Cập nhật: Thứ 6, 28/08/2015 | 07:41 GMT+7

Khởi sắc ở một vùng đất khó

(QT) - Từ năm 2004, khi con đường vào khu phố Khe Lấp, phường 3, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) được cấp phối nhựa, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đi lại, thông thương với bên ngoài, cuộc sống của các hộ dân nơi đây đã từng bước được cải thiện đáng kể. Tận dụng thế mạnh vùng gò đồi, người dân đã phát triển nhiều mô hình kinh tế hiệu quả như trồng rừng, chăn nuôi trâu bò, nuôi ong lấy mật..., góp phần tăng thu nhập, làm giàu chính đáng. Gia đình ông Nguyễn Văn Phượng, Bí thư Chi bộ khu phố Khe Lấp đã lập nghiệp và sinh sống ở mảnh đất này ngót nghét 40 năm. Ông cho biết: “Ngày trước vùng đất đồi này hoang vu không một bóng người, cuộc sống khó khăn bộn bề. Đa phần anh em phải bám trụ chốn này đều là công nhân Lâm trường Đường 9, sống quen với rừng thì gắn bó chứ nhiều người lên đây làm kinh tế mới, không chịu nổi vất vả đều nản bỏ về hết. Có lẽ đó cũng là lý do mà dân số ở đây không ổn định từ ngày đầu thành lập đến giờ, đến thời điểm hiện tại, toàn khu phố cũng chỉ có 35 hộ dân với 109 nhân khẩu. Người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng rừng”.

Mô hình nuôi ong lấy mật được nhân rộng ở khu phố Khe Lấp, phường 3

Trong 10 năm qua, từ khi có chủ trương của Nhà nước về giao đất, giao rừng, khoán đất, khoán rừng trên địa bàn khu phố Khe Lấp, người dân đã mạnh dạn đầu tư, kinh doanh, thâm canh trồng rừng. Toàn địa bàn khu phố Khe Lấp có khoảng 1.227 ha rừng và đất rừng, trong đó có 37 ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng. Diện tích rừng lớn trên địa bàn khu phố chủ yếu là của Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Đường 9 và chủ rừng HTX, số còn lại phần lớn là của người dân khai hoang lập nghiệp từ những năm của thập niên 80. Gia đình ông Phượng cùng với ba hộ dân khác là ông Phan Tiến Tân, Phạm Văn Sãi, Trần Xuân Nghệ thành lập nhóm hộ sản xuất lâm nghiệp tiểu khu 717 - 718 sở hữu hơn 200 ha rừng trồng. Ông Phan Tiến Tân cho biết, bình quân 1 ha rừng trồng keo lai chu kỳ khoảng 6 năm khai thác, thời điểm giá rừng cao cũng cho thu nhập từ 40-60 triệu đồng, thấp nhất cũng lãi được 30 triệu đồng, đây là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình. Ngoài trồng rừng, các hộ dân còn mở rộng chăn nuôi trâu bò, trồng thử nghiệm cây thanh long ruột đỏ, nuôi ong lấy mật. Mô hình nuôi bò đàn của 6 hộ ở khu phố Khe Lấp, phường 3 với quy mô 100 con cho doanh thu đạt khoảng 800 triệu đồng/năm. Với vùng đất khô cằn như Khe Lấp, ít ai nghĩ đến chuyện sẽ trồng được loại cây ăn quả như thanh long, vậy nhưng những đoàn viên trẻ táo bạo dám nghĩ, dám làm của khu phố đã thử nghiệm và thành công với mô hình thanh long ruột đỏ. Tháng 2/2013, khi được cán bộ nông nghiệp tỉnh về tập huấn mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ, chi đoàn khu phố đã đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương được sử dụng 3.000 m 2 đất bỏ hoang gần nhà cộng đồng Khe Lấp để trồng thử nghiệm 200 gốc. Sau hơn một năm, cây đã không phụ công người chăm sóc, cho những mùa quả ngọt với giá trị kinh tế cao. Từ đó, mô hình được nhiều hộ dân trong khu phố học hỏi, hiện có 4 hộ trồng thanh long ruột đỏ với diện tích khoảng 2 ha, cho thu nhập mỗi năm hàng chục triệu đồng/hộ. Tận dụng thế mạnh là nhiều rừng, trong đó phần lớn là cây tràm, hoa tràm cho lượng mật lớn, người dân khu phố Khe Lấp đã sớm tiếp cận với nghề nuôi ong lấy mật. Ông Nguyễn Văn Tửu được coi là người nuôi ong có tiếng hiện nay không chỉ ở khu phố Khe Lấp. Kinh nghiệm và thành công trong nghề ong của ông Tửu được dân nuôi ong từ Bắc chí Nam tìm đến học hỏi. Khởi nghiệp với số vốn ban đầu ít ỏi, đến nay gia đình ông sở hữu 500 đàn ong, cho thu nhập mỗi năm bình quân 400- 500 triệu đồng, thậm chí có năm lên đến cả tỷ đồng. Sản phẩm của gia đình ông chủ yếu nhập cho các công ty thu mua mật từ Bắc đến Nam. Ông cho biết, mỗi năm phải di chuyển đàn ong đi khắp các tỉnh miền Nam để đánh mật chứ không chỉ cố định ở vùng rừng địa bàn này. Nghề ong không chỉ nuôi sống mà đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống gia đình ông Tửu, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động là con em địa phương. Hiện ở khu phố Khe Lấp, nhiều thanh niên trẻ đã thành công với nghề nuôi ong lấy mật như mô hình nuôi ong của Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Cường cho thu hoạch từ 2 đến 3 tấn mật ong mỗi năm, lãi thu được hơn 100 triệu đồng; anh Nguyễn Văn Lập với 150 đàn ong hứa hẹn mang lại thu nhập hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều gia đình áp dụng mô hình kinh tế tổng hợp như trồng rừng, chăn nuôi bò, gà, trồng cây ăn quả, đào ao thả cá với thu nhập từ 50 triệu đồng/năm trở lên. Nhờ biết dựa vào thế mạnh địa phương để phát triển kinh tế mà đến nay, ở khu phố Khe Lấp, 100% gia đình có phương tiện nghe nhìn, đi lại, một số hộ đã đầu tư mua sắm xe ô tô để thuận tiện cho việc làm ăn. Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, người dân Khe Lấp đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt cho công cuộc khai hoang lập nghiệp. Vùng gò đồi Khe Lấp đang thực sự đổi thay từng ngày. Bài, ảnh: THANH TRÚC



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Sức sống mới ở Khe Lấp
22:37 03/05/2023

Được hình thành ngay sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, qua gần nửa thế kỷ phát triển, từ một vùng đất hoang vu và đầy rẫy đạn bom còn sót lại, đến nay khu ...

Nhiều nỗi lo từ chăn nuôi trâu, bò thả rông
22:40 18/02/2025

Đến nay đã có hàng chục con trâu, bò chủ yếu nuôi theo hình thức thả rông của người dân các xã Ba Lòng, Triệu Nguyên, huyện Đakrông bị chết được cơ quan chức ...

Đưa ong đi tìm những mùa hoa
22:05 01/12/2023

Làm nghề nuôi ong lấy mật, những người đàn ông này phải rong ruổi qua bao dặm đường để đưa đàn ong tìm những mùa hoa. Cuộc sống nay đây mai đó cùng những đàn ...

Khởi sắc ở một xã vùng biên giới
22:10 30/11/2023

Từ một xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Hướng Hóa, những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và sự nỗ lực của ...

Hải Lăng được mùa lúa hè thu

Hải Lăng được mùa lúa hè thu
00:40 28/08/2015

(QT) - Vụ hè thu năm nay, trong khi nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Trị phải bỏ hoang nhiều diện tích ruộng không gieo cấy được do hạn hán thì ở Hải Lăng tận dụng hết mọi...

Khát vọng vươn lên từ nghịch cảnh

Khát vọng vươn lên từ nghịch cảnh
20:03 25/08/2015

(QT) - Xuất phát từ hoàn cảnh không may mắn, nhưng những người nghèo khó, những người khuyết tật mà chúng tôi gặp đã nỗ lực vươn lên với khát vọng chiến thắng nghịch cảnh để...

Làm giàu từ mô hình lúa - cá và chăn nuôi

Làm giàu từ mô hình lúa - cá và chăn nuôi
17:09 24/08/2015

(QT) - Sau 6 năm tham gia thanh niên xung phong (TNXP) và nhiều năm làm công nhân thuộc Trạm quản lý thủy nông Bến Hải, năm 1988 ông Trần Đăng Truyền nghỉ hưu, hiện là hội viên...

POWERED BY
Việt Long