{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh, hoạt động tham gia tập luyện và tuyên truyền Pháp luân công tiếp tục diễn biến phức tạp. Hầu hết các địa phương trong tỉnh đều có người tham gia Pháp luân công; đối tượng tham gia gồm nhiều thành phần, lứa tuổi, trong đó có cả cán bộ, đảng viên, giáo viên, hưu trí, thân nhân của cán bộ, đảng viên... Trên địa bàn tỉnh cũng đã xảy ra xô xát giữa người dân và nhóm người tham gia Pháp luân công tại nơi công cộng, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nhiều bài viết tuyên truyền người dân nâng cao cảnh giác về hoạt động của Pháp luân công cũng như hệ lụy mà nó gây ra trong đời sống xã hội nhưng nhiều người vẫn ngộ nhận về bản chất của hội nhóm này, dẫn đến bị mê hoặc, tiếp tay và tham gia Pháp luân công.
Pháp luân công du nhập vào Việt Nam từ năm 2000. Dù không được nhà nước cho phép nhưng để phát triển lực lượng, các thành viên của Pháp luân công đã sử dụng nhiều thủ đoạn, hình thức để lôi kéo ngày càng đông người dân tham gia như phát tán tài liệu nơi công cộng hoặc trong khu dân cư; lập các trang web và tài khoản mạng xã hội để truyền bá qua internet; tiếp cận những vùng dân trí còn hạn chế; lồng ghép vào các hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Đáng lo ngại hơn, một số giáo viên tham gia Pháp luân công đã phát tài liệu, tuyên truyền và hướng dẫn tập luyện cho nhiều học sinh, sinh viên.
Ban đầu, số lượng người tham gia Pháp luân công chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nay đã len lỏi đến tận các vùng sâu, vùng xa. Cách đây không lâu, trong chuyến công tác tại một xã miền núi, chúng tôi thấy trong nhà một số người dân có hình ảnh của người sáng lập Pháp luân công cùng một số tài liệu liên quan đến môn khí công rèn sức khỏe. Hỏi ra mới biết tài liệu này do một người trong làng cung cấp. Người này từng có thời gian làm việc ở miền Nam, khi về quê đã tập hợp một số người thân để hướng dẫn cách luyện khí công chữa bệnh.
Trong quá trình luyện tập, người dân được tuyên truyền về công dụng thần kỳ của bộ môn này đối với sức khỏe. Cụ thể nếu luyện tập chăm chỉ, kết hợp với yếu tố tâm linh thì có thể tự khỏi bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo mà không cần dùng thuốc, không cần đến bệnh viện.
Theo lời kể của người dân, một số người sau thời gian luyện tập đã bỏ cuộc vì không kiên trì hoặc do có người thân ngăn cản. Những người tham gia thì rất tin tưởng vào bài tập này và tuyên truyền cho người khác biết về công dụng thần kỳ của nó, vì thế mức độ phát tán ngày càng rộng rãi.
Một người dân ở phường Đông Lương, TP. Đông Hà, chia sẻ câu chuyện của mình để mọi người nâng cao cảnh giác, tránh “tiền mất tật mang” khi tin theo quảng cáo không đúng sự thực. Con trai của người này năm nay 17 tuổi nhưng không may chậm phát triển hơn các bạn đồng trang lứa.
Qua người quen, chị đã tiếp cận với một người phụ nữ ở TP. Đông Hà được giới thiệu có khả năng chữa bách bệnh nhờ phương pháp xoa bóp và luyện khí công. Sau khi chị đưa con trai đến cơ sở của người phụ nữ này thì được khuyên nên cho cháu đến đây để vừa chữa bệnh, vừa học việc, sau này có thể chữa bệnh cho người khác bằng chính phương pháp này. Muốn như vậy, con trai chị phải tham gia khóa học ở Hà Nội để lĩnh hội các phương pháp chữa trị từ “thầy” (đương nhiên gia đình phải chịu mọi chi phí).
Thoạt đầu, vì muốn con trai chữa được bệnh, phụ huynh đã đồng ý. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, chị tham khảo thêm ý kiến người thân thì được giải thích và ngăn cản. Về sau tìm hiểu mới biết người phụ nữ được quảng cáo có biệt tài chữa bách bệnh này tham gia Pháp luân công từ lâu. Và niềm tin mà người này “gieo rắc” cho nhiều người khác cũng chính là một trong những nội dung tuyên truyền của Pháp luân công, đó là thần thánh hóa việc chữa bệnh bằng luyện khí công kết hợp tâm linh. Chưa nói đến tác dụng chữa bệnh của người phụ nữ đó như thế nào nhưng việc hứa hẹn đào tạo một đứa trẻ hạn chế về sức khỏe và trí tuệ trở thành người có khả năng chữa bệnh là điều không tưởng.
Trên thực tế, việc lợi dụng luyện tập thể dục dưỡng sinh nâng cao sức khỏe để tuyên truyền về biện pháp chữa bệnh không cần tới y học và bệnh viện của Pháp luân công đã đánh trúng tâm lý của rất nhiều người, nhất là những người ốm đau, bệnh tật, đối tượng cao tuổi, nghỉ hưu. Đã xảy ra nhiều trường hợp người bệnh vì cả tin nên chỉ tập luyện Pháp luân công mà không dùng thuốc, từ chối điều trị tại bệnh viện, dẫn tới tử vong. Không những thế, một số người tin vào nội dung sách “chuyển Pháp luân” trong việc tu tập, bỏ bê công việc xã hội và gia đình; tham gia tụ tập đông người, thậm chí vi phạm pháp luật. Nếu tỉnh táo một chút, chắc mọi người sẽ hiểu rằng, không có tôn giáo chân chính nào lại cổ xúy cho hành vi từ bỏ người thân, quay lưng với những giá trị đạo đức được cha ông xây đắp, vun vén bao đời. Cũng không có một thế lực siêu nhiên nào có thể chữa trị mọi bệnh tật trong cơ thể con người mà hoàn toàn không cần đến sự can thiệp của y học.
Ở Việt Nam, pháp luật không công nhận Pháp luân công, nguyên nhân vì đây không phải tôn giáo, tín ngưỡng, cũng không có sự sáng tạo nào kể cả kết quả nghiên cứu khoa học hay lý thuyết tư tưởng hệ, mà chỉ dựa trên cơ sở vay mượn, cắt xén của các tôn giáo khác để hình thành. Mọi hành vi truyền bá Pháp luân công trên lãnh thổ Việt Nam đều trái pháp luật. Vì vậy, người dân cần tỉnh táo, không nên ngộ nhận dẫn đến bị mê hoặc, tiếp tay và tham gia Pháp luân công hoặc bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo vào những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Đối với cán bộ, đảng viên, ngoài việc thống nhất nhận thức, không tham gia luyện tập và tuyên truyền Pháp luân công còn có trách nhiệm vận động, ngăn cản người thân của mình tham gia ngay từ khi có ý định tìm hiểu.
Các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam đều hòa nhịp vào cuộc sống xã hội và phải dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì vậy, chúng ta kiên quyết không để những phần tử lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước để hoạt động bất hợp pháp, gây bất ổn cho xã hội.
Hoài Nam
QTO - “...Không, em là lãnh đạo rồi, em không làm những việc cụ thể... cái này phải có cán bộ trình lên em em mới ký, em bây giờ lãnh đạo mà đi làm cái thủ...
QTO - Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Đây...
QTO - Sau gần 2 năm thực hiện chủ trương của tỉnh về việc đỡ đầu, giúp xã khó khăn xây dựng nông thôn mới (NTM), các đơn vị được phân công đã có những hoạt...
QTO - Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo; các ngành, các cấp tích cực thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả để chăm lo đời...
QTO - Chăm lo Tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách luôn được các cấp, ngành, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong...
QTO - Ngày 25/11/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CTTTg về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt (Chỉ thị...
QTO - Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ban hành ngày 25/12/2023 đề ra...
QTO - Vừa rồi, để thực hiện bài báo trên lĩnh vực mà tỉnh đang ưu tiên phát triển kinh tế, tôi liên hệ với một cán bộ ngành chức năng để nắm các thông tin...
QTO - Do ảnh hưởng hậu COVID-19 và tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu nên doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng gặp nhiều khó khăn....
QTO - Trong Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, về phát triển du lịch được xác...
QTO - Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên cả nước kéo dài từ năm 2022 đến nay. Nhiều người dân đi khám, chữa...
QTO - Những năm qua, công tác dân số của tỉnh Quảng Trị đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào phát triển KT - XH. Tuy nhiên, tình trạng...