{title}
{publish}
{head}
Xác định công tác dân tộc và chính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thời gian qua, huyện Đakrông tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ vậy, mặt bằng dân trí, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân từng bước được nâng lên, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.
Tư vấn chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Đakrông - Ảnh: N.T
Đakrông là huyện nghèo, hộ đồng bào DTTS chiếm 78,6%. Đời sống đồng bào DTTS vẫn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí nhìn chung còn thấp. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào DTTS vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.
Ngay sau khi Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới được ban hành, Ban Thường vụ Huyện Đakrông tổ chức các hội nghị phổ biến, quán triệt Kết luận 65-KL/TW và các văn bản liên quan của cấp trên cho các cấp đảng, đội ngũ cán bộ chủ chốt và đảng viên trong toàn Đảng bộ, phổ biến tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân.
Bên cạnh đó, tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương những gương điển hình thực hiện công tác dân tộc. Tăng cường việc phối hợp thực hiện các công tác dân tộc, dân vận của các cấp, ngành ở địa phương... Tập trung đổi mới công tác dân tộc cả về nội dung vàphương thức hoạt động, sát dân, hướng vào phục vụ Nhân dân.
Trong giai đoạn 2019-2024, huyện tập trung thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn huyện hơn 1.555 tỉ đồng, trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản 908 tỉ đồng, vốn khác 647 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện, trường học, trạm y tế, nhàvăn hóa sinh hoạt cộng đồng, các dự án đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân... thông qua đó, thúc đẩy KT-XH phát triển, góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân.
Các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ các chương trình mục tiêu quốc gia đã hỗ trợ người dân đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: thực hiện hỗ trợ máy móc, công cụ, giống cây trồng, vật nuôi,... Qua đó, dần thay thế những phương thức sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả; nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Công tác quy hoạch được chú trọng, huyện đã thực hiện nhiều đồ án quy hoạch, trong đó các đồ án quan trọng đang triển khai như: Quy hoạch chung đô thị mới Tà Rụt, huyện Đakrông đến năm 2045; Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông đến năm 2035.
Huyện cơ bản hoàn thành công tác định canh, định cư, sắp xếp, bố trí ổn định cho 50 hộ di cư không theo quy hoạch ở xã Tà Rụt. Tiếp tục triển khai thực hiện 3 dự án định canh, định cư tập trung tại 3 xã: A Vao, Tà Long và Hướng Hiệp để sắp xếp, di dời, bố trí hộ DTTS đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục được đầu tư xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. 100% trường, lớp học được kiên cố hóa; 100% nhà ở công vụ cho giáo viên và ký túc xá cho học sinh ở những nơi cần thiết được xây dựng; trên 98,75% học sinh trong độ tuổi được đến trường.
Chất lượng nguồn nhân lực là người DTTS trong độ tuổi lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn được nâng lên. Trên 76,5% người DTTS trong độ tuổi lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, trong đó có khoảng 34,73% được đào tạo nghề. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở không ngừng được xây dựng, củng cố và kiện toàn, đảm bảo tốt hơn cho công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân.
Huyện còn thực hiện tốt các chính sách về bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch, thông tin tuyên truyền đối với đồng bào vùng DTTS. Trong đó, chú trọng bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc; huy động nguồn lực để đầu tư hạ tầng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được các cấp, ngành quan tâm thực hiện. Trong 5 năm qua, có 5.278 lao động được giải quyết việc làm, trong đó hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài 209 người; tổ chức đào tạo nghề cho 1.766 lao động nông thôn, trong đó dạy nghề nông nghiệp 1.427 lao động, phi nông nghiệp 349 lao động.
Tăng cường công tác phát triển đảng viên trong đồng bào DTTS, từ năm 2019 đến nay, toàn huyện phát triển 241/509 đảng viên mới; 100% thôn, bản có chi bộ đảng... Thông qua việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc, các công trình cơ sở hạ tầng đầu tư ở huyện phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất của đồng bào DTTS từng bước được cải thiện và nâng cao; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường; AN-QP được giữ vững. Bình quân mỗi năm, giảm 5,3% hộ nghèo; đảm bảo thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2024 đạt khoảng 41 triệu đồng/người/năm...
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, huyện tiếp tục cụ thể hóa Kết luận số 65-KL/TW, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS một cách bền vững. Khai thác tiềm năng, phát huy hiệu quả lợi thế của vùng, bảo vệ môi trường và không gian sinh sống của đồng bào DTTS.
Rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập giữa vùng đồng bào DTTS và miền núi so với vùng đồng bằng; cải thiện đời sống và nâng cao sinh kế của Nhân dân, chú trọng thu hút các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, kết nối với các vùng phát triển. Tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ động phát hiện những vi phạm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết kiến nghị của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chính sách dân tộc. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục thực hiện tốt công tác giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa, lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS.
Kăn Sương
QTO - Đảng bộ tỉnh Quảng Trị là một trong những Đảng bộ được thành lập sớm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (21/4/1930) và là tỉnh đầu tiên ở Trung Kỳ...
QTO - Qua 10 năm thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “phối hợp giữa các bộ, ngành, UBND các cấp với các cấp Hội Nông dân...
QTO - Tết cổ truyền của dân tộc năm 2025 đang đến gần, để bảo đảm an toàn tuyệt đối về an ninh trật tự cho Nhân dân trên địa bàn thị xã vui xuân, đón Tết,...
VOV.VN - Chuyến thăm Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính thể hiện quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước trong việc không ngừng làm sâu sắc và vun đắp...
QTO - Năm nay, xuân mới dường như đến sớm với tuổi trẻ Quảng Trị. Mới đây, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh vừa được Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí...
QTO - Nhiều năm nay, màu áo xanh tình nguyện đã kết nối duyên tình giữa tuổi trẻ Quảng Trị với cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và người dân nhiều...
QTO - Giải quyết các kiến nghị của cử tri và Nhân dân về những bức xúc, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án ở cơ sở,...
QTO - Xác định diễn đàn sinh hoạt chi bộ có ý nghĩa quan trọng để đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, ngay từ đầu năm 2024, trên cơ sở hướng dẫn...
QTO - Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự (NVQS), những quân nhân xuất ngũ trở về địa phương đã đem hết nhiệt tình, trách...
(QĐND) - Cách đây vừa tròn 46 năm, vào ngày 7-1-1979, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang của Mặt...
BPO - Tối 5-1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phước Long (6-1-1975 - 6-1-2025) và đón nhận...