
{title}
{publish}
{head}
Năm 1976, khi đất nước vừa liền một dải, những cán bộ trẻ từ Quảng Bình, Quảng Trị khăn gói vào Huế, mang theo lòng tin son sắt vào lý tưởng thống nhất. Gần nửa thế kỷ sau, cũng chính họ - những chứng nhân lịch sử - lại chứng kiến một cuộc sáp nhập mới: Quảng Bình và Quảng Trị hợp nhất trong hành trình kiến tạo tương lai.
Đại biểu 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên bàn phương án sáp nhập vào năm 1976 -Ảnh: Bảo tàng Lịch sử TP. Huế
Lịch sử, đôi khi không được khắc bằng những dấu mốc pháp lý, mà bằng những chuyến đi không hẹn ngày về, bằng sự lặng lẽ dấn thân và lòng yêu quê không ranh giới. Nửa thế kỷ trôi qua, dẫu bối cảnh khác, tâm thế khác nhưng tinh thần gác lại việc riêng tư để chung vai vì đại cục vẫn còn vẹn nguyên, không hề thay đổi.
Đi qua... gió Lào
Giữa năm 1976, ông Lê Minh Tâm (phường Đồng Hới), cán bộ Ban Tổ chức cơ quan tỉnh Quảng Bình rời quê, lên đường vào Huế nhận nhiệm vụ tại Ban Tổ chức cơ quan tỉnh Bình Trị Thiên. Ông bảo, thời điểm ấy, hành trang quý giá nhất mà những cán bộ ly hương như ông mang theo là tinh thần cách mạng sục sôi, niềm vui đất nước thống nhất và một tấm lòng sẵn sàng cống hiến. “Không ai hỏi đi bao lâu, về khi nào? Mình chỉ biết: Nhiệm vụ ở đâu, Tổ quốc ở đó”, ông Tâm kể. Trong giọng nói của người đã bước qua tuổi 80 vẫn vẹn nguyên sự mộc mạc, quyết liệt.
Trên hành trình vào Nam khi ấy, có hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, giáo viên, y tá... từ Quảng Bình, Quảng Trị đã rời quê hương, sẵn sàng bước vào một môi trường mới. Họ đi trên những cung đường mịt mù khói bụi, giữa ràn rạt gió Lào, qua làng xóm còn ngổn ngang dấu tích chiến tranh; sống trong những khu tập thể tạm bợ; chia sẻ với nhau từng bát cơm độn, từng chiếc áo cũ.
Ông Nguyễn Chí Thành (phường Đồng Hới), nguyên Giám đốc Liên hiệp Xuất nhập khẩu Quảng Bình từng công tác tại Huế thời kỳ đó bồi hồi nhớ lại: “Biết trước sẽ có rất nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn hăng hái lên đường, dù khi đó, việc sắp xếp nơi ăn, chốn ở cho cả gia đình với 4 đứa con thơ dại tại vùng đất mới là điều không hề dễ dàng”.
Với ông Nguyễn Chí Thành (bên trái) và Lê Minh Tâm, những năm tháng sống, công tác tại Huế là ký ức không thể quên -Ảnh: D.H
Giữ tinh thần người miền khó
Năm 1989, khi tỉnh Bình Trị Thiên chia tách, nhiều người con Quảng Bình trở về quê hương. Hành trang mang theo là vốn sống, tư duy tổ chức và trải nghiệm giao thoa giữa ba vùng văn hóa, trở thành một di sản lặng lẽ mà bền bỉ. Bà Nguyễn Thị Hồng Giáo, nguyên Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình, từng là đại biểu tỉnh Bình Trị Thiên tham gia Đại hội lần thứ IV của Đảng, năm 1976.
Nhìn lại những năm tháng đã qua, bà bày tỏ: “Thời điểm nhập tỉnh, tôi học được cách lắng nghe và làm việc giữa khác biệt. Khó khăn làm mình chậm lại, nhìn sâu hơn, hiểu người hơn”.
Những bài học đó theo bà suốt những năm xây dựng ngành bảo hiểm từ những ngày đầu, trong điều kiện cơ sở vật chất còn thô sơ, nguồn nhân lực chưa đủ. Nhưng không ai than vãn. Vì như bà nói, cán bộ miền Trung ngày ấy quen sống trong thiếu thốn nhưng không cho phép mình thiếu trách nhiệm.
Giữa hai lần nhập tỉnh, khoảng cách gần nửa thế kỷ. Nhưng điểm chung vẫn là tinh thần của người miền Trung: Chịu thương chịu khó, không ngại đổi thay. Cái chất ấy là kết quả của hàng thế kỷ sống giữa khắc nghiệt thiên tai và khốc liệt của chiến tranh. “Gió Lào hun đúc ý chí, đất nghèo rèn lòng bền gan”, ông Tâm nói.
Thế hệ ấy không cần ai hô hào. Họ đã quen gồng mình trước bão lũ, đói nghèo cũng sẵn sàng bước đi vì cái chung. Đó là lý do vì sao gần 50 năm sau, khi câu chuyện nhập tỉnh lại trở thành hiện thực, những người từng đi qua giai đoạn 1976 vẫn giữ được tâm thế bình tĩnh, đồng thuận và tin tưởng.
Khép lại, để mở ra
Gần 50 năm sau, khi Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập lần nữa, những người đi qua lịch sử như ông Tâm, ông Thành đều đã quá thất thập. Đi qua cuộc chuyển mình lớn lao, họ hiểu rõ rằng: Mỗi thời điểm lịch sử đều đòi hỏi một cách tổ chức mới phù hợp với bối cảnh, mục tiêu và kỳ vọng phát triển.“Chúng tôi từng lên đường trong những năm tháng gian khó. Giờ đây, thế hệ trẻ đi trong điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều, có phương tiện, có chính sách rõ ràng, có sự chuẩn bị chu đáo. Tôi tin các cháu sẽ làm được những điều mà chúng tôi ngày trước chưa kịp làm”, ông Thành bày tỏ.
Năm 1976, ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên được sáp nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên, đặt tỉnh lỵ tại Huế. Đây là chủ trương nhằm tinh giản bộ máy, tăng cường liên kết vùng và đẩy mạnh quá trình hàn gắn sau chiến tranh. Bình Trị Thiên tồn tại trong 13 năm, trước khi được chia tách thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. |
Ở tuổi 75, ông Bùi Văn Súng (xã Nam Hải Lăng) vẫn đều đặn theo dõi thời sự, đặc biệt quan tâm đến công tác sắp xếp, điều động cán bộ sau sáp nhập. Có hai người cháu là cán bộ trẻ chuẩn bị nhận nhiệm vụ ở trung tâm hành chính mới, ông không dạy bảo nhiều, chỉ kể lại câu chuyện về những năm tháng gắn bó với vùng đất Thừa Thiên sau ngày đất nước thống nhất. Những ký ức ấy, ông kể để trao truyền một niềm tin: Lớp trẻ hôm nay đủ sức tiếp nối, đủ năng lực viết tiếp chương mới cho miền đất cát trắng, gió Lào.
Sáp nhập Quảng Bình và Quảng Trị không đơn thuần là tái cấu trúc hành chính. Đó là cơ hội cộng hưởng tiềm năng, liền mạch hạ tầng, phát huy thương hiệu vùng. “Khởi đầu nào cũng có vướng mắc, nhưng nếu được tiếp nhận bằng tinh thần tích cực, bằng niềm tin thì những rào cản sẽ chuyển hóa thành động lực. Không phải bằng khẩu hiệu mà bằng chính phẩm chất lặng lẽ đã nuôi dưỡng người miền Trung qua bao thế hệ”, ông Tâm chia sẻ.
Gió Lào vẫn thổi qua dải đất miền Trung. Sự khắc nghiệt của vùng đất đã bồi đắp nên ý chí không ngại xê dịch, không nề hà thay đổi. Hôm nay, tinh thần ấy vẫn tiếp tục chảy trong mạch sống của những người trẻ, bằng hành trang đủ đầy hơn, với niềm tin mạnh mẽ hơn, rằng: Mỗi cuộc đổi thay, nếu xuất phát từ lòng dân, sẽ dẫn lối tới một tương lai rộng mở.
Diệu Hương
QTO - Tại vòng chung kết cuộc thi “Điểm hẹn tài năng” năm 2025 do Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) tổ chức, thí sinh Nguyễn Hoàng Bão Ngọc (sinh năm 2002),...
QTO - Hôm nay 30/6/2025, tại TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của trung ương, của tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ...
QTO - Phải từ 10 năm, thời gian chờ đợi như thế đối với sáng tác văn chương là quá dài. Nhưng trong mong mỏi nó có cái hay của nó, nhà thơ Lê Như Tâm âm...
QTO - Đó là thí sinh Nguyễn Hoàng Bão Ngọc (sinh năm 2002), ở xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh. Hiện Bão Ngọc là sinh viên năm thứ 4, Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng.
VOV.VN - Nhận định ĐT nữ Việt Nam vs ĐT nữ Maldives, kỷ lục về chiến thắng đậm nhất lịch sử đang chờ đợi thầy trò HLV Mai Đức Chung trong trận đấu bắt đầu lúc 19h hôm nay 29/6.
QTO - Hơn 10 năm trở lại đây, nhiều giải thể thao phong trào được tổ chức trên địa bàn Quảng Trị và Quảng Bình đã trở thành điểm hẹn lý tưởng cho các huấn...
QTO - Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, địch phản công ác liệt, trên chiến trường Trị - Thiên, bộ đội ta thiếu vũ khí trầm trọng....
VOV.VN - Giải đấu vừa khép lại tối 25/6 tại Thái Nguyên với kết quả ấn tượng: đoàn Việt Nam dẫn đầu toàn đoàn khi giành tổng cộng 46 huy chương, gồm 14 HCV, 16 HCB và 16 HCĐ.
VOV.VN - Kết quả FIFA Club World Cup 2025TM hôm nay 24/6, Atletico Madrid chính thức dừng bước tại vòng bảng dù đánh bại Botafogo với tỉ số 1-0.
VOV.VN - Việt Nam chính thức được Liên đoàn Khiêu vũ thể thao thế giới (WDSF) trao quyền đăng cai đồng thời Giải vô địch Đông Nam Á và Giải vô địch châu Á, bao gồm nội dung Vô...