{title}
{publish}
{head}
Sinh ra và lớn lên nơi miền núi phía Tây Quảng Trị, hơn ai hết, anh Hồ Văn Thuần (sinh năm 1985), ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa hiểu được giá trị, tầm quan trọng của những cánh rừng. Vì thế mà nhiều năm qua, không chỉ nỗ lực từng ngày để bảo vệ rừng, anh còn ra sức vận động người dân địa phương chung tay gìn giữ tài nguyên xanh của quê hương.
Anh Thuần (bên trái) kiểm tra lại tư trang khi kết thúc buổi tuần tra bảo vệ rừng - Ảnh: N.P
Tổ bảo vệ rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh hiện được Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa giao khoán bảo vệ gần 300 ha diện tích rừng trên địa bàn xã Hướng Phùng. Tổ gồm 6 thành viên, trong đó anh Thuần là tổ trưởng. Nhiệm vụ của các thành viên là tổ chức tuần tra, kiểm tra không để người và phương tiện vào rừng trái phép; phát hiện và ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng như chặt phá rừng, săn bắt động vật trái phép, lấn chiếm rừng... để kịp thời xử lý, báo cáo với cán bộ quản lý rừng tiểu khu, lãnh đạo ban quản lý.
Bao giờ cũng vậy, trước mỗi chuyến đi tuần rừng, anh đều chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như quần áo, mũ cối, dép rọ và một balo đựng dao rựa, điện thoại, cuốn sổ nhỏ, bút, một ít nước uống, thức ăn khô. Nhanh tay sắp xếp đồ đạc, anh Thuần cho hay: “Mỗi chuyến đi rừng có khi ngắn ngày, có khi dài ngày, tuy nhiên, tôi cùng các anh em trong tổ vẫn luôn chuẩn bị sẵn nhiều thứ, phòng trường hợp phải qua đêm trong rừng”.
Khi trời vừa sáng, các thành viên trong tổ xuất phát đi kiểm ra rừng. Do diện tích rộng, địa hình tương đối dốc nên mọi người phải đi bộ, len lỏi kiểm tra từng tiểu khu, khoảnh rừng mà mình nhận khoán. Sau mỗi lần tuần tra anh đều chủ động cập nhật kết quả cụ thể cho Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa. Tuần tra rừng mùa nắng còn đỡ, vào mùa mưa vất vả gấp nhiều lần. Đường đi khó khăn, trơn trượt, các thành viên còn phải đối mặt với biết bao nguy hiểm vì có thể bị vắt, rắn, bọ cạp... cắn bất cứ lúc nào.
“Trước đây, vì đói nghèo, nhiều đối tượng xấu vào dụ dỗ người dân trong bản làng lên rừng chặt cây bán lấy gỗ. Tuy nhiên sau này khi chúng tôi cùng tham gia vào công tác tuần tra bảo vệ rừng, tình trạng này dần không còn tồn tại nữa. Tuần tra bảo vệ rừng là nhiệm vụ khó khăn, song với mỗi người dân Bru - Vân Kiều chúng tôi, giữ rừng chính là giữ nhà. Vì vậy, chúng tôi quyết tâm không để bất kỳ ai đến đây phá rừng”, anh Thuần bộc bạch.
Sinh ra và lớn lên nơi miền núi phía Tây Quảng Trị, lại 7 năm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, thế nên hơn ai hết, anh Thuấn hiểu được rừng có vị trí, vai trò quan trọng như thế nào với cuộc sống của mình.
Không chỉ cùng với Tổ bảo vệ rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh nỗ lực giữ rừng từng ngày, những năm qua, với vai trò là công an viên, anh Thuần còn tích cực vận động người dân thôn, bản chung tay bảo vệ rừng.
Không hô hào khẩu hiệu to tát, chỉ thông qua những buổi họp thôn hay những buổi trò chuyện bên tách trà, chén rượu hàng ngày, anh chia sẻ với đồng bào mình về giá trị của rừng. Giữ rừng không những là để bảo vệ môi trường sống, gìn giữ lá phổi xanh cho bản làng mà còn giữ được nguồn nước tưới cà phê, trồng lúa, hạn chế lũ ống, lũ quét. Chỉ khi hiểu được những điều này, người dân thôn Chênh Vênh mới quyết tâm chung tay giữ rừng, không để ai xâm phạm, dù chỉ là chặt một cành cây, săn bắt một con thú...
“Tôi may mắn hơn nhiều người dân khác là được tham gia các chương trình tập huấn về bảo vệ rừng, biết và hiểu được sự quan trọng của việc giữ rừng. Bằng kiến thức của mình, tôi muốn góp phần giúp cộng đồng dân cư thay đổi nhận thức, hiểu rõ vai trò của rừng đối với môi trường và cuộc sống của họ, đặc biệt là trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp như hiện nay”, anh Thuần cho biết.
Nhờ những nỗ lực âm thầm của anh Thuần, người Bru - Vân Kiều tại xã Hướng Phùng dần ý thức được rằng, bảo vệ rừng không phải là trách nhiệm của một cá nhân nào mà là nghĩa vụ của cả cộng đồng. Không ai bảo ai, họ chủ động giữ rừng, hạn chế tối đa việc khai thác rừng trái phép, tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa Hà Văn Hoan nhận xét: “Anh Thuần là một người tận tâm, có trách nhiệm cao với công việc. Với lợi thế là người con của núi rừng, anh không chỉ làm tốt công việc tuần tra, bảo vệ rừng mà còn tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân thôn bản. Tấm gương giữ rừng của anh Thuần rất đáng để người dân trên địa bàn học tập theo”.
Nam Phương
QTO - Năm 2024 được xác định là năm “tăng tốc, bứt phá và về đích” để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải...
QTO - Nhờ chủ động vượt khó trong sản xuất, ở khu vực miền núi huyện Vĩnh Linh ngày càng nhiều hộ dân thử nghiệm thành công những cây trồng, vật nuôi mới,...
QTO - Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Quảng Trị không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các...
QTO - Phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn không chỉ giúp người chăn nuôi chủ động phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường mà...
QTO - Năm 2020, sau khi sáp nhập và đi vào hoạt động, xã Trung Nam (huyện Vĩnh Linh) nêu cao tinh thần quyết tâm hành động quyết liệt, hiệu quả để duy trì,...
Tập đoàn Prudential công bố Báo cáo Tài chính thường niên năm 2023 – Tiếp tục tăng trưởng mạnh.
QTO - Thời điểm này, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh chuẩn bị các điều kiện bước vào vụ nuôi tôm mới. Trước tình hình thời tiết vẫn đang có những diễn...
QTO - Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp huy động các nguồn lực tài chính nhằm tạo lập nguồn...
QTO - Xã Thanh An, huyện Cam Lộ là địa phương có tuyến đường Xuyên Á đi qua, nối các nước trên Hành lang kinh tế Đông - Tây với cảng Cửa Việt, có tuyến...
QTO - Nhận thấy hoa mai là loại cây đặc trưng được nhiều người yêu thích và chọn chưng vào mỗi dịp tết đến, xuân về nên có giá trị kinh tế cao, ông Phạm Bá...
QTO - Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa có tổng diện tích rừng 23.456 ha. Dưới tán rừng già nơi đây có nhiều loài động vật quý hiếm sinh sống và các...
QTO - Vào những năm 1990 trở về sau này, giữa bộn bề công việc hệ trọng cần sắp đặt, triển khai gấp rút và vận hành hiệu quả của một tỉnh mới tái lập,...