Cập nhật:  GMT+7

Khám sức khỏe tiền hôn nhân góp phần nâng cao chất lượng dân số

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là một trong những hình thức sàng lọc trước sinh quan trọng, giúp nam, nữ thanh niên trong độ tuổi kết hôn chuẩn bị về sức khỏe cho cuộc sống gia đình, sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc nhận thức và thực hành tìm kiếm dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn của thanh niên trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn rất hạn chế.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân góp phần nâng cao chất lượng dân số

Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân cho thanh niên xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh - Ảnh: T.N

Theo số liệu thống kê của Chi cục Dân số tỉnh Quảng Trị, năm 2023, số lượng nam, nữ kết hôn trên địa bàn toàn tỉnh là 3.353 người. Tuy nhiên, chỉ có 703 người thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân, chiếm tỉ lệ 20,9%. Nhiều thanh niên trong độ tuổi lập gia đình chưa quan tâm việc khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Nguyên nhân là do thiếu hiểu biết về vấn đề này. Trong đó có nhiều người quan niệm đây là vấn đề tế nhị nên sợ bạn bè, người thân dị nghị; một số người khi đề cập đến vấn đề này thì sợ vợ hoặc chồng tương lai cho rằng không tin tưởng nhau, ảnh hưởng đến tình cảm lứa đôi.

Bên cạnh đó, cũng có người cân nhắc về chi phí vì gói dịch vụ y tế này không nằm trong danh mục bảo hiểm y tế chi trả. Vì tâm lý né tránh, chủ quan không khám sức khỏe tiền hôn nhân nên có những cặp vợ chồng sinh con bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Nhiều năm nay, gia đình chị N.T.M. ở huyện Gio Linh kiệt quệ vì hành trình theo đuổi điều trị căn bệnh tan máu bẩm sinh cho con gái. Ngay từ khi mới sinh ra, bác sĩ đã chẩn đoán con gái chị là cháu N.Đ.T. bị mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Năm nay T. 7 tuổi nhưng cơ thể gầy gọc, xanh xao, thường xuyên đi viện truyền máu, thải sắt.

“Sức khỏe yếu, cháu không thể phát triển và tham gia các hoạt động như bạn bè đồng trang lứa, kể cả việc đi học. Sau này tìm hiểu chúng tôi mới biết là căn bệnh này có thể phòng tránh được nếu đi khám sức khỏe trước khi lấy nhau. Lúc đó bác sĩ sẽ phát hiện trong vợ chồng tôi ai là người mang gen bệnh để tư vấn, hướng dẫn cách điều trị trước khi sinh con. Tôi luôn hối hận vì điều này”, chị M. chia sẻ.

Theo ông Trần Văn Chấp, Trưởng Phòng Dân số, Chi cục Dân số tỉnh Quảng Trị, nam nữ trong độ tuổi kết hôn nên đi khám tầm soát sức khỏe trước khi cưới 3 - 6 tháng. Bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm đánh giá các chỉ số cơ thể, nắm tiền sử bệnh để tư vấn cách điều trị kịp thời các bệnh liên quan về sức khỏe sinh sản cho cả nam và nữ.

Có một số xét nghiệm quan trọng về các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan B, viêm gan C... Đây là những bệnh tồn tại suốt đời mà nếu không được kiểm soát đúng cách có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hôn nhân. Hay một số bệnh di truyền như máu khó đông, tan máu bẩm sinh (thalassemia), hồng cầu hình liềm... đều là những bệnh có nguy cơ cao truyền sang con cái.

Cũng theo ông Chấp, việc truyền thông cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ về tầm quan trọng của khám sức khỏe tiền hôn nhân thực sự cần thiết. Từ việc hiểu về lợi ích, đối tượng trong độ tuổi lập gia đình sẽ thay đổi nhận thức, tự nguyện tham gia khám sức khỏe trước khi kết hôn tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình.

Tuy nhiên, hiện nay, lực lượng đoàn viên, thanh niên ở các địa phương hầu hết đều đi học hoặc làm việc xa nhà. Vì thế, rất khó để tập hợp đúng đối tượng cần tuyên truyền về dân số, kế hoạch hóa gia đình nói chung, khám sức khỏe tiền hôn nhân nói riêng ở cơ sở.

Bên cạnh đó, mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân trên địa bàn tỉnh chưa phát triển. Tại các cơ sở y tế chưa có phòng khám, tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân riêng mà dịch vụ này thường nằm chung trong các khoa phòng chuyên môn của bệnh viện.

Trước đây, tỉnh Quảng Trị có 170 câu lạc bộ (CLB) tiền hôn nhân, tuy nhiên do ít đối tượng tham gia và thiếu kinh phí hoạt động nên từ năm 2021, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức kiện toàn, sắp xếp lại các CLB tiền hôn nhân ở cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình này. Theo đó, hiện toàn tỉnh có 50 CLB tiền hôn nhân tại 50 xã, phương, thị trấn.

Theo Kế hoạch mục tiêu chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Chi cục Dân số tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu năm 2024, tăng tỉ lệ số nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân 10% so với năm 2023.

Mục tiêu cụ thể, 100% trạm y tế xã bố trí địa điểm, nhân lực để thực hiện dịch vụ tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân tại trạm y tế xã; 90% cơ sở y tế công lập tuyến tỉnh và tuyến huyện triển khai dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân; 100% xã thuộc địa bàn chiến dịch đạt chỉ tiêu thực hiện tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân năm 2024.

Để đạt mục tiêu trên bên cạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức thông qua các CLB tiền hôn nhân cần có hoạt động tư vấn, vận động trực tiếp tại hộ gia đình có đối tượng nằm trong độ tuổi kết hôn thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số.

Chú trọng hoạt động tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân tại các trạm y tế xã và dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân tại cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện. Đồng thời khuyến khích các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe cho thanh niên trước khi kết hôn với danh mục kỹ thuật dịch vụ được quy định rõ ràng, mức giá hợp lý.

Thủy Ngọc

Tin liên quan:
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân góp phần nâng cao chất lượng dân số
    Góp phần nâng cao chất lượng giống nòi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (HNCHT), thời gian qua, các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ. Thông qua nhiều cách làm hay, thiết thực, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn ngày càng giảm đáng kể, giúp người dân thay đổi nhận thức, hành vi, cùng chung tay đẩy lùi tảo hôn và HNCHT, góp phần nâng cao chất lượng giống nòi, thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.

  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân góp phần nâng cao chất lượng dân số
    Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ

    Là 1 trong 30 địa phương của cả nước được thụ hưởng Chương trình phân phối bếp đun tiết kiệm năng lượng, bình lọc nước vì cộng đồng và biến đổi khí hậu do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Thương mại INTRACO hỗ trợ, trong năm 2022, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã tiếp nhận và cấp phát miễn phí 30.000 bếp đun, 12.100 bình lọc nước cho hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn của 10 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh.


Thủy Ngọc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nước mắt người cha

Nước mắt người cha
2024-06-15 06:00:00

QTO - Sinh ra, lớn lên giữa muôn vàn khó khăn, hoàn cảnh đã tôi rèn anh Nguyễn Đức Tỉnh (sinh năm 1972), trú tại khu phố Tây Trì, Phường 1, TP. Đông Hà trở...

Trưởng công an xã hết mình với công việc

Trưởng công an xã hết mình với công việc
2024-06-15 05:35:00

QTO - Thiếu tá Nguyễn Minh Ngọc, Trưởng Công an xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, là một trong 63 cán bộ công an xã, thị trấn đại diện cho gần 54.000 cán bộ công...

Hiến tiểu cầu cứu người bệnh lúc nguy nan

Hiến tiểu cầu cứu người bệnh lúc nguy nan
2024-06-14 05:35:00

QTO - Xác định hiến máu toàn phần và đặc biệt hiến tiểu cầu cứu người lúc nguy nan là một nghĩa cử cao đẹp, là dịp để trao gửi yêu thương, sự sẻ chia trong...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết