
{title}
{publish}
{head}
Làm báo là một nghề nhọc nhằn, thậm chí nguy hiểm, nhưng cũng đầy vinh quang và niềm khát khao mà không phải ai cũng có. Còn gì hạnh phúc hơn khi được đi khám phá, tìm kiếm cái mới, viết những điều mình tâm đắc, cổ vũ để lan tỏa cái tốt; đấu tranh ngăn chặn điều xấu, tiêu cực; được chia sẻ suy nghĩ, khát vọng của mình đến cộng đồng. Mỗi tác phẩm báo chí là một “đứa con tinh thần” của người cầm bút, khi được bạn đọc nâng niu đón nhận.
Cho rằng nghề báo là cao quý nhất, trước khi qua đời, nhà báo Hoàng Tùng chỉ yêu cầu ghi dòng chữ “Vô cùng thương tiếc Nhà báo Hoàng Tùng” phía trên linh cữu, thay cho tất cả các chức vụ ông từng đảm nhiệm, như: Bí thư Thành ủy Hà Nội, Hải Phòng, Xứ ủy viên Bắc Kỳ, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Bí thư Trung ương Đảng phụ trách công tác tư tưởng,... Học làm báo trong tù, ông là “đại thụ” của nền báo chí cách mạng Việt Nam, có 30 năm làm Tổng Biên tập Báo Nhân Dân và là cây bút chính luận sắc sảo bậc nhất của làng báo nước ta, với hàng nghìn bài viết.
Trong mọi dòng chảy của cuộc sống, nhà báo luôn là người có mặt sớm và ra về muộn nhất giữa các sự kiện. Có những bản thảo gửi về tòa soạn còn khét lẹt mùi thuốc súng, đó là sản phẩm của phóng viên chiến trường, bất chấp cái chết giữa mưa bom bão đạn để tác nghiệp trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Để có những thước phim nóng hổi hơi thở cuộc sống, nhà báo chấp nhận sự đe dọa đến tính mạng, như khi phản ánh đại dịch COVID-19 vừa qua. Không ít nhà báo sẵn sàng lăn xả vào các điểm nóng phòng chống tội phạm, lũ lụt thiên tai,... sớm chuyển đến bạn đọc, người xem thông tin nóng, đầy đủ nhất.
Chỉ có niềm đam mê nghề mới làm được như thế và đổi lại, những điều ấy làm nên giá trị tuyệt vời cho tác phẩm và tên tuổi người viết. Nhà báo không chỉ là “thư ký của thời đại” mà thông qua bài viết để định hướng, dẫn dắt dư luận, nhất là trước những vấn đề mới, hay còn nhiều luồng ý kiến khác nhau. Sự đóng góp của họ góp phần viết nên những trang sử vàng của báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm qua. Người làm báo hôm nay phải biết giữ lửa với nghề để phát huy truyền thống ấy, đó là trách nhiệm và cũng là sự tri ân đối với lớp người đi trước.
Làm báo là được trải nghiệm, được học hỏi muôn điều hay, lẽ phải qua mỗi chuyến đi và lớn lên nhờ đó, tâm hồn phong phú thêm từ đó. Chính đây là điều làm cho nghề nhọc nhằn, nguy hiểm này được xã hội tôn vinh và có nhiều người theo đuổi, nhất là lớp trẻ. Người làm báo thời công nghệ chưa phát triển, vất vả mà vui. Đi cơ sở bằng chiếc xe đạp cà tàng, viết bài ra giấy, rồi tìm nơi fax về tòa soạn cũng không dễ, vì thế mà người xem, người đọc có thể cảm nhận thấy mùi nồng mồ hôi của người làm ra nó.
Bây giờ công nghệ phát triển như vũ bão, nhà báo có thể ngồi trong phòng điều hòa mát lạnh, khiều thông tin trên mạng, thậm chí đặt vài ba câu lệnh (promt) cho AI (trí tuệ nhân tạo) rồi thêm hành mỡ, mắm muối cho thơm là thành một bài viết mà chả tốn giọt mồ hôi nào. Không ai không thừa nhận thành tựu vượt bậc của công nghệ và giá trị tuyệt vời của nó. Không biết tận dụng tối đa ưu thế của công nghệ, nhất là đối với người làm báo thì sẽ bị bỏ lại phía sau.
Nhưng cứ lạm dụng công nghệ thì sớm muộn cũng tự mình đánh mất cái hứng thú đi, đọc, nghe, thấy, ngẫm nghĩ của người làm nghề và thui chột dần sự sáng tạo. Như thế, bài viết chỉ còn là mớ thông tin khô khan, lạnh lùng của “thợ báo”, chứ không phải người làm báo (chữ Người viết hoa như cách nói của Gorky-nhà văn kiệt xuất của nền văn học nước Nga thế kỷ 20).
Nói về nghề, nhiều nhà báo chắc hẳn sẽ nhớ lời căn dặn của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, viết báo là một nghệ thuật, phải “viết sự thật một cách truyền cảm”. Nguyên tắc tối thượng của báo chí cách mạng là tôn trọng sự thật, viết đúng sự thật dưới nhãn quan chính trị đúng đắn và đúng tôn chỉ mục đích của tờ báo. Sự thật ấy phải có lợi cho Nhân dân, cho đất nước, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, được thể hiện dưới ngòi bút đầy cảm xúc của tác giả thì bài viết mới chạm vào trái tim người đọc, mới nằm lại trong tâm trí của họ. Không say nghề, không đam mê thì thật khó để có những tác phẩm báo chí như thế.
Mỗi nghề đều có cái vui và nỗi niềm riêng mà chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu. Trước bối cảnh hiện nay, báo chí đang chịu áp lực nhất định của mạng xã hội, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là ai cũng có thể tung lên mạng từ chuyện nhỏ đến lớn, vui hay buồn nơi phố thị nhộn nhịp hoặc thôn làng vắng vẻ. Nhất là cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, nhiều cơ quan báo chí sáp nhập, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, cuộc sống của mọi người.
“Đất sỏi mới có chạch vàng”, “một nghề thì sống, đống nghề thì chết”- ông cha thường nói như vậy. Có sống chết với nghề mới hy vọng thành công. Coi khó khăn là dịp để khẳng định, vượt qua chính mình. Hãy giữ ngọn lửa đam mê nghề trong mỗi trái tim người viết và thổi bùng lên trong những lần tác nghiệp. Cứ đọc, đi và đi, tìm hiểu, ngẫm nghĩ rồi viết.
Viết với tất cả trách nhiệm và tình cảm của người cầm bút thì sẽ có cảm xúc và vun đắp cho lòng đam mê. Mọi cái không tự nhiên mà có. Không đam mê thì cái gì cũng trở nên nhạt nhẽo. Lòng đam mê nghề như chiếc thuyền đưa ta vượt qua sóng gió, như người bạn đồng hành giúp ta thành công trong công việc.
Với nghề báo lại càng thế, phải giữ lửa với nghề để khắc ghi vào dòng chảy báo chí nước nhà những trang sử mang dấu ấn thời đại công nghệ số và kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đó là hạnh phúc của người làm nghề.
Bắc Văn
QTO - Tại hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến,...
Vội - Đó là nhận xét của nhiều du khách nước ngoài khi tham gia giao thông ở Việt Nam. Cứ ra đường là ai cũng muốn đi nhanh, vượt lên trước. Chính vì vậy mà tình hình giao...
QTO - Mấy chục năm trước, mỗi lần có công chuyện phải đi ô tô ra Hà Nội, nhiều người ngán nhất cảnh phải ngồi chờ xe qua phà Gianh. Quãng thời gian chờ đợi...
QTO - Sáng nay 30/6, tại hội trường Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình diễn ra sự kiện đặc biệt quan trọng: Lễ công bố nghị quyết, quyết định...
QTO - Hoang phí, xa xỉ là tiêu dùng một cách không cần thiết, lãng phí, vượt quá mức nhu cầu thực tế. Trong thực tiễn, không chỉ những người giàu có mới có...
QTO - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, gồm: Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Luật...
QTO - Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực sự là ngày hội của toàn dân, toàn xã hội, của đất nước, của mỗi gia đình, mỗi thí sinh, tạo thuận lợi,...
QTO - Năm 2024, Tòa án nhân dân hai cấp tại Quảng Trị giải quyết 767 vụ án hình sự với 1.207 bị cáo, trong đó tội phạm về ma túy chiếm 31,9% với 30 án tử...
QTO - Cách đây 100 năm, Báo Thanh Niên - cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn...
QTO - Việc lựa chọn đi làm sớm để phụ giúp gia đình là câu chuyện của nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở những vùng kinh tế khó khăn. Trên thực tế, giá trị...
QTO - Trong tuần đầu tháng 6, thông tin về việc lực lượng chức năng phát hiện một xe tải vận chuyển 9 con lợn đã chết tại sân một cơ sở giết mổ động vật...
QTO - Như chúng ta biết, Đảng, Nhà nước đã xác định không có mục tiêu nào khác là bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền của đất nước và mang lại hạnh...