{title}
{publish}
{head}
Nhận thấy những tín hiệu khả quan, thời gian qua, ngày càng nhiều doanh nghiệp, người dân trên địa bàn đã và đang bắt tay trồng, phát triển diện tích lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên. Tuy nhiên, nỗ lực ấy đang bị trì níu bởi những khó khăn, vướng mắc, cần sớm được tháo gỡ.
Nông dân huyện Triệu Phong giới thiệu về quá trình sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên -Ảnh: T.L
Phát triển chưa như mong đợi
Cuối tháng 2/2024, đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT có chuyến kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế ở 4 huyện trọng điểm lúa của tỉnh gồm: Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh. Trong chuyến công tác, đoàn tập trung tìm hiểu khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc phát triển diện tích lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên.
Từ đây, những vấn đề nảy sinh đã được nhìn nhận khá cụ thể, thấu đáo. Ngay sau đó, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT đã mời doanh nghiệp liên quan và đại diện các huyện, cơ quan chuyên môn thảo luận, tìm giải pháp để nhân rộng diện tích trồng lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên.
Hoạt động kể trên nằm trong nhiều nỗ lực của Sở Nông nghiệp và PTNT nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát triển diện tích lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên trên địa bàn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra chỉ tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh có trên 1.000 ha lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên.
Tuy nhiên, việc thực hiện chỉ tiêu kể trên gặp khá nhiều thách thức. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 1.149 ha lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên, lúa sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP, an toàn thực phẩm. Trong đó, diện tích sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên đạt 351,7 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Triệu Phong và Hải Lăng.
Vụ đông xuân 2023 - 2024, diện tích lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên, lúa sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP, an toàn thực phẩm trên địa bàn đạt 865,65 ha. Trong đó, có 167,55 ha tiếp tục duy trì sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ (đã được chứng nhận) và canh tác tự nhiên. Diện tích lúa người dân mở rộng sản xuất theo hướng hữu cơ đạt 502,2 ha.
Dù chưa cao nhưng kết quả trên có được từ sự nỗ lực của các cấp, ngành, doanh nghiệp và người dân. Để phát triển lúa hữu cơ, một số địa phương đã ban hành các nghị quyết, đề án cụ thể. Trong các nghị quyết, những chính sách đặc thù được quy định rõ nhằm khuyến khích doanh nghiệp, người dân phát triển diện tích lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên. Một số địa phương đã quy hoạch vùng trồng lúa sạch để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.
Còn nhiều thách thức
So với trước đây, nhận thức của doanh nghiệp, người dân về tầm quan trọng của việc trồng lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên ngày càng cao. Bà con hiểu việc sản xuất theo phương thức này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là vì một số lý do, một bộ phận người dân vẫn lựa chọn trồng lúa theo phương thức truyền thống vì cho rằng sản xuất lúa hữu cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Vì thế, nông dân gặp khá nhiều khó khăn trong sản xuất.
Cũng theo bà con, việc sản xuất lúa hữu cơ các vụ đầu thường có năng suất thấp hơn so với sản xuất truyền thống. Trong khi đó, theo nghị quyết của HĐND tỉnh, người dân chỉ được hỗ trợ 2 vụ. Tại một số địa phương, tuy đã có nghị quyết, đề án phát triển lúa hữu cơ nhưng việc triển khai, thực hiện vẫn chưa thực sự được quan tâm. Công tác đánh giá hiệu quả, nhân rộng mô hình còn mang tính hình thức. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là cấp ủy, chính quyền cơ sở, các tổ chức, đoàn thể có phần hạn chế, chủ yếu giao phó cho hợp tác xã.
Tại các địa phương, cơ sở hạ tầng đáp ứng việc phát triển diện tích lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên vẫn chưa đảm bảo, đặc biệt là về hệ thống thủy lợi và đường giao thông nội đồng. Diện tích sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên còn manh mún, chưa được dồn ghép, tích tụ. Độ cao mặt ruộng không đồng đều, chưa được san gạt. Đây là lý do khiến người dân gặp khó trong việc trồng trọt, cơ giới hóa, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất. Chi phí đầu vào và sản xuất từ đây cũng tăng lên.
Theo ghi nhận, giá lúa tươi doanh nghiệp thu mua của người dân sản xuất theo phương thức hữu cơ, canh tác tự nhiên hiện nay khoảng 13 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp liên kết sản xuất tiêu thụ vẫn còn hạn chế. Hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp và các hợp tác xã chưa chặt chẽ, thiếu sự linh hoạt nên dễ bị phá vỡ. Mặt khác, năng lực liên kết của phần lớn doanh nghiệp còn hạn chế. Việc cung cấp gói dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất lúa hữu cơ tuy đồng bộ, hiệu quả nhưng chi phí còn cao.
Cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa
Vừa qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề ra kế hoạch phát triển diện tích sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên trong thời gian tới. Theo đó, năm 2024, toàn tỉnh nỗ lực mở rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên 1.500 ha, trong đó phấn đấu diện tích sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên đạt trên 500 ha. Năm 2025, nỗ lực mở rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên 2.500 ha, trong đó phấn đấu diện tích sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên đạt trên 1.000 ha.
Để đạt kết quả trên, trước mắt, các cấp, ngành liên quan cần tăng cường công tác vận động, tuyên truyền nhân rộng sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên trên địa bàn. Bên cạnh đó, nhiệm vụ quan trọng là tập trung làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành; tổ chức các hội nghị, hội thảo, đánh giá nhân rộng mô hình; mời gọi doanh nghiệp, xúc tiến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa hữu cơ...
Việc phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức khảo nghiệm, sản xuất thử để lựa chọn các giống lúa mới, ngắn ngày, chất lượng, phù hợp để sản xuất lúa hữu cơ, đảm bảo thị trường, thời vụ sản xuất... cũng rất cần thiết. Các cấp, ngành liên quan cần tăng cường tập huấn, hướng dẫn, giám sát quy trình sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên gắn với chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ, gắn mã số vùng trồng.
Sở Nông nghiệp và PTNT cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết về khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai và đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; đồng thời đề nghị điều chỉnh, bổ sung nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển lúa hữu cơ cho phù hợp với thực tế sản xuất.
Để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ tổ chức sản xuất lúa hữu cơ, cần lồng ghép các nguồn lực, nguồn vốn từ các nghị quyết; chính sách đặc thù của huyện, thị xã, thành phố; vốn doanh nghiệp, người dân... Cùng với đó, sở cần phối hợp với các địa phương rà soát, quy hoạch lại các vùng sản xuất lúa hữu cơ thuận lợi về hệ thống tưới tiêu, giao thông nội đồng.
Tuy nhiên, những giải pháp trên chỉ mới là phương án để gỡ khó trước mắt. Về lâu dài, việc phát triển diện tích sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên cần sự vào cuộc một cách mạnh mẽ, đầy trách nhiệm, lâu dài của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân.
Tây Long
QTO - Những năm gần đây, huyện Hải Lăng đã hình thành nhiều cơ sở may gia công ở nông thôn. Đây là mô hình không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao...
QTO - Từng đợt gió mùa đông cùng với bọt sóng từ biển phả vào bờ làmc ho cái lạnh thêm buốt giá vẫn không ngăn được ngư dân vùng biển bãi ngang lặn ngụp...
QTO - Mở ra cơ hội và bước phát triển mới khi triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
QTO - Thị xã Quảng Trị có 4 phường, 1 xã với 1.521 cơ sở chăn nuôi thực hiện kê khai các loại vật nuôi theo quy định. Thời gian qua, thị xã thường xuyên...
QTO - Sinh ra và lớn lên nơi miền núi phía Tây Quảng Trị, hơn ai hết, anh Hồ Văn Thuần (sinh năm 1985), ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa...
QTO - Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Quảng Trị không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các...
QTO - Phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn không chỉ giúp người chăn nuôi chủ động phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường mà...
QTO - Năm 2020, sau khi sáp nhập và đi vào hoạt động, xã Trung Nam (huyện Vĩnh Linh) nêu cao tinh thần quyết tâm hành động quyết liệt, hiệu quả để duy trì,...
Tập đoàn Prudential công bố Báo cáo Tài chính thường niên năm 2023 – Tiếp tục tăng trưởng mạnh.
QTO - Thời điểm này, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh chuẩn bị các điều kiện bước vào vụ nuôi tôm mới. Trước tình hình thời tiết vẫn đang có những diễn...
QTO - Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp huy động các nguồn lực tài chính nhằm tạo lập nguồn...
QTO - Xã Thanh An, huyện Cam Lộ là địa phương có tuyến đường Xuyên Á đi qua, nối các nước trên Hành lang kinh tế Đông - Tây với cảng Cửa Việt, có tuyến...