{title}
{publish}
{head}
Không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn thử thách, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã xây dựng được các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả. Một trong số đó có anh Lê Vĩnh Long (sinh năm 1987), Phó Bí thư Chi đoàn thôn Hòa Bình, xã Hiền Thành.
Anh Long chăm sóc đàn lợn của gia đình -Ảnh: M.H
Anh Long sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, cuộc sống của gia đình khá vất vả. Tốt nghiệp THPT, do không có điều kiện tiếp tục theo đuổi con đường học vấn nên anh rời quê hương, bươn chải khắp nơi tìm việc làm. Năm 2005, cùng với một số người khác, anh Long sang Lào và Campuchia làm thợ xây kiếm sống. Vất vả nơi đất khách quê người gần 10 năm nhưng gia đình anh cũng không khá lên được.
Anh Long bộc bạch: “Năm 2015, tôi quyết định trở về quê tìm hướng sản xuất mới. Với số vốn dành dụm được và kinh nghiệm sau bao năm làm xây dựng, tôi thành lập tổ đội nhận thầu xây dựng các công trình nhà ở của người dân.
Làm nghề nào cũng không thể tránh khỏi những khó khăn, với một người là chủ thầu, tôi phải luôn học hỏi, tự đúc rút những kinh nghiệm tổ chức đội thợ, khả năng xoay vòng vốn, tính toán được khối lượng công việc, xây dựng uy tín, tìm kiếm khách hàng cũng như đảm bảo việc làm cho đội thợ.
Nhờ quyết tâm thực hiện ý tưởng nên khó khăn dần dần vơi đi, đến bây giờ công việc của tôi khá ổn định, công trình nhận được nhiều hơn giúp tôi có thêm thu nhập và điều kiện chăm lo cho gia đình”.
Bên cạnh nghề xây dựng, cuối năm 2022, anh Long liên kết cùng một người bạn đầu tư trên 250 triệu đồng xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn thịt với số lượng 150 con/lứa. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi nên đàn lợn ban đầu chậm lớn, có lúc bị dịch bệnh gây thiệt hại. Vì vậy, lứa lợn đầu tiên, anh lỗ 60 triệu đồng.
Không lùi bước trước khó khăn, đầu năm 2023, anh vay vốn 90 triệu đồng từ nguồn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện qua kênh của đoàn thanh niên xã để phát triển lại đàn vật nuôi. Để chăn nuôi hiệu quả, anh tranh thủ đọc, nghiên cứu trên sách, báo các kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho đàn lợn. Nhờ vậy, ở lứa nuôi sau, đàn lợn ít bị dịch bệnh, bán lại được giá. Ngoài chăn nuôi lợn, anh Long còn nuôi ong ruồi lấy mật.
Anh Long chia sẻ: “Tôi gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật cũng đã 10 năm nay. Ban đầu chỉ là một vài đàn nhỏ được bắt từ tự nhiên. Qua quá trình chăm sóc tốt, đàn ong phát triển nhanh, tôi bắt đầu tách đàn. Đến nay, gia đình có 30 đàn ong. Mật ong có nguồn gốc tự nhiên nên giá trị dinh dưỡng cao, khách hàng rất ưa chuộng. Mỗi năm đàn ong của gia đình cho khoảng 100 lít mật, mang về nguồn thu 60 triệu đồng”.
Không chỉ mạnh dạn trong phát triển kinh tế, anh Long luôn năng động, đi đầu trong mọi hoạt động tại cơ sở. Trên cương vị là phó bí thư chi đoàn thôn, anh chú trọng công tác thu hút, tập hợp, đoàn kết đoàn viên, thanh niên tham gia vào tổ chức đoàn, hội bằng nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực như ra quân vệ sinh môi trường, trồng hoa và cây trên các tuyến đường hoa thanh niên; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; tiên phong trong phong trào hiến máu tình nguyện; các hoạt động chăm sóc thiếu niên, nhi đồng tại địa phương.
Anh Lê Văn Vĩnh, Bí thư Xã đoàn Hiền Thành cho biết: “Anh Long là người luôn chủ động nắm bắt cơ hội, có cách làm hay, sáng tạo để khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, vươn lên trong phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Với nguồn thu nhập trên 150 triệu đồng/ năm, mô hình kinh tế tổng hợp không chỉ giúp anh Long có điều kiện chăm lo cho cuộc sống gia đình mà còn trở thành động lực, truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ về ý tưởng lao động, không ngại khó, ngại khổ trên hành trình khởi nghiệp”.
Mỹ Hằng
QTO - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên phải thu gọn quy mô, giải thể, tạm ngừng hoạt động, dẫn đến không ít lao...
QTO - Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng...
QTO - Khu tái định cư Ra Ly - Rào, ở xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa được xây dựng vào đầu năm 2021 với tổng kinh phí gần 6,5 tỉ đồng nhằm phục vụ di...
QTO - Là địa phương miền núi có nền nông nghiệp phát triển khá bền vững, có nhiều loại nông sản đặc trưng, trong những năm qua, huyện Hướng Hoá đã triển...
QTO - Cam Lộ chú trọng phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến, xuất khẩu dược liệu
QTO - Trăn trở với đặc sản của vùng biển Mỹ Thủy, sau nhiều năm ấp ủ, anh Trần Văn Nọ, sinh năm 1970, ở Khóm 8, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, đã...
QTO - Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra những rủi ro, hệ lụy như...
QTO - Trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án giao thông trọng điểm đang và sẽ được triển khai thực hiện như: Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông-Tây,...
QTO - Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhất là về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, Quảng Trị từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm...
QTO - Bắt tay vào khởi nghiệp, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vượt lên tất cả, các chị đã phát huy tính cần cù, chịu khó, tích cực lao động sản xuất đạt...
QTO - Sau một thời gian chậm tiến độ do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, những ngày đầu năm mới 2024, tỉnh Quảng Trị và nhà đầu tư khẩn trương hoàn thành các...
QTO - Quảng Trị có chung đường biên giới với 2 tỉnh Salavan, Savannakhet và gần tỉnh Sekong. Đây là những địa phương có trữ lượng than đá lớn của Lào đang...