
{title}
{publish}
{head}
(PL.Tp HCM) - Từ gốc cây, con ốc tưởng chừng bỏ đi, ông đã biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật rồi mang tặng cho bảo tàng. Ở thị xã Quảng Trị, hỏi đến ông Nguyễn Đình Hoa - người đàn ông 78 tuổi chuyên đi nhặt sắt vụn, gốc cây, con ốc, gốc tre... bên đường - ai cũng biết.
Từ thời còn học trường làng, ông đã đam mê học vẽ nhưng do chiến tranh, năm 1954, ông tập kết ra Bắc học thêm, rồi theo ngành kế toán-thống kê. Khi trở về quê hương, những đứa con lần lượt ra đời khiến ông phải bươn chải nuôi sống gia đình. Cứ thế, vòng quay cuộc sống vô tình cuốn giấc mơ của ông ngày một xa hơn.
Đánh thức những vật vô tri
Một lần lang thang trong làng thấy một dãy tre bị bão quật bật gốc bên hông nhô ra một cục gù, xung quanh là bốn cái chân trông hay hay, ông liền vào một nhà gần đó mượn xẻng ra đào đem về. Sau những giờ đi làm về, tranh thủ ăn cơm tối xong, ông lại miệt mài bên những chiếc đục tự chế và làm việc cho tới 12 giờ khuya. Sau sáu ngày, qua tay ông, gốc tre vô tri vô giác đã thành một con chim phượng hoàng.
Từ đó, ông dùng thời gian rảnh để làm nghệ thuật như một thú tiêu khiển. Những tác phẩm của ông bắt đầu nhiều lên và tên tuổi của ông dần dần được nhiều người biết đến. Nhiều “đại gia” ưa “chơi” hàng độc đã mời ông sáng tạo các vật trang trí từ gốc cây cho họ. Có nhiều gốc cây trông không có gì đặc sắc nhưng qua đôi tay tài hoa của ông đã trở thành những con rồng, con khủng long...
Hình ảnh lăng Bác Hồ được ông làm từ những con ốc qua trí nhớ của ông.
Những gốc cây lấm lem bùn đất, xù xì được ông phân chia theo nhóm rồi kỳ cọ từng cái rễ một để khỏi bị đứt gãy... Con gà trống có mào đỏ chót, con rồng, con phụng đuôi vàng rực giương tấm thân mạnh mẽ, con cuốc, con vạc thảnh thơi tìm mồi dưới gốc cây... bằng gốc cây cứ thế hiện ra.
Bộ sưu tập của ông nhiều lên, có lúc chất đầy khắp các gian nhà. Khi đó, ông lại mang đến tặng bảo tàng những tác phẩm ông cảm thấy đẹp nhất, tâm huyết nhất để nhiều người được ngắm chúng và vui chung niềm vui của ông.
Mỗi gốc tre còn là người bạn thân thiết, nơi ông gửi gắm tâm tình. Vì vậy, ông rất cẩn thận đẽo gọt từng gốc tre, tỉa vuốt từng rễ tre, ngắm nghía rồi lại đẽo... Có khi mất cả tuần cho một tác phẩm. Nhờ thế, những gốc cây của ông trở thành những tác phẩm nghệ thuật, từng tham gia triển lãm festival ở Huế.
Đẽo gọt để… giáo dục cháu con
Những “đứa con” tinh thần luôn được ông Hoa đặt cho những cái tên trìu mến. Tác phẩm tâm đắc nhất của ông là “Ly biệt” với cảnh con chim lạc bầy đàn kêu gào trước vũ trụ bao la, tìm nơi trú ẩn lúc chiều tàn. “Làm việc này vừa cho vui mắt nhưng cốt lõi là giáo dục con cháu biết quý trọng giá trị của hạnh phúc và tổ ấm...”. “Đẽo, gọt rồi tạo hình những con vật là điều rất đơn giản, ai cũng có thể làm được nhưng để làm cho vật vô tri vô giác sống lại là điều không dễ...” - ông tâm sự. Cái ông cần ở mọi người là sự thấu hiểu và quý trọng những cái rất đỗi bình thường, giản dị. Ông đến với nghệ thuật không để thu lợi nhuận, mà để tìm sự thanh thản trong cuộc sống, gửi gắm niềm vui và những lời nhắn nhủ đến mọi người qua tác phẩm...
Nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, ông Hoa đang chuẩn bị hoàn thành tác phẩm con rồng tre và một số bức ảnh làm bằng ốc để gửi tham dự đại lễ. “Tôi muốn góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa Việt cũng như gửi chút hồn quê ra thủ đô...” - ông nói. |
Niềm vui của ông bây giờ là mang những tác phẩm của mình tặng Bảo tàng Quảng Trị. “Đến bây giờ mình cũng không nhớ nổi mình đã tặng bao nhiêu tác phẩm cho bảo tàng...” - ông Hoa cho hay.
Ông không chỉ dừng lại ở việc tỉa gọt những gốc tre mà còn kết hợp thêm mấy món nghề tay trái khác như ghép tranh bằng ốc, dựng hòn non bộ. Ngoài ra, ông còn có những bức tranh về chùa Một Cột, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh... dự định tặng cho hội từ thiện thị xã. Nếu có người mua thì xem như ông đóng góp một phần công sức vào quỹ từ thiện của địa phương. Khi tôi hỏi, ông cho hay rằng không nhớ rõ mình đã hoàn thành bao nhiêu tác phẩm bình dị như thế. Chỉ biết rằng mỗi tác phẩm đều mang tâm huyết của một nghệ nhân dân gian. NGUYỄN VIẾT LONG
Lâu nay, người dân ở huyện Hướng Hóa quen với hình ảnh người đàn ông dân tộc Vân Kiều lặng lẽ xuống nhiều bản, làng để sưu tầm hàng trăm hiện vật gắn bó mật ...
Sinh ra và lớn lên nơi vùng đất có nhiều đặc trưng văn hóa của người Vân Kiều nên từ thời niên thiếu, những làn điệu dân ca và các loại nhạc cụ truyền thống đã ...
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những mốc son chói lọi trong sự nghiệp giải phóng, bảo vệ đất nước của dân tộc. 78 năm đã qua nhưng ý nghĩa và giá ...
Bằng đôi tay khéo léo và đầu óc sáng tạo, một cựu nhà giáo đã sáng chế ra nhiều sản phẩm độc đáo và hữu dụng từcây tre. Các sản phẩm thú vị từtre do ông làm ra ...
Gặp và hẹn với họa sĩ Lê Duy Ứng từ hôm 23/4 tại Bắc Giang, vậy mà đến ngày 10/6/2023, tôi mới đến được nhà ông. Trời Hà Nội những ngày đó rất oi và nóng nên ...
Nhà báo Phan Quang, cây đại thụ của nền báo chí nước nhà quê ở làng Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 95 năm tuổi đời và hơn 75 năm ...
Đêm qua, dường như có tiếng thì thầm vọng về trong giấc ngủ. Như tiếng một dòng sông chậm rãi và thanh bình chảy qua tâm trí. Những thanh âm mơ hồ nhưng con ...
Những ai đã từng đến tham quan Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, hay chỉ đơn giản ghé vào quán cà phê nhỏ nơi góc sân để uống vội ly cà phê buổi sáng, hẳn ít nhiều có ...
QTO - Những năm trở lại đây, nhờ tăng cường chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cây lúa nước trên địa bàn huyện miền núi...
QTO - Hiện nay, phầm mềm Olympia RĐ đang được nhiều ngôi trường trên toàn quốc lựa chọn để góp phần mang tới cho học sinh, sinh viên những sân chơi trí tuệ...
(QT) - Đúng 13 giờ 30 phút ngày 5/9/2010, tại thôn Cam Phú 3 (Cam Lộ, Quảng Trị), lễ truy điệu gần 100 liệt sĩ- những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh vì Tổ quốc- được tổ...
(NNVN) - Kỳ tích khiến làng Tùng Luật nổi tiếng nhất tỉnh Quảng Trị ngoài truyền thống vẻ vang là việc huy động sức dân tự nguyện xây dựng những công trình có ý nghĩa xã hội mà...
(NNVN) - Người làng Mai Xá Chánh thuộc xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, không những đánh giặc giỏi mà còn có tài văn chương. Bà Nguyễn Thị Hiệp, năm nay 84 tuổi là...
(Bee.net.vn) - Từ những vật vô tri không có giá trị được người ta vất bỏ nhưng với ông đó là những thứ quý giá vô cùng. Bằng đôi tay tài hoa, ông Nguyễn Đình Hoa ở Khu phố 3,...
Làng nay thuộc khu phố 5, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tương truyền rằng từ thời chúa Nguyễn Hoàng vào khai phá vùng Thuận Hóa, lấy Ái Tử làm dinh thì đã...
(CAND) - Sử cũ chép lại rằng: Ngôi làng nhỏ có tên là Tùng Luật xưa kia thuộc huyện Minh Linh, đã xuất hiện trên bản đồ nước Đại Việt từ năm 1069 (thời nhà Lý). Đây chính là...