
{title}
{publish}
{head}
(NDĐT) - Việc học sinh không mặn mà với môn lịch sử đang diễn ra ngày càng phổ biến hơn trong những năm gần đây. Nhiều ý kiến cho rằng vai trò của người giáo viên rất quan trọng đối với việc khơi dậy niềm yêu thích lịch sử cho các em học sinh.
Một vài ngày trước, tại Quốc Tử Giám, Quỹ Phát triển sử học Việt Nam đã tổ chức trao thưởng cho 130 học sinh đạt giải nhất, nhì, ba học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm học 2014-2015. Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, con số này tuy chưa thấm vào đâu so với lượng sinh viên cả nước, nhưng đó là sự nỗ lực hết mình nhằm động viên, khuyến khích niềm yêu thích, sự hứng thú để nuôi dưỡng niềm đam mê đối với môn Sử của thế hệ trẻ học đường. Việc tuyên dương, trao thưởng cho các học sinh giỏi Lịch sử của Hội sử học Việt Nam trong bốn năm qua là việc làm có ý nghĩa, tuy nhiên phần gốc của vấn đề dạy và học sử hiện nay với nhiều bất cập cũng không thể giải quyết trong một sớm một chiều.
Với số điểm 17/20, Cao Thị Việt Anh (học sinh lớp 12, trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) đạt giải Nhất, đồng thời cũng là thủ khoa trong kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử năm 2015. Việt Anh chia sẻ, nhiều bạn bè của em không có hứng thú với môn Lịch sử vì lượng kiến thức của sách giáo khoa rất lớn, cho rằng Lịch sử là môn học thuộc, không có ứng dụng thực tiễn. Bên cạnh đó, nhiều bố mẹ định hướng cho các con theo các môn Toán – Lý – Hóa – Anh văn để có thể kiếm được một công việc ổn định sau này.
Việt Anh cho biết mình may mắn vì khi vào lớp 10 trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, cô giáo dạy sử của lớp em đã khơi gợi cho em và các bạn niềm yêu thích lịch sử nhờ những câu chuyện sinh động chứ không phải là những con số ngày tháng khô khan. Từ đó em đam mê những câu chuyện lịch sử và nhận thấy lịch sử chính là câu trả lời để khẳng định rõ ràng nhất chủ quyền của một đất nước, là thước đo quan trọng để đo đạc ý nghĩa của một quốc gia. Càng học em lại càng yêu thích môn Lịch sử và mong muốn sau này có thể nghiên cứu sâu hơn về lịch sử.
Cô giáo Nguyễn Thị Lĩnh - người “truyền lửa” đam mê môn Lịch sử cho Việt Anh cho rằng, để học sinh có đam mê học sử, vai trò đầu tiên, quan trọng nhất chính là người giáo viên phải truyền được đam mê, niềm yêu thích đối với lịch sử cho các em học sinh thông qua việc tổ chức các tiết học lý thú. “Chương trình lớp 10, lớp 11 còn nặng về kiến thức, giáo viên cần phải chọn lọc các kiến thức cần thiết, khắc sâu bằng hệ thống câu chuyện, kiến thức thực tiễn liên quan. Cần “gỡ” cho các em áp lực thi cử, không phải học để thi mà cho các em học sinh thấy được học bởi vì yêu thích, để hiểu thêm về lịch sử của dân tộc, để hiểu biết xã hội của mình. Nhiều bài học lịch sử có tính giá trị thực tiễn rất cao, thông qua sự dẫn dắt của thầy cô, học sinh sẽ hiểu được mối quan hệ sâu sắc giữa lịch sử và thực tiễn hiện nay”, cô Lĩnh nói.
Cũng được vinh danh trong Lễ trao thưởng lần này, em Nguyễn Thị Hương, học sinh trường THPT Chuyên Bắc Ninh, giải Nhất HSG Quốc gia môn Lịch sử cho biết, đối với em Lịch sử không chỉ đơn thuần là một môn học, mà đó là sự yêu thích lớn. Trong xã hội hiện đại, con người dường như hối hả hơn với nhịp sống, ít có thời gian để nói chuyện lịch sử, đa số các bạn học sinh thường băn khoăn khi lựa chọn học sử bởi vì Lịch sử không phải là môn thi bắt buộc giống Toán, Văn, và học Lịch sử cũng không có nhiều lựa chọn cho nghề nghiệp sau này.
“Thế hệ trẻ bọn em không hề quay lưng lại với lịch sử, nhưng để nuôi dưỡng tình yêu với lịch sử, em mong muốn các thầy cô, các Giáo sư đầu ngành, mong Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử trong trường phổ thông, việc lựa chọn các môn học, môn thi để bộ môn lịch sử trở nên hấp dẫn hơn, gần gũi hơn với chúng em. Để mỗi người trẻ được nuôi dưỡng truyền thống ngay khi ngồi trên ghế nhà trường”, Hương bày tỏ.
Cũng đồng tình với mong muốn này, PGS.TS Hà Đình Đức, thành viên Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh, không thể trách học sinh không yêu sử khi chương trình hiện nay còn nặng kiến thức, dày đặc sự kiện, số liệu, phương pháp dạy truyền thụ một chiều, thiếu sinh động, đòi hỏi học thuộc. Bởi vậy, theo ông, cần phải giảm tải các số liệu, có điều tra xã hội học các em muốn cái gì, thích cái gì, tăng cường các kênh hình, các phương pháp giảng dạy sinh động để tiết học sinh động, thu hút hơn.
AN NGUYÊN
Với phương pháp giảng dạy luôn đổi mới và lấy học sinh làm trung tâm, cô Trần Thị Đào (42 tuổi), giáo viên Trường Phổ thông liên cấp, Cao đẳng Sư phạm Quảng ...
Với phương châm “học đi đôi với hành”, những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thị xã Quảng Trị đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đẩy ...
Những ngày tháng Tư lịch sử, bộ phim “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên được khởi chiếu trên toàn quốc đã nhanh chóng trở thành ...
Nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong thế hệ trẻ, TP. Đông Hà đã xây dựng đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến ...
Từng không mấy mặn mà với lịch sử nhưng em NGÔ VĂN LÃM, trú tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, đã có sự thay đổi tích cực kể từ khi dành thời gian, tình ...
“Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Chung, giáo viên bộ môn Ngữ văn là một người tâm huyết, trách nhiệm, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, bằng tình ...
Vì nhiều lý do, gần đây, một số bạn trẻ không mấy mặn mà với công việc “trồng người”. Trước thực tế ấy, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt ...
Nằm ở địa bàn xã miền núi, biên giới đặc biệt khó khăn nhưng thời gian qua, Trường Tiểu học và THCS xã A Ngo, huyện Đakrông vẫn tổ chức, duy trì được nhiều ...
QTO - Để tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trong đảm bảo trật tự, ATGT, lực lượng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị đã quyết liệt triển khai đợt cao điểm nâng...
QTO - Quảng Trị có trên 126.000 ha rừng tự nhiên, trong đó có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp với các...
(TT) - Gần đây, người ta còn tiêm thuốc an thần Prozil cho heo trước khi vận chuyển đến nơi giết mổ hoặc trước khi giết mổ.
(NDĐT) - Giáo dục di sản là một trong những phương pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông góp phần...
(SGGP) - Đây là đề xuất đáng chú ý của Bộ Y tế trong dự thảo Luật Dược sửa đổi nhằm khắc phục những bất cập của Luật Dược 2005 hiện hành. Theo đó, Bộ Y tế đề xuất việc quảng...
(TT) - Chỉ một chút sơ suất, hai đứa trẻ bị ngạt nước, trong đó có một bé nguy cơ để lại di chứng.
(SGGP) - Trong tiết học Văn lớp 8 ở một trường THCS trên địa bàn TPHCM, giáo viên ra đề làm văn nghị luận xã hội với chủ đề “Học sinh nói chuyện trong giờ học”.
(TT) - Bộ GD-ĐT thông báo tuyển 296 ứng viên đi học ĐH và thạc sĩ ở nước ngoài theo đề án 599 (đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2020) năm 2015.