
{title}
{publish}
{head}
QTO - Chuyên gia kinh tế từ Morgan Stanley cho biết tăng trưởng kinh tế của châu Á sẽ vượt qua cả Mỹ và châu Âu trong năm nay khi mà nhu cầu nội địa đang dẫn đầu xu thế.
Một màn hình hiển thị số liệu chứng khoán ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào thứ Hai, ngày 10/10/2022. Nguồn: CNBC
Trả lời phỏng vấn của CNBC vào hôm 17/4, nhà kinh tế trưởng châu Á Chetan Ahya cho biết: “Những suy đoán của chúng tôi về việc châu Á, bao gồm Nhật Bản, dường như đang vượt trội hơn so với Mỹ và châu Âu là hoàn toàn dựa trên căn cứ xác thực, khi mà nhu cầu nội địa ở khu vực này đang bùng nổ mạnh mẽ”.
Trong đó, Trung Quốc là một minh chứng cụ thể cho sự phục hồi này nhờ việc mở cửa trở lại cũng như sự hỗ trợ của chính sách tài khóa và tiền tệ - ông nói thêm.
Ngoài ra, nhằm tăng sức thuyết phục cho lập luận của mình, ông đã lấy thêm dẫn chứng về sự tăng trưởng mạnh mẽ của ba nền kinh tế lớn khác ở châu Á là Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản.
Ahya cho biết: “Chúng tôi đang kỳ vọng mức tăng trưởng của khu vực sẽ vượt trội khoảng 500 điểm cơ bản vào quý 4 năm nay”.
Đặc biệt, dự báo này hoàn toàn phù hợp với nhận định mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra về việc khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là một khu vực năng động, bất chấp một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế thế giới.
Tuần trước, IMF đã đưa ra nhận định rằng nhu cầu trong nước của châu Á vẫn phát triển mạnh bất chấp các lệnh thắt chặt tiền tệ.
IMF cho biết: “Theo chúng tôi, châu Á sẽ đóng góp hơn 70% vào tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, nhất là khi tốc độ phát triển kinh tế khu vực vẫn có dấu hiệu tiếp tục tăng sau mức tăng từ 3,8% lến 4,6% vào năm 2022,”
Sự phục hồi của bất động sản Trung Quốc
Vào ngày 18/4, Trung Quốc dự kiến sẽ công bố dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội, ước tính tăng 4% trong quý đầu tiên của năm 2023 - theo một cuộc thăm dò của Reuters.
Ông Ahya cho biết sự phục hồi của Trung Quốc đang diễn ra tốt hơn dự đoán của nhiều người và lạm phát sẽ không phải là nguyên nhân lớn để cản trở bước tiến của quốc gia này.
“Tất nhiên, lạm phát cũng sẽ tạo ra những khó khăn nhất định nhưng không có nghĩa nó sẽ làm chệch hướng phát triển của nền kinh tế thứ hai thế giới này ” – Ông cũng đưa ra một vài lưu ý đồng thời cho biết sự phục hồi mạnh mẽ của bất động sản Trung Quốc sẽ góp phần vào đà tăng trưởng của quốc gia này.
Theo một cuộc khảo sát được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố gần đây, nhiều người dân ở quốc gia này muốn mua nhà trở lại, nhất là sau khi các biện pháp kiểm soát Covid kết thúc. Vào năm ngoái, chính quyền trung ương và địa phương đã triển khai các biện pháp hỗ trợ cho việc mua và phát triển bất động sản.
Ngân hàng Thế giới cũng kỳ vọng các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng hơn so với ước tính trước đây bất chấp những khủng hoảng ngân hàng trên toàn cầu. Điều này xuất phát từ sự phục hồi mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng ghi đậm những dấu ấn trong tốc độ phát triển của mình.
Theo ông Ahya, tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của quốc gia này đến từ các yếu tố mang tính chu kỳ. Việc hệ thống ngân hàng đã được tinh chỉnh, các doanh nghiệp đã được xóa nợ sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của tín dụng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng này cũng đến từ tâm lý chấp nhận rủi ro của cả người đi vay và người cho vay - ông nói thêm.
Ông cũng cho biết Ấn Độ đang thực hiện các cải cách đối với nguồn cung, nhằm thúc đẩy niềm tin của doanh nghiệp và khôi phục đầu tư tư nhân.
Ông đặc biệt lưu ý: “Ấn Độ là một trường hợp đặc biệt khi sự tăng trưởng dựa trên việc phối hợp hài hòa của cả yếu tố cấu trúc và chu kỳ.”
An Thái (Theo CNBC)
Kinh tế toàn cầu chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm lại khi các nền kinh tế lớn: Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và các khu vực khác đối mặt với vô vàn thách thức, từ ...
Các quan chức châu Âu lo ngại bùng phát căng thẳng thương mại với Mỹ bất kể ai trở thành tổng thống.
Những hoài nghi về các chính sách thúc đẩy kinh tế và khuyến khích đầu tư của Chính phủ Anh đang ngày càng tăng, khi một số chuyên gia cảnh báo về khả năng ...
Các công ty đa quốc gia của Mỹ và châu Âu đang trở nên thận trọng hơn khi đầu tư vốn vào Trung Quốc do lo ngại về địa chính trị.
Châu Âu đang mắc kẹt giữa tăng cường hợp tác với Trung Quốc và duy trì quan hệ với Mỹ, nhất là khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang.
Trái ngược với những gì Mỹ mong đợi, châu Âu đang có hướng tiếp cận riêng đối với Trung Quốc vì lợi ích của khối.
(Tin Tức) - Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á phần lớn được “cách ly” khỏi hậu quả của cuộc khủng hoảng ngân hàng ở phương Tây nhờ một yếu tố quan trọng.
Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran làm dấy lên những lo ngại về khả năng gián đoạn dòng chảy dầu qua eo biển Hormuz – tuyến đường năng lượng quan trọng ...
QTO - Quan hệ nhiều năm giữa Đại học Harvard và Trung Quốc qua hợp tác học thuật và nghiên cứu đang gặp thách thức, khi trở thành tâm điểm trong các biện...
QTO - Việc chính quyền Mỹ thu hồi quyền truy cập hệ thống SEVIS của Đại học Harvard đồng nghĩa với việc trường không còn đủ điều kiện bảo trợ thị thực cho...
(Tin Tức) - Tương lai gần, một khu vực Trung Đông giàu trữ lượng dầu mỏ có thể sẽ trở thành thách thức ngoại giao đối với Mỹ, trong bối cảnh Washington đang bị chi phối bởi...
VOV.VN - Những giờ qua, thế giới luôn theo sát mọi diễn biến chính trị và an ninh tại Sudan – nơi đang xảy ra các cuộc giao tranh giữa quân đội và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF).
(Tin Tức) - Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, MarketWatch phân tích số liệu của Liên hợp quốc (LHQ) cho thấy Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế...
QTO - Bất ổn trong nước kéo dài có thể buộc giới lãnh đạo Iran xuống nước đàm phán hạt nhân với phương Tây.
(Công Lý) - Báo cáo hàng tháng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca mắc Covid-19 đã tăng gần 481% ở khu vực Đông Nam Á trong một tháng qua.
QTO - Theo IMF, nỗ lực đảm bảo an ninh nguồn cung và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc cần được ưu tiên để tránh sự chia rẽ kinh tế toàn cầu.