{title}
{publish}
{head}
Xác định vụ đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm, giữ vai trò quan trọng đối với việc thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp của cả năm, thời điểm này, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tập trung chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết cho sản xuất, phấn đấu đạt kết quả cao về năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế.
Thời điểm này nông dân trên địa bàn tỉnh đang tập trung cày lật, làm đất để chuẩn bị sản xuất vụ đông xuân - Ảnh: L.A
Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Triệu Phong Trần Thiện Nhân cho biết, vụ đông xuân năm nay, huyện có kế hoạch gieo trồng hơn 5.950 ha lúa, khoảng 1.660 ha hoa màu và khoảng 2.140 ha rau đậu các loại. Thời điểm này, nông dân trên địa bàn huyện đã bắt đầu ra đồng làm đất để chuẩn bị xuống giống lúa vụ đông xuân. Địa phương đã bố trí lịch thời vụ gieo trồng bắt đầu từ ngày 10/1/2024 và kết thúc vào ngày 25/1/2024. Cơ cấu các giống lúa ngắn ngày và cực ngắn như HN6, HC95, Khang Dân 18, Đài Thơm 8, Hà Phát 3, Hà Phát 3, Bắc Thơm số 7, Thiên Ưu 8...
Theo ông Nhân, trên cơ sở dự báo thời tiết vụ đông xuân sẽ có những diễn biến bất thường, huyện đã chỉ đạo các địa phương, hợp tác xã (HTX) tổ chức diệt chuột, ốc bươu vàng, nạo vét kênh mương thủy lợi. Tiến hành làm đất sớm, cày vùi gốc rạ để tiêu diệt mầm bệnh. Thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết để kịp thời ứng phó, điều chỉnh lịch gieo cấy và chăm sóc phù hợp, nhất là các đợt rét đậm, rét hại có thể xảy ra vào đầu vụ.
Chuẩn bị đầy đủ nguồn giống sản xuất và dự phòng để gieo cấy lại trên các diện tích bị thiệt hại do ngập úng và do rét đậm, rét hại gây ra; chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện chống úng để khắc phục tình trạng ngập úng trong thời điểm lúa mới gieo. Rà soát diện tích đất lúa không chủ động được nước tưới, đất sản xuất lúa hiệu quả thấp để có phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ để mang lại hiệu quả cao hơn.
Tại huyện Vĩnh Linh, theo kế hoạch, vụ đông xuân toàn huyện sẽ gieo cấy khoảng 4.000 ha lúa và gần 3.200 ha hoa màu. Trong đó, diện tích lúa sản xuất hàng hóa tập trung khoảng 2.600 ha; diện tích sản xuất lúa liên kết khoảng 400 ha, bao gồm 250 ha sản xuất theo hướng hữu cơ.
Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Linh Diệp Hồng Cương cho biết, trên cơ sở khung lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT và điều kiện cụ thể của địa phương, huyện đã bố trí khung thời vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân bắt đầu từ ngày 16 - 30/1/2024 nhằm tránh được rét đầu vụ và cho lúa làm đòng, trổ bông trong điều kiện an toàn, cũng như kịp triển khai vụ hè thu. Cơ cấu bộ giống lúa chủ lực gồm các giống HN6, Bắc Thơm 7, DT80, HG12...
Chỉ đạo các địa phương, HTX tổ chức diệt chuột ngay từ đầu vụ; chuẩn bị bộ giống có phẩm cấp cao, không dùng các giống đã sử dụng lâu năm chất lượng kém, thoái hóa và nhiễm sâu bệnh; phấn đấu trên 95% diện tích gieo cấy sử dụng giống lúa từ cấp xác nhận trở lên. Dự trữ một phần giống nhằm khắc phục thiệt hại đầu vụ do thời tiết bất thuận có thể xảy ra. Tăng cường sử dụng công cụ sạ hàng để đảm bảo lượng giống gieo từ 3 - 3,5 kg/sào. Mỗi HTX nên chọn 2 - 3 loại giống lúa chủ lực đưa vào sản xuất đại trà nhằm thuận lợi cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
“Phòng Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông huyện phân công cán bộ tập huấn hướng dẫn nông dân các phương pháp xử lý hạt giống đầu vụ để bảo vệ cây giai đoạn mạ và tăng sức đề kháng của cây lúa đối với rầy cũng như các loại sâu bệnh khác”, ông Cương chia sẻ.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Hồng Phương, năm 2023, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng với sự chủ động của ngành nông nghiệp, các địa phương, sự nỗ lực của nông dân trong việc ứng phó, khắc phục và tổ chức sản xuất nên các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023 đều hoàn thành. Đặc biệt, sản lượng lương thực có hạt lần đầu tiên vượt trên 30 vạn tấn.
Bà Phương cho biết, vụ đông xuân 2023 - 2024, theo kế hoạch toàn tỉnh dự kiến gieo cấy khoảng 26.000 ha lúa với các giống lúa chủ lực, sản xuất đại trà (cơ cấu 70% diện tích) như ĐD2, HN6, HC95, Dự Hương 8, Đài Thơm 8, Khang Dân 18, Hà Phát 3, VNR20, HG12, Bắc Thơm số 7, Bắc Thịnh, TBR225.
Để đảm bảo sản xuất vụ đông xuân thắng lợi trong điều kiện dự báo có nhiều khó khăn, thách thức, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo nông dân sản xuất theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Giống lúa đưa vào sản xuất phải đạt tiêu chuẩn về phẩm cấp theo quy định, tuyệt đối không sử dụng các giống lúa đã thoái hóa và thóc thịt làm thóc giống. Cơ cấu tỉ lệ giống lúa đưa vào sản xuất trên địa bàn không quá 30% diện tích cho mỗi giống; mỗi HTX nên cơ cấu 3 - 4 giống lúa phù hợp từ bộ giống lúa của tỉnh để tập trung thâm canh.
Tổ chức phát động toàn dân ra quân làm thủy lợi, vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột, ốc bươu vàng, cây mai dương và thu gom thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Xây dựng kế hoạch tưới, tiêu hợp lý, đặc biệt là đấu úng khi ngập úng xảy ra. Có kế hoạch dự phòng nguồn giống lúa và cây màu để hỗ trợ nông dân gieo trồng lại khi có thiên tai xảy ra. Trong đó, đối với giống lúa cần dự trữ các giống có thời gian sinh trưởng ngắn và cực ngắn, phù hợp như: HN6, An Sinh 1399, TBT cực ngắn, QR1...
Chỉ đạo các đơn vị trong ngành nông nghiệp cử cán bộ bám sát cơ sở nắm chắc diễn biến của dịch hại, tình hình sản xuất trên từng địa bàn để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương cơ cấu giống, mùa vụ và các biện pháp chống úng, chống rét, phòng trừ sâu bệnh, bón phân trên các loại cây trồng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra; tăng hiệu quả sử dụng phân bón và tiết kiệm chi phí sản xuất.
Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính, dự báo sinh vật gây hại, phát hiện sớm các đối tượng dịch hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Căn cứ tình hình sản xuất và diễn biến của thời tiết để điều tiết nguồn nước tưới, tiêu hợp lý, đặc biệt là đấu úng khi ngập úng xảy ra.
Chỉ đạo Trung tâm Giống Nông nghiệp chuẩn bị đầy đủ nguồn giống lúa, rau màu các loại đã được cơ cấu theo thông báo của sở, đảm bảo cung ứng kịp thời cho nông dân để phục vụ tốt cho sản xuất; dự phòng nguồn giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn và cực ngắn để cung ứng cho các địa phương gieo lại khi có thiệt hại do thiên tai gây ra.
Lê An
QTO - Những năm gần đây, huyện Hải Lăng đã hình thành nhiều cơ sở may gia công ở nông thôn. Đây là mô hình không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao...
QTO - Từng đợt gió mùa đông cùng với bọt sóng từ biển phả vào bờ làmc ho cái lạnh thêm buốt giá vẫn không ngăn được ngư dân vùng biển bãi ngang lặn ngụp...
QTO - Tại xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, kể từ sau đợt lũ lịch sử vào năm 2020 đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục nhưng việc tái sản xuất nông...
QTO - Dự báo năm 2024 sẽ gặp nhiều khó khăn do tác động tình hình bất ổn của thế giới, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh... nên ngay từ đầu năm, cấp...
QTO - Đứng chân trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hóa với dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, bằng...
QTO - “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)” đã thực sự trở thành một phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở, được các cấp,...
QTO - Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế tỉnh Quảng Trị liên tục duy trì mức tăng trưởng khá, thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên,...
QTO - Hơn 30 năm qua, ông Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1971), ở Khu phố 8, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh lập thân, lập nghiệp với nghề thợ mộc. Không chỉ...
QTO - Tuyến Tỉnh lộ 585C là tuyến đường tỉnh được đầu tư xây dựng nhằm kết nối vùng phía Đông huyện Cam Lộ với các địa phương trong tỉnh, phục vụ quá trình...
QTO - Từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, xã Xy, huyện Hướng Hóa đã lựa chọn những mô hình...
QTO - Năm 2023, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh; giá cả...
QTO - Những lần đi về trên Quốc lộ 9 qua di tích cứ điểm Làng Vây, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tôi lại nhớ đến dự cảm khai phóng trong câu thơ của nhà...