{title}
{publish}
{head}
Hơn mười năm qua, người ta biết đến ông Nguyễn Viết Hải là Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải - một doanh nghiệp lớn tại tỉnh Quảng Bình với những con đường bền đẹp và chất lượng được xây dựng khắp cả nước. Nhưng ít ai biết rằng, hai tiếng quê hương Quảng Trị vẫn đau đáu trong thẳm sâu cõi lòng của vị chủ tịch tập đoàn này.
Giữa năm 2022, ông Hải đã bỏ ra tổng cộng 40 tỉ đồng xây dựng một bản làng mới với 56 ngôi nhà kiên cố cho các hộ dân vùng có nguy cơ sạt lở, ngập lụt chia cắt của xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, kèm sinh kế lâu dài như ruộng nước, bò giống và gạo ăn trong 3 năm đầu. Ông nói đây là lúc ông “trả nghĩa” cho quê hương mình.
Món quà nghĩa tình của ông Nguyễn Viết Hải và Tập đoàn Sơn Hải với người dân vùng sạt lở xã Hướng Lập - Ảnh: THIÊN PHONG
Hành trình “trở về”
Tôi may mắn được tiếp xúc nhiều với ông Nguyễn Viết Hải khi ra công tác tại Quảng Bình. Ở tuổi 58, ông vẫn giữ được nét mạnh mẽ, cương trực và bản lĩnh trên khuôn mặt. Cũng như chất lượng những con đường mà Tập đoàn Sơn Hải làm, ông chọn cho mình cách bắt đầu câu chuyện bằng chữ tín.
Ông bắt đầu bằng việc kể về quê hương chứ không phải nói về những công trình ngàn tỉ mình đang làm khắp nước. Và trong câu chuyện quê hương ông nhắc đến, thì hai tiếng Quảng Trị luôn hiện ra như một phần quan trọng trong cuộc đời. “Đó là nơi quê cha đất tổ, nên dù bận theo công trình ở đâu thì tháng nào tôi cũng sắp xếp để về hương khói một lần”, ông Hải kể.
Nơi mà ông Hải nhắc đến đó là mảnh đất Trung Sơn, thuộc huyện Gio Linh. Đây là nơi mà ông nội và cha ông từng gắn bó trước khi chuyển ra sinh sống ở thôn Sen, xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông Hải kể mình sinh ra và lớn lên tại đây, nên khi nhỏ chưa hiểu nhiều về Quảng Trị. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, ông về công tác ở Phòng Hậu cần, Công an tỉnh Quảng Bình.
Là người con Quảng Trị xa quê, ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải rất nặng lòng với quê hương - Ảnh: THIÊN PHONG
Đến năm 1996, ông Hải xin về theo chế độ 176 để thành lập công ty kinh doanh. Trước khi thành lập Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Sơn Hải vào năm 1998, ông Hải đã có 2 năm kinh doanh dưới dạng hộ kinh doanh cá thể Bắc Lý, Đồng Hới, Quảng Bình. Trong quá trình kinh doanh, ông Hải và Tập đoàn Sơn Hải đã nhận được nhiều huân chương, huy chương, bằng khen. Trong đó có Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2019); bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2003); bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (năm 2015)...
Những món quà trong hội báo xuân Như tiếp nối câu chuyện nghĩa tình, liên tục ba năm qua, Tập đoàn Sơn Hải luôn góp mặt trong hội báo xuân của Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị. Tại những dịp này, tập đoàn luôn dành tặng 10 -20 suất quà (mỗi suất 500 ngàn đồng) để cùng với Hội Nhà báo tỉnh tặng cho học sinh nghèo hiếu học. |
Dù Tập đoàn Sơn Hải được nhắc đến rất nhiều trên truyền thông, nhưng cá nhân ông Hải lại là người khá kín tiếng, hiếm khi xuất hiện trên báo chí để nói về các thành tựu của doanh nghiệp cũng như bản thân nên không nhiều người biết ông là người gốc Quảng Trị.
Khi đủ lớn để hiểu thấu hai chữ quê hương, cũng là khi ông tìm về gốc gác của mình .
“Trả nghĩa” cho quê hương
Tháng 8/2024, Tập đoàn Sơn Hải khánh thành và bàn giao 56 ngôi nhà kiên cố để tặng những hộ dân ở vùng có nguy cơ sạt lở cao của xã Hướng Lập. Những ngôi nhà này được xây thành một bản làng mới nằm trên một triền đồi khá vững chãi.
Tổng số tiền đầu tư cho ngôi làng này là 40 tỉ đồng, gồm cả việc xây nhà, xây trường tiểu học, trường mầm non, nhà sinh hoạt cộng đồng. Kèm thêm phòng ở cho giáo viên và có nhà vệ sinh khép kín.
Tập đoàn Sơn Hải còn tặng sinh kế cho người dân khi di dời ra bản mới. Hai khu vực ruộng lúa bậc thang có diện tích 7,59 ha đã được phủ đất mùn làm đất tầng mặt cũng đã được đơn vị này hoàn thành để dân bản có thể tự trồng lúa. Ngoài ra, mỗi hộ còn được tặng một con bò, 1 ti vi kèm mạng wifi. Tập đoàn này còn hỗ trợ gạo ăn cho dân bản trong 3 năm đầu.
Ông Hải kể nhiều năm trước, khi đi dọc vùng núi Quảng Trị, ông từng chứng kiến cảnh người dân các bản làng xa xôi của những xã dọc biên giới thường vô cùng bất an khi mùa mưa lũ đến. Nước sông suối chỉ cần một trận mưa là dâng lên ngập hết các con đường vào bản. Mỗi lần đau ốm là dân bản phải thay nhau cáng người bệnh ra trạm y tế. Nếu mưa bão dài ngày thì lương thực cũng thiếu trước hụt sau. Thậm chí nhiều bản “trắng” sóng điện thoại. Không có ti vi, mạng internet để tiếp cận với đời sống văn minh.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và Tập đoàn Sơn Hải cắt băng khánh thành thôn Nghĩa tình Sơn Hải - Ảnh: THIÊN PHONG
Tình cảnh người dân càng gian nan hơn khi năm 2020, đợt mưa dài ngày khiến nhiều nơi ở các xã vùng Bắc Hướng Hóa xảy ra sạt lở. Nhiều người bị vùi lấp, khung cảnh tràn ngập đau thương. Đặc biệt là bản Cuôi của xã Hướng Lập, là bản làng xa nhất và thường xuyên bị chia cắt nhất khi mưa lũ.
Thời điểm giữa năm 2021, UBND tỉnh Quảng Trị đã có chủ trương di dời toàn bộ người dân bản Cuôi ra vị trí gần trung tâm xã hơn để chấm dứt việc bị chia cắt và tiếp cận với văn minh, trường học, y tế. Đó cũng là lúc ông Hải bắt đầu nghĩ đến chuyện phải giúp bà con xây dựng một nơi ở mới khang trang và an toàn hơn khi mưa bão. Đến đầu năm 2022, ông cùng Tập đoàn Sơn Hải bắt tay vào việc xây dựng làng mới cho các hộ dân. Bỏ ra một khoản tiền rất lớn, nhưng ông luôn thấy thoải mái trong lòng vì việc mình làm là việc nghĩa, việc tình. Ông đặt tên cho bản làng mới này là thôn “Nghĩa tình Sơn Hải” như khẳng định đây là một công trình của nghĩa tình, hoàn toàn không gắn với bất kỳ lợi ích kinh tế nào.
Sau 2 năm xây dựng, hình hài bản làng mới đã hoàn thiện. Ngày bàn giao nhà cho 56 hộ dân, trước sự chứng kiến của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hải đã nói lên “tiếng lòng” của mình với quê hương Quảng Trị.
Thời điểm đó, ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (nay là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) kể từ 7 năm trước trong một cuộc gặp, ông Hải đã đưa ra ý định làm một công trình gì đó cho Quảng Trị như để “trả nghĩa” cho quê hương. Và giờ đây, nghĩa tình đó đã trở thành hiện thực. Với riêng ông Hải, đây chưa phải là lần “trả nghĩa” cuối cùng.
“Tôi có “bay” xa đến nơi nào thì quê cha đất tổ vẫn là cội nguồn gốc rễ. Đó vẫn là nơi tôi sẽ trở về”, ông Hải chia sẻ.
Thiên Phong
QTO - Chị lặng lẽ làm việc, cống hiến hết mình để được nhìn thấy thành quả từnhững phong trào của hội viên, của Nhân dân nơi mình phụ trách. Những cống...
QTO - Năm 2024 được coi là một năm “bùng nổ” của ca sĩ Tùng Dương với những sản phẩm âm nhạc ghi dấu trong lòng công chúng. Đặc biệt, vào hai tháng cuối...
QTO - Vào trưa ngày 7/7/1997, một câu chuyện có sức lan tỏa sâu rộng trong ngành giáo dục và đào tạo cũng như cả nước, đó là tình huống cô giáo Trần Thị...
QTO - Thành phố Đông Hà cũng như mọi miền quê khác ở Quảng Trị đang rực rỡ sắc màu mừng Đảng, mừng Xuân cùng nhiều niềm vui, kỳ vọng về chặng đường phát...
QTO - Trong ngày nắng đẹp hiếm hoi của tháng chạp năm Giáp Thìn, tôi đi dọc theo con đường bê tông đê tả Bến Hải để tìm về những vùng đất anh hùng của Vĩnh...
QTO - Tuy mỗi người một hoàn cảnh, công việc, tính cách... nhưng anh Nguyễn Phi Bảo, Thượng tá Nguyễn Văn Hồng và Nhà giáo ưu tú Trần Thị Châu lại gặp nhau...
QTO - Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động vui...
QTO - Những năm qua, phong trào xây dựng nhà đại đoàn kết giúp người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn luôn được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị quan...
QTO - Đón năm mới 2025 và tết Ất Tỵ, người dân thành phố Đông Hà đang hân hoan bởi thành phố vừa được “nâng tầm” lên đô thị loại II. Một đô thị ở phía Đông...
QTO - Những ngày giáp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ thành phố Đông Hà xuôi về phía mặt trời mọc đã cảm nhận được sự nhộn nhịp, phấn khởi, tươi vui của...
QTO - Một mùa xuân mới lại về với không khí rộn rã trên khắp mọi nẻo đường. Hòa cùng sinh khí của đất trời đang chuyển mình vào xuân, tỉnh Quảng Trị đã và...