Cập nhật:  GMT+7

Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển ở Hải Lăng

Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền, sự nỗ lực của Nhân dân, thời gian qua, huyện Hải Lăng triển khai nhiều giải pháp khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng biển, ven biển và đạt những kết quả tích cực. Nhờ vậy, tài nguyên vùng biển, nơi đây được khai thác đúng hướng, nhiều người dân được tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển ở Hải Lăng

Ngư dân Hải An đánh bắt hải sản ven bờ - Ảnh: TRẦN TUYỀN

Thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh, Huyện ủy Hải Lăng, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương phổ biến, tuyên truyền quán triệt sâu rộng về mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế biển đến tận cán bộ, đảng viên, hội viên và Nhân dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là Nhân dân các xã ven biển với nhiều hình thức như: thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, các buổi học nghị quyết, phương tiện truyền thanh của xã, thị trấn…

Nhờ vậy, nhận thức về phát triển bền vững kinh tế biển ứng phó với biến đổi khí hậu của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong huyện từng bước được nâng lên. Khoa học công nghệ được người dân vùng biển áp dụng trong sản xuất khai thác, chế biến hải sản và sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao.

Kinh tế ngày càng phát triển, bộ mặt nông thôn của các xã vùng biển ở Hải Lăng có nhiều thay đổi. Thu nhập bình quân đầu người của người dân vùng biển đạt khoảng 52,5 triệu đồng/người/ năm.

Trên địa bàn đã đầu tư xây dựng các công trình phục vụ phát triển KT-XH và đảm bảo QP-AN như: đường cơ động ven biển; đường ra bến cá ở 2 xã Hải An và Hải Khê; đường tránh lũ, cứu nạn và phát triển kinh tế, đảm bảo QPAN vùng ven biển phía Nam tỉnh Quảng Trị (Đường nối Quốc lộ 1 về Cảng biển Mỹ Thủy); đường trung tâm dọc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đoạn qua địa bàn huyện; kiên cố hóa đường giao thông nông thôn và sửa chữa nâng cấp các đường giao thông liên xã; công trình trường học, trạm y tế các xã; khu tái định cư xã Hải An, Hải Khê; kè chống xói lở; đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển vùng cát phục vụ sản xuất...

Hiện toàn Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị có 42 dự án đã đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký là 83.904,97 tỉ đồng, trong đó tại huyện Hải Lăng có 12 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 73.000 tỉ đồng.

Huyện tập trung chỉ đạo thực hiện quy hoạch sản xuất vùng cát, phát triển các mô hình trong nông nghiệp theo hướng: nông - lâm - ngư; nông - lâm kết hợp với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để thâm canh và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; cải tiến một bước phương thức chăn nuôi của nông dân theo hướng có đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Chú trọng phát triển các loại nghề mới, cải tiến phương tiện đánh bắt...

Nhờ vậy, sản lượng khai thác hằng năm từ 3.500 - 4000 tấn, phát triển các nghề khai thác hải sản có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống có hiệu quả như: chế biến nước mắm, ruốc bột, dệt xăm lưới; năng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ bán hàng gắn với việc xây dựng thương hiệu, đến nay đã đăng ký nhãn hiệu nước mắm Mỹ Thủy, ruốc bột Thâm Khê...

Quan tâm đầu tư nâng cấp các hạng mục khu du lịch bãi tắm Mỹ Thủy tạo điều kiện và khuyến khích Nhân dân phát triển dịch vụ. Quy hoạch khu dịch vụ - du lịch biển Hải Khê và từng bước đầu tư hạ tầng kỹ thuật nhằm khai thác, phát triển tiềm năng du lịch các xã vùng biển. Thực hiện chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho 145 lao động vùng biển tập trung cho các nghề xây dựng, cơ khí, chế biến món ăn, nuôi trồng thủy sản và chế biến hải sản.

Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế biển ở Hải Lăng còn gặp một số khó khăn như: nguồn lực của huyện còn hạn chế nên việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển KT-XH cho các xã vùng biển và ven biển chưa được nhiều, chủ yếu đầu tư từ nguồn xây dựng nông thôn mới. Là biển bãi ngang không có cửa lạch nên không có chỗ cho tàu, thuyền lớn neo đậu, do vậy, phương tiện đánh bắt của người dân công suất thấp, gần bờ nên hiệu quả đánh bắt hải sản không cao...

Để kinh tế biển ở địa phương phát triển bền vững, thời gian tới, huyện Hải Lăng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững kinh tế biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội. Thúc đẩy việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc phát triển kinh tế biển.

Đột phá một số lĩnh vực như: nuôi tôm trong nhà kính, nuôi cá nước lợ trong ao nuôi tôm, sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu lao động tại Khu kinh tế Đông Nam. Đánh giá tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và các ngành, lĩnh vực kinh tế biển như: du lịch biển, khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản...

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức để phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng vùng biển; thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, thích ứng với biển đổi khí hậu. Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở vùng biển. Tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, tạo điều kiện tốt để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học ở vùng biển. Có chính sách hợp lý để khuyến khích đào tạo nghề cho lao động vùng biển. Tăng cường năng lực bảo đảm QP-AN, thực thi pháp luật trên biển.

Ngọc Trang

Tin liên quan:
  • Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển ở Hải Lăng
    Hải An đẩy mạnh phát triển kinh tế

    Hậu quả của thiên tai, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác xảy ra trong năm 2020 nhất là thiệt hại về chăn nuôi lợn, nuôi tôm công nghiệp, giao thông, thủy lợi và nhà cửa của Nhân dân đã làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của 1.300 hộ dân ở xã Hải An, Hải Lăng. Đứng trước những khó khăn, thử thách đó, xã Hải An đã sớm đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế để thực hiện nhằm nâng cao đời sống cho Nhân dân trên địa bàn.

  • Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển ở Hải Lăng
    Kinh tế biển, động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển

    Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên đa dạng, đặc biệt là nhiều tài nguyên về kinh tế biển. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, sông ngòi, biển, đảo luôn gắn với quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới, nguồn tài nguyên biển được các tỉnh, thành phố quan tâm khai thác, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước. Những năm qua, thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị, các tỉnh, thành phố ven biển thuộc các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đã đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển cho kinh tế biển; nhiều vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển của đất nước.

  • Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển ở Hải Lăng
    Hải Lăng tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển

    Với sự chỉ đạo quyết liệt cũng như ban hành nhiều chính sách hỗ trợ của địa phương, nhờ vậy thời gian qua, kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Hải Lăng đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Số lượng và chất lượng đội ngũ doanh nhân từng bước được nâng lên. Nền kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.


Ngọc Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hệ lụy từ nuôi tôm tự phát

Hệ lụy từ nuôi tôm tự phát
2023-08-20 06:28:00

QTO - Việc nuôi tôm tự phát trong khu dân cư, đồng ruộng đã làm phát sinh nhiều hệ lụy. Thực tế này cần được chính quyền các địa phương, cơ quan chức...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết