra át chủ bài nhằm thay đổi cục diện thế giới như mong muốn?
VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, sẽ công bố tầm nhìn mới về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) trong khuôn khổ ...
BRICS được kỳ vọng là đối trọng lớn nhất của Mỹ và phương Tây nên hội nghị thượng đỉnh là sự kiện quan trọng bậc nhất của tất cả thành viên.
QTO - Trong bối cảnh Mỹ tạm ngưng siết trừng phạt, Ukraine đang vận động EU đẩy mạnh các biện pháp cứng rắn hơn nhằm gia tăng sức ép lên Moscow, bao gồm cả...
QTO - Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc đua kinh tế kéo dài với Mỹ bằng việc định hình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2026 - 2030.
VOV.VN -Căng thẳng giữa Mỹ và Iran không ngừng leo thang trong suốt 2 tháng qua, sau khi Tổng thống Mỹ đơn phương quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân.
VOV.VN - Quyền bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 27/6 đã kêu gọi các nước đồng minh NATO lên án các hoạt động thù địch của Iran.
VOV.VN-Hội nghị G20 sắp tới ở Nhật Bản liệu có phải một cơ hội để ông Trump hóa giải căng thẳng với các quốc gia khác như Trung Quốc, Nga, Iran, Triều Tiên...?
QĐND - Nếu không có gì thay đổi, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra từ ngày 28 đến 29-6 tại thành phố Osaka, Nhật...
VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông có thể sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tuần này.
VOV.VN -Tổng thống Mỹ Donald Trump đang để ngỏ con đường ngoại giao với Iran, kiềm chế để tránh căng thẳng leo thang sau vụ Iran bắn hạ máy bay do thám của Mỹ.