Cập nhật:  GMT+7

Ký ức ngày hòa bình

Tỉnh Quảng Trị đang tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình. Trong không khí náo nức này, hồi ức về ngày hòa bình vào cuối tháng 4 năm 1975 như trở lại trong tôi, dâng trào cảm xúc thiêng liêng cùng hai tiếng hoà bình. Dằng dặc mấy chục năm về trước không biết bao lần chứng kiến mẹ thắp nén nhang khấn nguyện, bao giờ cũng nghe mẹ lẩm nhẩm hai tiếng “hoà bình” với thành tâm khao khát đến vô cùng trước bàn thờ tổ tiên và cả mười phương chín hướng còn in hằn sâu đậm trong ký ức tôi...

Ký ức ngày hòa bình

Chùa Hòa Bình ở Nepan - Ảnh: P.V.S

Lớn lên, tôi không được như bao đứa trẻ khác có cha chăm chút, yêu thương, dìu dắt. Cha tôi thoát ly theo kháng chiến khi tôi mới sinh ra. Mẹ tôi ở lại quê mỏi mòn chờ đợi. Tôi lớn lên trong lửa đạn chiến tranh. Làng xóm bom cày, đạn xới mỗi ngày, chết chóc tang thương không sao kể xiết. Giặc bao vây, đánh đập mẹ tôi, bắt mẹ bỏ tù. Hồi ấy cảnh đàn áp, khủng bố, vây ráp diễn ra như cơm bữa. Người dân phải bỏ làng, bỏ ruộng đất, xa vườn tược, bị đưa vào trại tập trung. Làng xóm điêu tàn, lòng người ly tán...

Thuở đó, hằng đêm nghe tiếng súng từ nơi gần, nơi xa vọng về, mẹ tôi thường khóc thầm, thao thức, lo lắng cho người thân. Những người dân trên vùng đất quê tôi đều là láng giềng, bà con ruột thịt, con cháu của mẹ, người nào mẹ cũng thương, nhưng thương và mong ngóng nhất vẫn là những đứa cháu tham gia du kích, bộ đội địa phương ém quân trong rừng đợi lệnh trở về giải phóng quê hương. Chỉ có quê hương được giải phóng, đất này mới có trọn vẹn niềm vui hưởng hòa bình.

Lớn lên ở quê, tôi không còn trường để học, mẹ cho tôi lên huyện, lên tỉnh học, rồi vào tận Đà Nẵng. Dòng sông Bến Hải đã chia cắt cha mẹ tôi, cha con tôi, nay dòng Thạch Hãn chia cắt mẹ con tôi, làng xóm tôi. Tôi không còn gì hết, quê hương nơi tôi sinh ra đã phải chịu đau khổ đến tận cùng bởi chiến tranh. Lúc đó, tôi cũng như bao người không có mơ ước, khát khao gì hơn là mong đất nước, quê hương sớm được hoà bình.

Khát khao dằng dặc rồi ngày vui nhất trong cuộc đời tôi cũng đã đến. Ngày 30/4/1975, cột mốc mà có lẽ trên đời chẳng có gì, chẳng có ngày nào sung sướng và hạnh phúc hơn; ngày mà tôi cùng hàng triệu người Việt Nam vỡ oà cảm xúc với niềm vui bất tận khi Nam - Bắc thống nhất, vợ chồng, mẹ con, cha con... bao năm cách chia đã đoàn tụ một nhà. Xóm làng trở lại thanh bình. Mọi nhà, mọi người cùng chung tay xây đắp cuộc sống từ trên đổ nát, hoang tàn với những niềm hy vọng tươi sáng vào tương lai phía trước...

Cách đây hai năm, tôi được người bạn ở Nepal mời qua dự đám cưới. Đến Nepal, bạn khuyên tôi, đã qua đây nên đi Lâm Tỳ Ni, ở đó có ngôi chùa Hòa Bình và có một tu sĩ Việt Nam tham gia vận động đem lại hòa bình cho đất nước Nepal. Tò mò, tôi đáp chuyến bay về Lâm Tỳ Ni.

Một khung cảnh hoành tráng hiện ra trước mắt tôi. Một khu nhà đồ sộ được xây dựng giữa một vườn hoa đẹp. Chùa Hòa Bình xây dựng để tôn vinh giá trị của hòa bình, nối tiếp bên tả, hữu là một dãy dài chùa các nước Hàn Quốc, Úc, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan... chùa Việt Nam khiêm nhường nhưng được ưu tiên xây sát bên chùa Hòa Bình, cạnh một dòng sông và các cây cầu. Thuyền máy đưa khách xuôi ngược từ Lâm Tỳ Ni về thăm các ngôi chùa, trong đó quy mô nhất là chùa Hòa Bình.

Tôi đã nghĩ đến và ước ao sẽ có một ngày, cuộc vận động xây dựng một cung Hòa Bình, vườn hoa Hòa Bình trên mảnh đất Quảng Trị sẽ được khởi phát. Quảng Trị là đất thiêng, nơi từng chịu đựng tột cùng sự tàn khốc của chiến tranh và sự hy sinh, mất mát lớn lao vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Nơi đây xứng đáng xây dựng một cung Hoà Bình, một vườn hoa Hòa Bình để nhắc nhớ sự trân quý hòa bình đến với nhân loại.

Từ đây, vào mỗi dịp linh thiêng, sẽ rung lên hồi chuông ước nguyện hoà bình, lan tỏa đến mọi người, mọi nơi trên trái đất, gửi một thông điệp rằng, ở nơi đâu còn đạn bom, khói lửa chiến tranh thì phải cùng chung tay ngăn chặn để hy vọng hòa bình sẽ đến với mọi quốc gia, mọi dân tộc trên trái đất này...

Phan Văn Sinh

Tin liên quan:
  • Ký ức ngày hòa bình
    Những hồi ức mang khát vọng hòa bình

    Có thể thấy, tiếp theo mạch nguồn của nền văn học cách mạng thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ với phần lớn được tạo nên từ đề tài chiến tranh và người lính, khi bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia đánh dấu bằng chiến thắng ngày 7/1/1979, một dòng văn học cách mạng nữa ra đời. Nhà thơ Lê Minh Quốc, một cựu chiến binh đã từng cầm súng chiến đấu và sống những năm tháng thanh xuân trên đất nước Chùa Tháp, trong lời tựa cuốn hồi ức chiến tranh: “Mùa chinh chiến ấy” của nhà văn Đoàn Tuấn, đã gọi những hồi ức, hồi ký, bút ký... viết về chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Campuchia những năm tháng ấy là dòng văn học “Đất bên ngoài Tổ quốc”.

  • Ký ức ngày hòa bình
    Ngày chiến thắng trở về - Những ký ức không thể nào quên

    Thực hiện Hiệp định Paris, 51 năm về trước, tại bờ Bắc sông Thạch Hãn, thị xã Quảng Trị đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng, đó là cuộc trao trả tù binh - tù chính trị yêu nước về với cách mạng, về với quê hương. 51 năm đã trôi qua, nhưng trong ký ức của những người tù chính trị yêu nước trở về năm ấy vẫn không thể nào quên những cảm xúc vỡ òa trong niềm vui chiến thắng. Bởi đối với họ, ngày trở về năm ấy chính là ngày họ được hồi sinh.

  • Ký ức ngày hòa bình
    Miền ký ức không phai mờ

    Anh cùng đoàn cựu chiến binh vừa vượt chặng đường hơn năm trăm cây số từ Hà Nam vào Quảng Trị. Ngoài mục đích tham quan, thì chuyến vào Quảng Trị lần này của anh còn được xem như một chuyến hành hương trở về với cội nguồn, trở về với chiến trường. Nơi đây, trong những năm chiến tranh, anh đã từng sống, từng lăn lộn cùng đồng đội chiến đấu suốt cả quãng đời trai trẻ. Và cũng đã gần bốn mươi năm qua, trở về nơi quê hương xứ sở, nỗi nhớ mong khắc khoải vẫn hằng thôi thúc anh, để mãi đến hôm nay mới thực hiện được lời ước hẹn.


Phan Văn Sinh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp

Xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp
2024-12-14 06:00:00

QTO - Thực hiện phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân của ngành y tế, đến nay khoảng 97% chất thải y tế được xử lý tại bệnh viện, 100% các...

Dạy bơi miễn phí cho học sinh trong dịp hè

Dạy bơi miễn phí cho học sinh trong dịp hè
2024-07-04 11:15:00

QTO - Thời gian qua, nhiều đơn vị, cá nhân đã tổ chức những lớp dạy bơi miễn phí cho học sinh vào dịp hè. Tại những lớp bơi này, các em không chỉ học bơi...

Điểm đến của hòa bình

Điểm đến của hòa bình
2024-07-04 11:09:00

QTO - Quảng Trị - Đòn gánh hai đầu đất nước hình chữ S được lịch sử giao sứ mệnh đặc biệt. Trên đường tiến về phương Nam mở cõi, năm 1558 Chúa Tiên Nguyễn...

Về một giấc mơ trên mảnh đất người đời

Về một giấc mơ trên mảnh đất người đời
2024-07-03 11:08:00

QTO - Gần một năm nay có một khu đô thị được những người dân dùng các mạng xã hội chụp ảnh và post lên facebook hoặc instagram với địa danh được “tag” kèm...

Yoga lan tỏa thông điệp hòa bình

Yoga lan tỏa thông điệp hòa bình
2024-07-03 05:50:00

QTO - Từ nhiều miền quê trong và ngoài tỉnh, gần 1.000 huấn luyện viên, học viên các câu lạc bộ Yoga đã hội tụ tại Quảng trường Giải phóng, thị xã Quảng...

Vùng Cùa, những nẻo đường vui

Vùng Cùa, những nẻo đường vui
2024-07-03 05:20:00

QTO - Từ trung tâm thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, chúng tôi theo Quốc lộ 9 ngược lên phía Tây, rẽ trái vào Tỉnh lộ 585 chưa đến 10 km là đặt chân tới vùng...

Trưởng công an xã tận tâm, trách nhiệm

Trưởng công an xã tận tâm, trách nhiệm
2024-07-03 05:10:00

QTO - Đảm nhận chức vụ Trưởng Công an xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từ năm 2020, qua 4 năm gắn bó với địa phương, Đại úy Hoàng Ngọc Minh...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long